1. Phong thái ung dung của Bác trong bài tức cảnh Pác-Bó
Tức cảnh Pác- Bó là bài thơ tiêu biểu cho thấy phong thái ung dung, lạc quan của vị Chủ tich vĩ đại. Đó là một cuộc sống hài hòa, thư thái, có ý nghĩa của một người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh 'sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng". Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm trở thành món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cụm từ " vẫn sẵn sàng" cho thấy cháo bẹ rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị, đồng thời còn cho thấy một tâm thế, một tinh thần Cách mạng luôn sẵn sàng dù cuộc sống có gian khổ. Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh". "Chong chênh" không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lưc cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cách mạng vẫn có thể hoà hợp với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng " Cuộc đời Cách mạng thật là sang". Lối nói khoa trương nhưng rất chân thành, niềm vui ấy toả ra từ toàn bộ bài thơ, từ thiên nhiên, hình ảnh giọng điệu thơ. Tất cả điều đó đều xuất hiện từ quan niệm sống của Bác Hồ. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản.Câu thơ là tâm trạng, tình cảm của Bác khi tự nhìn nhận đánh giá về cuộc sống của minh, cuộc đời cách mạng của người ở Pắc – Bó thật cảm động. Bài thơ đã khiến người đọc thật xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ.
2. Khát vọng tự do của người chiến sĩ khi con tu hú
Bài thơ "Khi con tu hú" đã khắc họa 1 cách sinh động vẻ đẹp, hình ảnh người chiến sĩ cộng sản. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng chiến sĩ cách mạng với tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát tự do. Khát khao tự do thể hiện qua việc từ tiếng chim tu hú, người tù đã vẽ ra 1 bức tranh mùa hè thật náo nhiệt trong tâm tưởng. Ông thấy được tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Và không chỉ vậy, tiếng chim tu hú kia còn đánh thức hết thảy mọi giác quan của Tố Hữu. Ông như đang nhìn thấy những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè. Nào là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân "nắng đào" hồng tươi, nào là bầu trời xanh thẳm, biêng biếc xanh… Khao khát tự do biến thành hành động. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội. Nếu đó không phải là là 1 tâm hồn lạc quan, khao khát tự do, yêu đất nước cháy bỏng thì không thể cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống náo nhiệt đến vậy.