Kho tang tục ngữ VN ta đã mang lại rất nhiều câu tục ngữ giáo dục hay và ý nghĩa để giáo dục con người, đồng thời cũng phản ánh đạo lí sống của nhan dân VN. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây quả là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chin mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ đến công ơn của người đã vun xới, chăm bón để thành nên cây rồi mới có thứ quả ấy cho ta ăn. Từ hình ảnh này, câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã luôn nhắc nhở chúng ta về vấn đề đạo đức vô cùng sâu xa. Quả vậy, câu tục ngữ là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.
Vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có ý nghĩa là gì? “Ăn quả” nghĩa là hưởng thụ thành quả do ng khác tạo ra. Còn “kẻ trồng cây” chỉ đơn giản là ng tạo ra thành quả ấy. Hay nói cách khác, ta phải biết ơn những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Long biết ơn là một biểu hiện của truyền thống coi trọng nhân nghĩa. Long biết ơn đc nhắc đến trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân:
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Tại sao lại phải đặt long biết ơn lên hang đầu như vậy? Xét về lý, đây là đức tính mà con ng ko thể thiếu. Lòng biết ơn cho thấy nhăn cách mỗi con ng. Lòng biết ơn còn giúp ta hoàn thiên bản thân hơn. Giúp xã hội ngày một văn minh, tiến bộ.
Cho nên hằng năm, nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 - 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.
Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó còn là bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá biết nhường nào! Cũng từ đó ta càng thấu hiểu rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò của nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở một người học sinh.