Bác Hồ (Đêm nay Bác không ngủ):
Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác bởi nhà thơ Minh Huệ mang tính độc đáo thú vị , thể hiện rõ được tấm lòng yêu thương sâu sắc Bác dành cho anh bộ đội và nhân dân. " Bác lo cho các anh chiến sĩ được ngủ ngon giấc..." hành động đó nói lên sự chăm sóc yêu thương hết sức của Bác như sự chăm sóc của 1 người cha dành cho các con. Bác không ngừng ngại hi sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Hình ảnh của Bác hiện lên trong bài thơ thật gần gũi chân thành và hết sức lớn lao. Bác thật là 1 con người vĩ đại.
Lượm (Lượm):
Lượm là 1 em bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên ,yêu đời ,và say mê với công việc kháng chiến. Không sợ kẻ thù, Lượm đã dũng cảm băng qua mặt trận để làm tốt nhiệm vụ của mình. Thôi rồi Lượm ơi! 1 viên đạn đã cướp đi sự sống của em. Lượm chết 1 cách thanh thản trên cánh đồng lúa. Dù cho em không còn trên cõi đời này nữa nhưng em vẫn sẽ ở trong lòng mọi người. Sự hi sinh của Lượm đã khiến tác giả nghẹn ngào đau đớn.( Ra thế....Lượm ơi...) câu thơ đó đã thể hiện rất rõ sự đau đớn đến chừng nào của tác giả Tố Hữu. Lượm hi sinh trong lứa tuổi hồn nhiên, còn đầy hứa hẹn.....Linh hồn của Lượm đã hóa thân vào trong thiên nhiên trời đất.Cảm ơn Lượm rất nhiều vì đã hi sinh cho độc lập đất nước. Lượm chính là động lực để giúp các anh chiến sĩ còn ở lại để bảo vệ tổ quốc.
Đảo Cô Tô (Cô Tô):
Văn bản này là phần cuối cùng của bài kí Cô Tô, tác phẩm ghi lại ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng cao. Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp Cô Tô khi trận bão đi qua. Cảnh mặt trời mọc trên biển hết sức tráng lệ rực rỡ, bầu trời Cô Tô trong sáng, cây tre núi đảo xanh mướt...... Mọi thứ thật thanh bình làm sao. Nét sinh hoạt của con người được miêu tả tập trung quanh chiếc giếng nước ngọt ở ria đảo. Mọi người ai cũng vui vẻ, khẩn trương với công việc để chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh cá. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con rất yên lành. Nét sinh hoạt của mọi người toát lên một vẻ đẹp rất đầm ấp và hùng vĩ. Ước gì em có thể ghé thăm đảo Cô Tô 1 lần.
Cây tre (Cây tre Việt Nam):
Văn bản này được sáng tác bởi nhà thơ Thép Mới. Bài cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. ''Vào đâu tre cũng sống,ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre vươn mộc mạc,màu tre tươi nhũ nhặn.........." đó chính là những phẩm chất đáng quý của tre. Với việc sử dụng phép nhân hóa kết hợp với so sánh tác giả đã làm nổi bật những phẩm của tre,những phẩm chất ấy cũng là những phẩm chất đáng quý của dân tộc. Cây tre sẽ còn sống mãi với con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Tre đã trở thành biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam.