Viết các phương trình phản ứng chuyển hóa Propen thành rượu n-propylic và iso-propylic. Giải thích hướng của mỗi phản ứng?
CH2=CH-CH3 + H2O —> CH3-CHOH-CH3 (Xúc tác axit, quy tắc cộng Maccopnhicop)
CH2=CH-CH3 + Cl2 —> CH2=CH-CH2Cl + HCl (450 °C)
CH2=CH-CH2Cl + H2 —> CH3-CH2-CH2Cl (Ni)
CH3-CH2-CH2Cl + NaOH —> CH3-CH2-CH2OH + NaCl (t°)
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức mạch hở và 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp (mạch hở) cần vừa đủ 0,685 mol O2, thu được m gam CO2 và 8,82 gam H2O. Biết tổng số mol axit nhỏ hơn tổng số mol hiđrocacbon. Giá trị của m gần nhất với
A. 23,5. B. 24,5. C. 21,5. D. 27,5.
Hỗn hơp A gồm bột Al và 1 oxit sắt được chia thành 3 phần bằng nhau
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 (l) khí (đktc)
Phần 2 và phần 3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau phản ứng với phần 2 đem hòa tan trong dung dịch NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí thoát ra. Cho C phản ứng hết với dung dịch AgNO3 1M thì cần 120ml, sau phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2.
Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm cho vào binh có 2(l) dung dịch H2SO4 0,095M thu được dung dịch D và một phần Fe không tan.
1) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần.
2) Tính nồng độ mol/l của các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Coi V các chất rắn không đáng kể, thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 c mol/lit vừa đủ, thu được 2,24 lít khí A (là khí duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. Khí A không thể là:
A. N2O B. N2 C. NO D. NO2
Hỗn hợp E chứa HCOOH (3a mol), HCOOC2H5 (a mol), lysin và hexametylendiamin. Đốt cháy hoàn toàn b mol hỗn hợp E cần vừa đủ 1,29 mol O2. Sản phẩm cháy thu được chứa 0,12 mol N2, c mol CO2 và (c+b-0,04) mol H2O. Phần trăm khối lượng của HCOOH trong E gần nhất với
A. 19% B. 15% C. 23% D. 27%
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 7,62%. Nồng độ % của ZnCl2 trong dung dịch Y gần với giá trị nào nhất?
A.11,79%
B.28,21%
C.21,88%
D.15,76%
Hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4 có số mol tương ứng là x, y. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O với số mol tương ứng lần lượt là a và b. Tìm mối liên hệ giữa x, y, a, b.
Cho 30 lít hiđro bromua vào 35 lít hỗn hợp khí A gồm CH3NH2, (CH3)2NH, CO2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với không khí là 1,942 và hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn 35 lít hỗn hợp A trên bằng một lượng oxit vừa đủ, sau khi ngưng thụ hơi nước còn lại 62,5 lít hỗn hợp khí B. Các thể tích đo cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Tìm thể tích của các khí trong hỗn hợp A.
Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam hợp chất X ta chỉ thu được những thể tích bằng nhau của khí CO2 và hơi nước trong đó có 0,672 lít CO2 (đktc), cho tỉ khối hơi của X so với heli bằng 18,5. Cho 0,74 gam X vào 100 mL dung dịch NaOH 1M (d = 1,0354 g/mL). Đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bốc hơi đến khô, làm lạnh cho toàn bộ phần hơi ngưng tụ hết, sau thí nghiệm ta thu được chất rắn khan Y và chất lỏng ngưng tụ Z (mZ = 100 gam). Khối lượng chất rắn Y và công thức cấu tạo của X là
A. 4,10 gam, CH3COOH.
B. 3,9 gam, HCOOC2H5.
C. 4,00 gam, C2H5COOH.
D. 4,28 gam, HCOOC2H5.
Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe bằng 500ml dung dịch HCl a mol/lít (lấy dư 20%), thu được 8,96 lít khí H2 (dktc). Mặt khác cho 11,0 gam hỗn hợp kim loại ban đầu vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 b mol/lít và AgNO3 c mol/lít. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 48,0 gam chất rắn R, cho R vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,12 lít khí (dktc)
Nêu hiện tượng và xác định a, b, c
Chia 1,5 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 448 ml khí (dktc) và 0,2 gam chất rắn
Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch có chứa 2 muối AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A, dung dịch B.
a) Hãy xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b) Hãy xác định thành phần và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn A
c) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch xem như không thay đổi trong quá trình phản ứng
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến