1. Mở bài: nêu yêu cầu của đề
2. Thân bài:
_ Nêu cảm nghĩ thông qua các nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật:
+ Ông Sáu
+ Bé Thu
+ TÌnh cha con giữa ông Sáu và bé Thu
_ Tư tưởng, niềm tin mà nhà văn muốn gửi gắm
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Bài làm
Đề tài chiến tranh luôn là đề tài quen thuộc, độc đáo trong văn học Việt Nam. Viết về chiên tranh, ta không chỉ biết đến những cây bút như Nguyên Ngọc, Bảo Ninh, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu. Mọt người con của mảnh đất AN Giang cũng rất thành công trong đề tài này với thiên truyện CHiếc lược ngà là nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đọc truyện của ông, câu chuyện về cha con ông Sáu, bé Thu để lại trong ta thật nhiều day dứt. Được viết năm 1966, câu chuyện tình cha con ấy sẽ chẳng bao giờ cũ dù cho chiến tranh đã qua đi.
Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, ông tham gia kháng chiến từ năm 1946 góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, lúc ông đi thì con gái chưa được một tuổi, lúc con tầm tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày. Lúc còn ở rừng, chiến khu, ông luôn nhớ thương về con, khao khát được gặp con, được ôm con trong lòng, được thực hiện nghĩa vụ của một người cha. Khi được về nghỉ phép, gặp con ở bến xuồng. Ông đã không thể chờ xuồng cập bến mà đã có hành động: “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra”. Rồi lại “bước vội vàng với những bước dài”, “kêu to tên con, vừa bước vừa khom người đưa tay ra đón chờ con”. Vẻ mặt ông đầy xúc động đưa tay về phía trước rồi nói: “Ba đây con, ba đây con”. Hành động vội vã này thể hiện sự nôn nóng mong gặp con và sự nhớ mong vô bờ bến của ông Sáu. Ngược lại với hững mừng vui của ông thì bé Thu lại có hành động ngơ ngác, hốt hoảng, thậm chí là bỏ chạy. Thấy tâm trạng của con như vậy, ông Sáu hết sức bàng hoàng “ mặt sầm lại”, “hai tay buông xuống”. Ông đã vô cùng bất ngờ, hốt hoảng khi ông đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi của bé Thu. Từ tâm trạng trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn. Ông không hiểu nguyên nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực
Ba ngày nghỉ phép cũng là lúc đau đớn trong ông nhân lên. Ông Sáu chả đi đâu xa, chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba” của con bé.Ông giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trống không, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con đều là những hành động ông thực hiện để mong chờ một tiếng “ba” nhưng dường như đều không có kết quả. Trong bữa ăn, do nôn nóng, bực tức, ông đã không kiềm chế được bản thân mình, không suy nghĩ nhiều liền đánh con một cái vì con hỗn. Tình yêu thương của ông Sáu đối với con đã không được con gái ông là bé Thu đón nhận, con bé kiên quyết không chịu nhận ba, gọi một tiếng ba. Điều đó đã làm ông rất đau khổ, buồn rầu. Nhưng rồi ước nguyện của ông cũng thành khi cuối cùng tiếng ba đã vang lên. Ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, ông bất lực nhìn con gái khi chưa thực hiện được ước muốn đã phải lên đường. Khi con gái nhận ra mình và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Chiến tranh có thể khiến con người biến đổi về hình dáng nhưng không thể ngăn cách trái tim hướng về nhau. Tình yêu của người cha với con gái tha thiết ,mãnh liệt làm bạn đọc vô cùng xúc động.
Trong những ngày ông ở căn cứ, tình thương con của người cah càng thêm da diết. Ông nhớ con, thương con, ân hận vì đã đánh con. Ông dồn tình yêu thương ấy bằng cách dành hết tâm trí vào để làm chiếc lược ngà tặng cho con (vì lời hứa trước khi ra đi với con). Bằng tất cả nhiệt thành, chờ mong, ông đã tìm bằng được mảnh ngà voi để làm chất liệu cho chiếc lược tặng con. Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà, tỉ mẩn như một chiếc răng cưa, như một người thợ bạc vậy vì itnfh yêu con, vì mong muốn cho con điều tốt đẹp nhất. Nhưng ông đã hi sinh khi còn chưa kịp tặng tận tay cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, đã kịp trao lại cây cây lược đưa cho đồng đội cầm giúp tặng cho con. Ở đó chỉ còn lại cây lược, còn lại tình cha con ấm êm.
Thành công của nhà văn còn là ở việc xây dựng hình ảnh bé Thu. Bé Thu hiện lên trước hết là một cô bé bướng bỉnh, gan lì. Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, Thu giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, mặt thì tái đi. Em bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má, kêu thét lên: “Má, má”. Có thể nói, diễn biến tâm lsi và hành động của em lúc này cũng có phần hợp lí bởi em đã khong biết người cha với vết sẹo. Thu không chấp nhận sự thật ông Sau là ba của mình vì người ba đang ở trước mắt người nó không giống với người cha trong bức ảnh chụp với má. Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép, Thu xa lánh ông Sáu, xem ông như người xa lạ. Trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi với con bé thì nó nhất quyết không chịu gọi tiếng. Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng vẫn ương bướng không chịu nhờ ông Sáu. Nó đã tự mình xoay sở để không phải nhờ sự giúp đỡ của ông, không phải gọi ông là ba. Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng lại nói trống không. Khi ông Sáu gắp cho nó miếng trứng cá, con bé liền hất luôn ra khỏi bát nên đã làm đổ cả bát cơm. Ông Sáu đã không kìm được nên đã đánh nó, con bé lập tức bỏ sang bên nhà của bà ngoại. Bé Thu phản ứng lại với cả những hành động của ông Sáu một cách rất quyết liệt, điều đó thể hiện sự bướng bỉnh nhưng cũng rất cá tính của bé Thu. Chính thái độ ương ngạch đó của bé Thu lại là biểu tượng tuyệt vời của tình cha con sâu đậm giữa hai con người. Thu đã yêu thương người cha trong bức ảnh bằng tình yêu thương nồng nàn, chân thành như thế đó!
Nhưng có lẽ hơn bao giờ hết, ta thấy ở em là một cô gái có tình yêu thương cha mãnh liệt, sâu sắc. Khi bỏ sang nhà bà ngoại, Thu đã được ngoại giải thích nguyên nhân vì sao ông Sau lại có vết thẹo dài đó. Đó chính là hoàn cảnh đưa đẩy, chiến tranh khắc nghiệt đã khiến cho ba của Thu có một vết thương như thế ở trên mặt. Cô bé nhận sai lầm và vô cùng áy náy, trằn trọc mãi không ngủ được vì những hành động đó của mình với ông Sáu. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người, đem lại sự xúc động cho mọi người. Người đọc đã được dịp chứng kiến một cuộc chia tay cảm động trong sáng ngày hôm sau, trước khi cha nó lên đường thì bé Thu cũng có mặt ở đó, nhưng lúc đó nó lại mang tâm trạng hoàn toàn khác trước "vẻ mặt nó xám lại buồn rầu... nghĩ ngợi sâu xa". Có lẽ đằng sau đôi mắt mênh mông ấy đang xáo động biết bao nhiêu là tình cảm. Đó là cái buồn của sự nhận ra những tiếc nuối, sự hối hận, đặc biệt lại nhìn vào đôi mắt đầy tình thương của ba.Tiếng gọi ba đầy tình cảm vỡ òa từ trong tâm hồn bé bỏng của bé Thu. Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng, đó chính là sự khao khát tình cha con lâu ngày bị kìm nén, bỗng dưng được đà trào ra cháy bỏng. "Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó” là chi tiết vô cùng xúc động khiến ta không thể không trăn trở, suy nghĩ. Và rồi, sau này Thu cũng đã trở thành một cô giao liên, một cô giao liên dũng cảm tiếp nối ba mình. Có lẽ hành động, việc làm của em cũng là tiếp nối tình yêu thương ba sâu sắc.
Nhà văn cho ta thấy được câu chuyện xúc động về tình mẫu tử. Tình cha con thiêng liêng ấy vượt lên chiến tranh gian khổ và khẳng định được vị trí, vai trò của tình cảm dẫu khói lửa bom đạn. Tình cảm ấy mãi thiêng liêng, bất diệt. Xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo, Nguyễn Quang Sáng nói với ta một câu chuyện xúc động về tình cha, về tình con và về chiến tranh. Hơn thế, nhà văn còn cho ta thấy được câu chuyện xúc động thời chiến. Con người ta luôn dành trọn trái tim cho quê hương, đất nước và quên đi lợi ích cá nhân. Đó cũng là trách nhiệm công dân và trái tim Việt Nam nồng nàn.
Những trang văn khép lại nhưng lòng ta vẫn mãi xúc động về câu chuyện cha con thời chiến. Đó quả là những tình cảm đáng quý, đáng trân. Trong lòng bạn đọc sẽ luôn nhớ, luôn khắc ghi hình ảnh cha con ông Sáu, bé Thu và tiếng ba da diết, xúc động muôn phần.