Vì sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất nhanh. Mực nước sông lúc thủy triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi thủy triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
- Vì ngô quyền đã biết được lợi ích của sông bạch đăng , ông đã biết lợi dụng lúc thủy triều lên và xuống để như giặc vào bãi cọc Ngô Quyền đã huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống dòng sông, bãi cọc tạo thành bãi chướng ngại ở hai bên cửa sông. Khi nước triều lên, cả bãi cọc ngập chìm dưới nước nhằm chặn đường rút của thủy quân địch. Cả một đoàn binh thuyền cửa Hoằng Tháo vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân thủy dùng thuyền nhẹ đón đánh địch từ xa, quân ta giả thua rút chạy. Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc, tiến sâu vào thế trận quân ta đã dàn sẵn. Khi thủy triều xuống, quân ta bất ngờ tiến công mãnh liệt Quân địch bị chặn bởi bãi cọc, không rút chạy được bị. Quân giặc phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo đã bỏ mạng theo Kiều Công Tiễn, đội quân xâm lược hoàn toàn tan rã. Vua Nam Hán đang điều quân sang tiếp viện cho con nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Tháo chết trận quá đau xót, y thu nhặt tàn quân rút chạy. Ý chí xâm lược của nhà Nam Hán bị đè bẹp.