Trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta " ( Bình Ngô Đại cáo đầu năm 1428 ) , Nguyễn Trái đã làm rõ tư tưởng nhân nghĩa trong bài . Hai câu thơ đầu ông viết :
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Theo Nguyễn trãi , "việc nhân nghĩa " ở đây là việc tốt , việc có ích cho đất nước . " Cốt ở yên dân " là chủ yếu vì dân . Câu thơ đầu đã nói lên việc lo cho dân ( nhân nghĩa ) là việc cốt yếu . Không có dân thì không có vua . Dân là con , vua là trời . Ở câu thơ thứ hai , " quân điếu phạt " là đánh kẻ có tội . Cụ thể trong bài thì kẻ thù chính là kẻ xâm lược . "Trừ bạo " chính là tiêu giệt kẻ thù làm dân đau khổ . Hai câu thơ đầu nêu lên tư tưởng nhân nghĩa : " Chúng tôi đánh kẻ xâm lược là thực hiện tư tưởng nhân nghĩa , chính nghĩa để lo yên bình cho dân ".Đây chính là tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ , gần dân , vì dân của Nguyễn Trãi .