Mik giúp bạn làm dàn ý nha...
a. Mở bài:
_ Hai câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp: lòng biết ơn những người đã tạo nên thành quả cho chúng ta thừa hưởng.
b. Thân bài:
* giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:
(1). " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
a. Nghĩa đen:
_"Qủa" là trái cây . Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn người trồng cây.
b. Nghĩa bóng:
_ "Qủa" là thành quả lao động. Mọi giá trị vật chất và tinh thần đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động, phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
(2). " Uống nước nhớ nguồn"
a. Nghĩa đen:
_ Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. " Nguồn" là nguồn gốc là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiên liêng trong tâm linh người Việt.
*Đưa ra các luận điểm:
_ Từ xưa, dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn , luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả, những niềm vui trong cuộc sống.
_ Đến nay, đạo lí ấy vẫn được Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy.
* Dẫn chứng:
_ Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống .
_ Lễ hội trong làng, xốm, tộc họ.
_ Ngày giỗ, ngày thượng thọ...trong gia điình.
_ Nhớ ơn lãnh tụ vĩ đại của dân tộc : Bác Hồ
_ Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam...trong xã hội.
_ Phong trào tanh niên tình nguyện.
_ Suy nghĩ về lòng biết ơn, đền ơn: Xây nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
_ Dẫn chứng là văn thơ, ca dao, tục ngữ khác để chứng minh nội dung vấn đề thật trong thơ văn:
+ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
+ Nhất tự vi sư. bán tự vi sư.
#Chúc bạn học tốt...!