Trong “Chuyện người con gái Nạm Xương” có một chi tiết rất quan trọng, nhờ chi tiết ấy mà cốt truyện được phát triển. Đó chính là cái bóng của Vũ Nương, nguyên nhân trực tiếp gây nên những nỗi oạn khiên trong cuộc đời người phụ nữ đức hạnh. Dĩ nhiên với Vũ Nương, cái bóng thực chất chỉ là cái bóng nhưng với bé Đản thơ ngây thi cái bóng đó lại là cha mình, “một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Và khi lời nói bi bô về cái bóng của bé Đản đến tai Trương Sinh, thì cái bóng đã hoàn toàn không còn là cái bóng nữa, mà lại trở thành một người đàn ông có quan hệ mờ ám với Vũ Nương. Quả là chi tiết cái bóng được sáng tạo thật tài tình, một sự song trùng thật kì ào, thật đáng ngạc nhiên: bóng dần biến thành người, cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư, cái giả chập chờn trong cái thật. Không phải là người vô cùng thiết tha với hạnh phúc gia đình được sum vầy, đoàn tụ, Vũ Nương không thê nào nghĩ ra trò chơi với cái bóng. Nào ngờ chính trò chơi ấy làm tan nát gia đình nàng, bởi nó chứa đựng nhiêu yêu tố để nghi ngờ. Khi trỏ cái bóng in trên vách, hẳn là người thiếu phụ muốn con mình được nguôi đi cảm giác sống vắng cha nhưng hóa ra cái bóng lại là nguồn cơn của sự nghi ngờ, ghen tuông, đặc biệt lại là Trương Sinh, một người đã hay nghi ngờ. Người duy nhất có thể minh oan cho Vũ Nương là mẹ chồng nàng thì lại đã mất trước khi Trương Sinh trở về, rồi khi Trương Sinh phát hiện ra chi tiêt cái bóng là lúc chàng bế con đi thăm mộ mẹ, không có Vũ Nương đi cùng, chàng đang rất đau buồn vì mẹ mất. Rồi lời nói đó lại tự một đứa trẻ ngây thơ mới học nói, không biết nói dối là gì. Trương Sinh cũng không nói cho vợ chàng nghe điều ấy từ đâu. Không còn gì ngăn cản được cơn tức tối của kẻ thô bạo Trương Sinh khỏi nổ bùng. “Thú vui nghi gia nghi thất” - niềm mong ước duy nhất một đời của Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. “Bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tâm lòng son sắt của mình. Đến một đêm, khi đứa con chỉ cái bóng Trương Sinh là cha mình, cái bóng lại trở về là cái bóng nhưng Trương Sinh nhận ra thì đã quá muộn. Cái bóng đã đẩy nút chuyện lên đỉnh điểm và cũng chính cái bóng đã gỡ nút thắt mâu thuẫn để giải quyết câu chuyện. Cái bóng hàm chứa nỗi oan khuất của Vũ Nương, cũng là hình tượng cho những nguyên nhân dẫn đến cái chết của nàng.