Trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa, tác giả đã vô cùng thành công với biện pháp điệp ngữ cùng hình ảnh liệt kê. Những biện pháp tu từ được sử dụng đã khiến lời thơ thêm giàu hình ảnh, câu thơ, lời thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm. Khúc ca tình cảm trong người cháu là sự âm vang của tuổi thơ với những kí ức đẹp. Đó là những rơm hồng, là trứng, là tiếng gà thân thương. Những chi tiết miêu tả hình ảnh gà mái mơ thật đắt và gửi gắm bao yêu thương. Bên cạnh điệp ngữ sử dụn trong khổ hai, ta còn thấy hình ảnh so sánh vô cùng sinh động. Bao trùm tiếng thơ là thứ ánh sáng nhẹ nhàng, là tình yêu nồng nàn. Để rồi, hạnh phúc ấy theo cháu đi trên chặng đường đời và là niềm tin, sức mạnh cho cháu trên hành trình tương lai. Âm thanh tiếng gà trưa, hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc ấy còn là tiếng lòng với bao nhớ thương trong cháu. Những xúc cảm sâu sắc trong lòng nhân vật trữ tình đã tự nhiên đi vào trong từng kí gửi hình ảnh: tiếng gà, hình ảnh bà, ổ trứng hồng, xóm làng thân quen. Lời thơ cũng là lời khằng định sâu sắc tình yêu thương cháu dành cho tuổi thơ, cho bà, cho quê hương.