Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", ta có thể thấy được tinh thân lạc quan, phong thái ung dung của Bác- một người chiến sĩ cách mạng. Hai câu thơ đầu đã chứng minh cho ta điều đó:
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng".
Bác sử dụng cặp từ trái nghĩa "Sáng - tối", "ra - vào" cùng với nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hòa, nhịp nhàng, câu thơ diễn tả sự nề nếp của Bác diễn ra hàng ngày, gợi lên bước chân ung dung của người cách mạng. Câu thơ thứ hai có hai cách hiểu, cách hiểu thứ nhất là dù hoàn cảnh sống và làm việc có khó khăn gian khổ thì Bác vẫn sẵn sàng, còn cách hiểu thứ hai là cháo bé rau măng luôn có sẵn đến mức dư thừa để phục vụ con người. Ta nên hiểu theo cách thứ hai, vì như vậy mới phù hợp với tính cách của Bác và còn thể hiện niềm vui thích về cuộc sống hiện tại, từ đó thể hiện tâm thế lạc quan của con người. Hai câu thơ tiếp theo ta thấy được công việc vất vả của Bác:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Hình ảnh "Bàn đá chông chênh" gợi cho ta cảm giác không chắc chẵn vững vàng, nhưng nếu ta đặt trong thế đối xứng "dịch sử Đảng" - ba thanh trắc với âm điệu trầm ổn, ta lại cảm thấy sự vững chãi chắc chắn. Công việc "dịch sử Đảng" có ý nghĩa trọng đại, lớn lao. Thời kì này, Bác đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ và tìm đường lối nhằm xoay chuyển lịch sử Việt Nam. Tiếp đó, Người tự cảm thấy cuộc đời thật là "sang". "Sang" ở đây không phải là xa hoa, sang trọng mà là sang về tinh thần. Bác cảm thấy "sang" vì được sống trên đất nước, làm việc trên chính quê hương mình. Bài thơ không chỉ thể hiện niềm vui đối với thiên nhiên mà còn cho thấy phong thái ung dung tự tái trong mọi hoàn cảnh của Bác.
#Bài này chị tự viết em nhé, nhớ vote và cho câu tlhn nha