Viết cấu hình electron của Mangan
Mn (Z = 25): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Cho các phát biểu sau: (a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ. (b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol. (c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO. (d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH. (g) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Cho các cặp chất sau: (1) glucozơ và fructozơ. (2) tinh bột và xenlulozơ. (3) alanin và metyl aminoaxetat. (4) metyl acrylat và vinyl axetat. (5) mononatri glutamat và axit glutamic. (6) đimetylamin và etylamin. Số cặp chất là đồng phân của nhau là
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Cho các phát biểu sau: (a) Vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại. (b) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại. (c) Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và đặc biệt có tính nhiễm từ. (d) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn. (e) Nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Số phát biểu sai là
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Để hợp kim (Fe-C) lâu ngày trong không khí ẩm. (b) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (c) Để hợp kim (Fe-Cr-Mn) lâu ngày trong không khí ẩm. (d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH. (2) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2Cr2O7. (3) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3. (4) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Cho các phát biểu sau: (1) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phần ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước. (2) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. (3) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội người ta có thể dùng thùng sắt. (4) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (2) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy. (3) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng. (4) Các amino axit đều có tính lưỡng tính. (5) Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử. Số nhận định đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Cho các phát biểu sau: (1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn. (2) Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7. (3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2. (4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H2SO4 đặc, nguội hoặc HNO3 đặc, nguội. (5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu. (6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit. (7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế. (8) Hợp kim K và Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường (1) Cho bột nhôm vào bình khí clo. (2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. (3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng. (4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. (5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (6) Cho CrO3 vào ancol etylic. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Cho các phát biểu sau: 1. Isobutyl axetat có mùi chuối chín. 2. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân. 3. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 4. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo. 5. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến