Trạng nguyên Lương Thế Vinh người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định) thuở còn nhỏ đã tỏ ra hài hước, hóm hỉnh và khôn ngoan.
1. Chú bé láu lỉnh
Có lần, người bố là Lương Thế Thiện đi vắng, chủ nợ đến đòi tiền, thấy cậu bé Vinh đang chơi trò nặn đất ở sân, liền hỏi:
- Bố mẹ đi đâu?
Vinh làm thinh không trả lời. Chủ nợ hỏi lại, cậu mới đáp:
- Bố, mẹ tôi đã đi khắc có việc, ông hỏi làm gì?
Chủ nợ cứ gặng hỏi đi đâu, bao giờ về... Cuối cùng, Vinh mới trả lời, giọng tỉnh khô:
- Bố tôi đi giết một người sống. Mẹ tôi đi cứu một người chết.
Chủ nợ ngơ ngác, không hiểu đầu đuôi thế nào, nên cứ hỏi mãi. Thấy Vinh im lặng, chủ nợ dỗ:
- Nếu mày nói thật, ta sẽ trừ cho khoản nợ trước kia bố mẹ mày vay.
Bấy giờ Vinh mới vui vẻ đáp:
- Nếu vậy thì ông in ngón tay vào bánh đất này để làm bằng.
Người chủ nợ vì tò mò muốn biết, nên cũng thử chiều ý cậu bé xem sao.
Lúc ấy Vinh mới vừa mỉm cười, vừa nói:
- Bố tôi đi nhổ mạ. Mẹ tôi đi cấy lúa!
Lúc này chủ nợ mới vỡ lẽ, trong lòng thầm thán phục Lương Thế Vinh là đứa trẻ khôn ngoan.
Ngày hôm sau chủ nợ lại đến đòi. Bố mẹ Vinh chưa biết nói sao, thì Vinh đã giơ đồ chơi bằng đất cho mọi người xem và nói:
- Hôm qua ông đã hứa xoá nợ cho nhà tôi rồi kia mà? Dấu tay ông in còn đây này?
Người chủ nợ giật mình, nói với ông Thiện:
- Tôi mừng cho ông bà có cháu bé rất thông minh. Tôi xin biếu khoản nợ để gia đình lo cho cháu học sớm, sau này chắc thế nào cũng chiếm được khôi nguyên.
Từ đó cậu bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là “Thần đồng làng Hương”.
2. Trạng Lường
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” (2) nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:
“ Trước thời cho biết cách đo lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao - thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.
Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí Pitago về cạnh tam giác vuông a2 + b2 = c2 chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất, là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:
- Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.
Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng...
Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên
Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:
- Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?
Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:
- Vâng, đúng vậy!
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:
- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
- Được ạ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
Sứ Tàu phì cười, nói:
- Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”
- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.
Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.
Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:
- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.
Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
Theo: edu.goonline.vn
View more random threads:
Trí tuệ Lương Thế Vinh, vì sao gọi là Trạng Lường?Tào Tháo – “Gian hùng chi mê”Lịch sử Quảng NamAnh hùng dân tộc Trương ĐịnhÝ nghĩa của tên gọi Hà NộiCách mạng tháng 8 và người trí thứcHoàng Sa quần đảo vàng bị xâm chiếmNhững Chuyện chưa ai kể về Bác HồLịch sử tỉnh Quảng Bình.Cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ đảo Cồn Cỏ trong những...var pageOptions = { 'webId' : 535, 'category' : 0 }; var adblock = { 'adblock1' : { 'divIdShow' : 'adVatgia_block_1', 'numAd' : 3, 'typeShow' : 1, 'style' : {'width' : 950} } }; new vatgiaAd(pageOptions, adblock).Ads(); Nguồn: http://diendankienthuc.net. Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ
Thứ Sáu, ngày 18/11/2011, 09:39
(giao duc) - Những bộ óc tuyệt vời nhất của trường đại học Việt Nam đang bị dùng vào một việc rất nhỏ là mưu sinh để tồn tại. Đó là lý do TS Nguyễn Thị Từ Huy quyết định từ bỏ công việc dạy học để chuyển sang làm việc ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục (Institute for Research on Educational Development), gọi tắt là “Viện IRED”, một công việc cho phép chị tiếp tục đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam.
PV có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Từ Huy, người lấy bằng tiến sĩ văn chương của ĐH Paris 7 về hình ảnh của người thầy đại học ngày nay.
Vì sao chị rời bỏ nghề giảng viên để chuyển sang làm nghiên cứu giáo dục?
Làm giảng viên, để có thể sống được, tôi buộc phải đi dạy quá nhiều, không có thời gian cho công việc nghiên cứu. Qua các giờ giảng cho bậc cao học và nghiên cứu sinh mà tôi từng tham dự ở Pháp, phát hiện quan trọng nhất của tôi là: giảng viên không truyền thụ kiến thức, giảng viên làm công việc sản xuất ra kiến thức (nghiên cứu). Bài giảng là các nghiên cứu mới của họ, không lặp lại của người khác, và không lặp lại chính họ. Ở trình độ cử nhân, có những loại bài giảng nhằm tổng hợp kiến thức hoặc diễn giải phân tích các tác, giả tác phẩm kinh điển.
Tuy nhiên, xem xét kỹ ta thấy các diễn giải đó đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân của người giảng dạy. Viện IRED sẽ cho tôi cơ hội gắn bó với công việc nghiên cứu mà tôi yêu thích, và hơn cả yêu thích, nghiên cứu là điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện. Có hiện tượng nào trong đời sống có thể đạt chất lượng cao, đạt hiệu quả mà không cần tới sự nghiện cứu không? Tôi nghĩ muốn phát triển giáo dục cần có những nghiên cứu cẩn thận.
Những giảng viên ĐH hiện nay có thể coi là nguồn trí thức rất quan trọng của đất nước, nhưng theo chị, họ có đang được sử dụng đúng với tiềm năng của họ? Phải chăng chúng ta đang không để cho “những bộ óc mạnh nhất, những bộ óc tuyệt vời nhất phải được dùng để giải quyết các vấn đề lớn nhất” (Bill Gate) mà diễn ra tình trạng ngược lại như chị từng phát biểu: “nhiều trí tuệ mạnh đã chỉ được sử dụng để giải quyết những việc rất nhỏ nhặt, đôi khi buộc phải dùng chỉ để giải quyết vấn đề mưu sinh cá nhân mà thôi”?
Đa số những đồng nghiệp trẻ của tôi, những sinh viên xuất sắc được giữ lại làm việc ở các trường đại học đều là những người rất có năng lực. Nhưng năng lượng của họ, chất xám của họ, trí tuệ của họ phần lớn bị tiêu dùng vào việc làm thế nào để tồn tại, bởi vì đồng lương không cho phép họ tồn tại, thậm chí chỉ tồn tại ở mức độ tối thiểu."Nếu giảng viên đại học của chúng ta có mức lương đủ sống, điều kiện làm việc tương tự thì khả năng của họ không thua kém giảng viên nước ngoài" (TS Nguyễn Thị Từ Huy)
Những cựu lưu học sinh nước ngoài như chúng tôi thường chia sẻ với nhau ý nghĩ rằng chúng ta (các giảng viên ĐH) sẽ không thua kém quá nhiều các đồng nghiệp trên thế giới như hiện nay, nếu chúng ta có điều kiện làm việc tương tự. Tôi thực sự rất đau lòng khi nhìn thấy nguồn năng lượng chất xám, nhiệt tình và tâm huyết của “những bộ óc mạnh” đang bị lãng phí hàng ngày hàng giờ trên đất nước này nơi đang rất cần đến trí tuệ để phát triển xã hội.
Làm sao có thể nâng cao chất lượng đại học nói riêng và giáo dục nói chung khi mà giáo viên phải sống dưới mức nghèo khổ như hiện nay, khi mà chất lượng giảng dạy và nghiên cứu bị hy sinh một cách không thể tránh khỏi trước nhu cầu “phải sống”? Có lẽ là tôi quá bi quan khi nghĩ như vậy, nhưng làm sao chối bỏ được thực tế. Mọi mong muốn nâng cao chất lượng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn mà thôi, nếu điều kiện sống tối thiểu của giáo viên không được bảo đảm, và nếu không đảm bảo được điều kiện căn bản của giáo dục: tự do học thuật, tự do giảng dạy và tự do học tập.
Chị từng viết:“Thầy không chỉ truyền dạy cho trò, mà còn đánh giá được các giá trị của trò” nhưng cũng viết “sinh viên có nghĩa vụ phải vượt qua giảng viên, người thuộc về thế hệ trước”, chị giải thích điều này như thế nào?
Quan hệ thầy trò đúng nghĩa không chỉ là quan hệ giữa người cung cấp tri thức và người tiếp nhận tri thức, mà còn là quan hệ giữa người giữ vai trò đào luyện văn hóa và người sẽ bảo tồn và phát triển các giá trị của cả nền văn hóa, ở phạm vi hẹp của một quốc gia và ở phạm vi rộng của nhân loại.
Nhìn như vậy thì thầy là một giá trị và trò cũng là một giá trị. Lúc đó người thầy sẽ xem học trò như là các giá trị mà mình cần góp phần xây dựng và góp phần vào quá trình tự xây dựng các giá trị của trò. Người thầy không thể giúp trò tự xây dựng các giá trị của mình nếu như họ không đánh giá được rằng mỗi học sinh có những giá trị riêng như thế nào, nếu họ không đánh giá được khả năng và thế mạnh của học sinh.
Người thầy cần hiểu rằng việc học sinh có thể giỏi hơn họ ở nhiều phương diện là chuyện bình thường. Và người học trò cần hiểu rằng mình phải cố hết sức để đi xa nhất có thể trong khả năng của mình, và đi xa hơn cả thầy, vì như thế mới tạo nên sự phát triển, không chỉ cho chính mình mà cho cả xã hội.
Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt đối hóa chữ “vượt qua”. Có những đầu óc không bao giờ nhân loại vượt qua được. Người ta thừa nhận rằng cho đến nay nhân loại đã tiến những bước dài trên con đường nhận thức thế giới và nhận thức chính mình, nhưng vẫn chỉ là giải quyết những gì đã được đặt nền móng bởi các đầu óc khổng lồ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên một trong những nghĩa vụ làm người của mỗi cá nhân là phải vượt qua chính mình; và nghĩa vụ của mỗi thế hệ là phải đi xa hơn thế hệ trước. Điều đó làm nên sự phát triển.
TS Nguyễn Thị Từ Huy.
Từng là giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, chị thấy sinh viên ngày nay học tập như thế nào? (Sự chủ động thay vì thụ động, lòng khát khao kiến thức, tự nghiên cứu, tính sáng tạo, khả năng ngoại ngữ…)
Trước đây, trong các giờ giảng của mình, tôi thường để cho sinh viên tự tìm hiểu tác phẩm (sáng tác và lý luận) ở nhà và thuyết trình phần chuẩn bị của họ ở trên lớp. Do vậy, những gì họ bộc lộ cho tôi thấy là sự chủ động, khả năng tìm kiếm các nguồn tư liệu một cách độc lập, khả năng xử lý tư liệu. Một số sinh viên đã làm tôi ngạc nhiên về những ý tưởng độc sáng của họ khi họ vận dụng một vài kiến thức lý luận để phân tích thực tế sáng tạo.
Tuy nhiên, nguồn tư liệu tiếng Việt của chúng ta, trong lĩnh vực hẹp của tôi là lý luận về văn chương, không có sự đa dạng, và không cập nhật được thời sự của giới nghiên cứu ở lĩnh vực này trên thế giới. Và sinh viên, dù chủ động đến mấy, thì cũng không thể tự sáng tạo ra các phương pháp hay cách thức nghiên cứu riêng của họ, khi mà các bờ vai khổng lồ còn ở đâu đó rất xa xôi. Chúng ta đều biết rằng ta chỉ có thể tư duy trên cơ sở kết quả tư duy của người khác mà thôi.
Còn về năng lực ngoại ngữ thì không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là sinh viên ngành khoa học xã hội nhìn chung yếu kém về ngoại ngữ. Trước tình trạng thiếu trầm trọng các tác phẩm dịch như hiện nay thì ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng để tiếp xúc với các nguồn tư liệu, với sự hỗ trợ kỳ diệu của Internet.
Điều sinh viên phải làm là suy nghĩ (chứ không phải học thuộc lòng) về những gì giảng viên nói, SV cần biết cách hoài nghi và phản biện để có thể đi tới xác lập sự tin tưởng trên cơ sở của lý lẽ và lập luận. Tại các lớp chị dạy, có bao nhiêu phần trăm sinh viên làm được điều này?
"Công nghệ "chiếu chép" có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của não bộ, còn nguy hiểm hơn hình thức đọc chép cổ truyền" (TS Nguyễn Thị Từ Huy)
Tôi nghĩ rằng hầu hết SV có khả năng làm điều này, nếu có sự khích lệ đồng bộ của tất cả các giảng viên. Nếu (lại nếu) chỉ có một số giảng viên khuyến khích hoài nghi, phản biện, trong khi một bộ phận vẫn giảng dạy, ra đề thi và chấm điểm theo kiểu thầy truyền thụ kiến thức, trò ghi nhớ đầy đủ, trung thành với quan điểm của giáo viên thể hiện trong bài giảng, thì dưới áp lực của điểm số, SV sẽ khó có thể xây dựng khả năng hoài nghi, phản biện, (áp lực của điểm đồng nghĩa với áp lực về cơ hội công việc sau khi ra trường).
Một số ít sinh viên rất bản lĩnh và có ý thức đầy đủ về giá trị cá nhân và về khả năng tư duy của họ, điều khiến họ chấp nhận những điểm số thấp, đổi lại là giữ được sự độc lập trong nhận thức và trong việc trình bày nhận thức riêng. Tuy nhiên rủi ro là những sinh viên đó sẽ gặp khó khăn khi tìm việc, và các nhà tuyển dụng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ mất những người có năng lực thực sự nếu việc tuyển dụng chỉ dựa trên hồ sơ (ở đây chúng ta giả định là đã loại bỏ những “tiêu chí” tuyển dụng khác như quan hệ cá nhân, phong bì, quyền lực…giả định là nhà tuyển dụng muốn chọn những người có năng lực).
Giáo dục thế giới đang trở thành một “công nghệ” nhiều hơn là sáng tạo, chị có đồng ý như vậy không?
Theo những kinh nghiệm cá nhân mà tôi có được khi tiếp xúc với các khoa về khoa học xã hội của một số trường đại học ở Paris thì không thấy có gì mang tính công nghệ. Các kỹ thuật như máy chiếu rất ít được sử dụng, trừ khi họ dùng để chiếu các tư liệu ảnh, phim…Dạy học đòi hỏi các phương pháp. Các kỹ năng giảng dạy có thể được công nghệ hóa. Tuy nhiên dạy học là cả một nghệ thuật.
Đó không phải là nghệ thuật thôi miên học trò, mà đó là nghệ thuật thức tỉnh năng lực tư duy, nhận thức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, đánh thức các khát vọng và bồi đắp cảm xúc, mở rộng nhãn quan… Nghệ thuật ấy đòi hỏi người thầy cũng phải huy động tất cả những năng lực đó ở chính mình.
Công nghệ chỉ là phần phụ trợ, theo tôi. Hơn nữa, chính các sinh viên của tôi nhận thấy rằng công nghệ “chiếu chép” ngày nay, nếu không cẩn thận, còn nguy hiểm hơn hình thức đọc chép cổ truyền. Vì trong quá trình đọc chép, dù sao sinh viên vẫn còn phải để cho não bộ hoạt động, não cần phải ghi nhớ những gì nghe được trước khi chép ra giấy. Còn công nghệ “chiếu chép” có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của não bộ, chỉ còn lại mắt và tay hoạt động mà thôi. Và công nghệ “copy-paste”, được sinh viên vận dụng khi chuẩn bị bài thuyết trình, hoàn tất nốt quá trình thủ tiêu các năng lực tư duy, và tạo điều kiện cho nạn dịch đạo văn phát triển.
hiha :P