Nguyên nhân chủ quan:
- Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên, nguồn nhân công dồi dào, có vị trí chiến lược quan trọng.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.
+ Chính trị: nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phản động lỗi thời, đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
+ Kinh tế: sa sút, lạc hậu.
+ Đối ngoại: sai lầm, thực hiện chính sách "bế quan toả cảng", cấm đạo Gia Tô, giết đạo, làm cho Việt Nam bị cô lập, tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
+ Xã hội: Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều đình như: Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi...
`\to` Xã hội Việt Nam đang lên "cơn sốt" trầm trọng.
Nguyên nhân khách quan:
- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Âu-Mĩ phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông. Việt Nam sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước này.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, sau nhiều lần khiêu khích, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.