1) - Vị trí: Nằm trong khoảng từ 71°B đến 53°N. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, đông giáp Đại Tây Dương, tây giáp Thái Bình Dương.
- Địa hình: Chia thành 3 khu vực:
+ Miền núi trẻ ở phía tây: cao, đồ sộ, hiểm trở, điển hình là dãy An-đet và hệ thống Cooc-đi-e.
+ Miền đồng bằng ở giữa, : rộng lớn, nhiều đầm lầy, nhiều hồ lớn, sông dài, điển hình là đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng, điển hình là dãy A-pa-lat, sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin.
2) Địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ:
- Giống:
+ Có cấu trúc địa hình: núi trẻ ở phía tây, đồng bằng ở giữa, núi già và các sơn nguyên ở phía đông.
- Khác:
+ Bắc Mĩ có hệ thống Cooc-đi-e là 1 trong những núi lớn trên thế giới; miền đồng bằng hình lòng máng, địa hình cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
+ Nam Mĩ có dãy An-đét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ; có đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới, địa hình cao dần về phía dãy An-đet.
3) Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng do:
+ Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
+ Sau này có thêm người gốc Âu nhập cư, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it; và người châu Phi sang làm nô lệ, thuộc chủng tộc Ne-grô-it.
+ Trong quá trình chung sống của các chủng tộc đã tạo ra thành phần người lai.