1) Vì sao năm 19017, nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa cách mạng tháng Mười và vai trò của Lê-nin trong cách mạng ?
TL:
Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì :
Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.
Vai trò của Lê-nin đối vs cách mạng tháng Mười Nga :
_Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp vs chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Nga, thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- Đề ra lý luận cách mạng
- Đề ra đường lối chiến lược, sáng lược đúng đắn và sáng tạo
-Chỉ đạo phong trào công nhân và cách mạng Nga kịp thời , sáng suốt
-Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Petorogat
Ý nghĩa :
-Đối với nước Nga :
+ cách mạng thám 10 Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga
+ Lần đầu tiên nhân dân lao dộng lên nắm quyền xây dựng chế độ xã hội mới chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn
-Đối với thế giới :
+ Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới
2) Trình bày khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
TL: Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi
Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.
3)Kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
TL: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm 1928. vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới vé các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới
Để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp
nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền. tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
4) Nội dung chính sách mới ở Liên Xô và tác dụng.
TL: -Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực cố định, thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh, doanh ở Nga.
-Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các nghành kinh tế khác được phục hồi, phát triển nhanh chóng. Đời sống nhan dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925 sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đã đạt xấp xỉ trước chiến tranh.
5)Nội dung chủ yếu chính sách mới của Ru-dơ-ven và tác dụng.
TL: - Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.
- Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
=> Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
6) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới II có điểm gì giống và khác với chiến tranh thế giới thứ I ? Nêu hậu quả và suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới thứ II.
TL: Giống nhau
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
Khác nhau
- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Hậu quả :
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Suy nghĩ của em :
- Sự tàn phá hủy diệt ,sự thiết hại về người và của cho toàn nhân loại .
-Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới .
-Cần phải lên án ,đấu tranh đẩy lùi nguy cơ gây chiến tranh.
-Tăng cường giao lưu ,hợp tác hiểu biết lẫn nhau đề thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghi giữa các nước được tốt hơn