Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước căn bệnh vô cảm trầm trọng. Nó không chỉ có mặt trong từng gia đình, tập thể mà còn tràn lan ra khắp xã hội. Chúng ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành động vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi tài sản của những người gặp nạn đổ xuống đường.
Hôi của là hành vi tận dụng hoàn cảnh éo le, thương tâm, bất lợi của người khác để biến tài sản của người thành của mình. Bởi vậy, nó thực sự chẳng khác nào hành vi ăn cướp. Tài sản rơi xuống đường không phải là vô chủ. Người ta ngang nhiên xâu xé, vơ vét đó là không chỉ là "cướp giữa ban ngày", mà còn là cướp một cách hèn hạ, cướp của những người gặp tai nạn, những người đang rất cần sự giúp đỡ. Mặt khác, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, đơn độc, thậm chí chết, không còn khả năng quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… còn là vi phạm pháp luật.
Tôi xin vạch ra lịch sử của hiện tượng này như sau. Trước tiên, “hôi của” là cụm từ đã xuất hiện từ lâu song trong gần chục năm trở lại đây, nó được nhắc đến như một hiện tượng mang tính tiêu cực. Vụ hôi của lớn đầu tiên ở Việt Nam nên nhắc tới là cuối năm 2013 ở Đồng Nai. Sự việc xảy ra khi anh Hồ Kim Hậu lái xe tải vận chuyển khoảng 1500 thùng bia từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Bình Thuận bất ngờ gặp tai nạn, hàng ngàn thùng bia lăn lóc dưới đường. Hàng trăm người xung quanh hiện trường đổ xô tới đua nhau “hôi bia”, “vui” như vừa mang “chiến lợi phẩm” trở về mặc cho anh Hậu chắp tay van xin bất lực. Hàng loạt những vụ hôi của tiếp sau đó là “hôi hoa”, “hôi ngô”, “hôi xăng”, “hôi tiền”… Có thể nói không gì là không “hôi” được cả.
Hiện tượng này từng khiến quốc tế phải “rúng động” sau khi báo chí nước ngoài lần lượt đưa tin về các vụ việc trên. Như vậy, tuy chỉ là một bộ phận không nhỏ người dân xong nó lại là những “con sâu bỏ rầu nồi canh” khiến hình ảnh của cả dân tộc Việt Nam xấu đi. Về lâu dài, bản chất con người dần dần bị tha hóa, trở lên vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Hôi của là một hành vi xấu, sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị của xã hội. Hiện tượng hôi của là một hiện tượng cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam. Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Ai trong chúng ta lại không bất bình trước sự việc một chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia do tài xế Hồ Kim Hậu điều khiển bất ngờ gặp nạn, khiến hàng nghìn thùng bia đổ ập xuống đường. Mặc dù thấy chiếc xe gặp nạn nhưng những người dân xung quanh vẫn rất bình thản và không ra tay giúp đỡ. Ngược lại, họ nhanh chóng băng qua đường rồi nhăm nhăm lao tới các thùng bia để tranh thủ "cuỗm" được chút ít đồ "miễn phí". Trước tình huống này, tài xế khóc lóc, van xin, nhưng hàng trăm người vẫn đổ xô vào cướp đi số bia nằm la liệt trên đường. Chỉ sau khoảng mười lăm phút, đường phố trở nên vắng hoe bởi số bia cùng dòng người hôi của bỗng chốc "không cánh mà bay". Hiện nay trên khắp cả nước không ít vụ hôi của xảy ra. Có thể kể đến những vụ như: vụ giành giật tiền của người bị cướp giật làm rơi tiền ra đường ở thành phố Hồ Chí Minh, vụ lấy dứa ở Hà Nam, vụ "hôi bia" ở ngã tư An Sương – thành phố Hồ Chí Minh, vụ "hôi dầu" ở Ninh Bình và Đồng Nai,… . Hay vụ tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mới đây xảy ra 1 vụ do xe chở hàng khiến cả nghìn thùng bia trên xe đổ xuống đường và rất nhiều ngườii xung quang nhào đến hôi của..Đó là những hành vi không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Tôi vẫn thường nghe ông bà kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, về những ngày nước Việt Nam chìm trong máu lửa chiến tranh, biết bao vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Họ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng mình để bảo vệ những người đồng bào không thân không thích. Cô giáo vẫn dạy tôi nghe về những tấm lòng Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… suốt đời mang nỗi đau vì lòng thương thay cho số phận kiếp người long đong. Đó là những hành động đáng ngợi ca biết mấy. Thế hệ chúng ta sẽ để lại trang sử như thế nào cho con cháu chúng ta đây? Là sự vô văn hóa, thiếu tình người chăng? Đáng xấu hổ biết mấy.
Cộng đồng cần lên án mạnh mẽ hành động hôi của ở người Việt, tăng cường tuyên truyền, nêu gương những hành động đúng đắn, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh. Xử lý nghiêm khắc những người vi phạm.
Để một xã hội văn minh thì chúng ta cần phải loại bỏ những hiện tượng xấu. Không nên dung túng và bao che cho những hiện tượng đó. Hãy là một con người văn mình trong mọi hoàn cảnh.
HỌC TỐT NHÉ BẠN!!! UwU