Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Ăn quả thì phải nhớ tới người đã có công vun xới, chặm bón cho cậy để tạo cho ta những loại quả thơm ngon. Trong câu tục ngữ nay, nó có nghĩa là người được hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn, luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…
Trong gia đình thì chúng ta cần cúng giỗ; đón rước tổ tiên, ông bà... vào các ngày lễ, Tết; nhắc nhở con cháu kính yêu, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ... Còn ngoài xã hội thì có lễ hội Cổ Loa là lễ hội nhằm giáo dục truyền thống mang ý nghĩa sâu rộng trong nhân dân, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể khu di tích Cổ Loa. Đến với lễ hội, chúng ta không chỉ chiêm ngưỡng những hình bóng truyền thuyết xưa mà còn đến với giá trị văn hóa mang vẻ đẹp và sức mạnh trường tồn. Với mỗi người dân Cổ Loa, lễ hội như một cái tết để mọi người thư giãn, lấy lại tinh thần trước khi bước vào một chu kỳ làm việc mới. Cuộc sống hôm nay dẫu có nhiều lo toan vất vả nhưng bằng nỗ lực của mỗi người mỗi làng trong Bát xã, một lễ hội cổ truyền vẫn được lo toan chu tất. Tất cả đều hướng về một điều thiện, một tấm lòng thành kính đối với tổ tiên sinh thành. Khi xưa Thánh Gióng đã một mình một ngựa đi ra trận địa đánh giặc và giúp nước ta thoát khỏi ách thống trị của giặc, và để biết ơn người anh hùng này, dân làng đã lập Đền Gióng ở Sóc Sơn.
Trong đời sống hàng ngày, em cần biết ơn những thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ em trong học tập và biết ơn cha mẹ vì đã chăm sóc em, em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công ơn của cha mẹ và thầy cô. Để đất nước Việt Nam chúng ta được có hòa bình và độc lập như ngày nay, biết bao nhiêu người đã hy sinh cống hiến cho đất nước như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ...như Bác Hồ đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”Qua đây, câu tục ngữ đã cho ta lời khuyên và bài học về lòng biết ơn sâu sắc. Và chính ngay lúc này đây, truyền thống biết ơn lại càng phải được đề cao hơn nữa. Đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và các thế hệ cha anh bằng cách chăm ngoan, học giỏi để trở thành một công dân tốt và xây dựng đất nước ngày càng văn minh hơn.
Mình cam kết không copy!