Cảnh người dân hộ đê căng thẳng, vất vả đến cực độ đã được tác giả Phạm Duy Tốn thể hiện rất sinh động trong văn bản " Sống chết mặc bay " (1). Đã gần một giờ đêm, đây là thời điểm con người cần được nghỉ ngơi vậy mà dân phu vẫn phải đi hộ đê, chứng tỏ tình thế đã rất nguy ngập (2). Khúc đê ở làng X, phủ X đã bị thẩm lậu vì nước sống lên cao quá (3). Ngoài trời lúc này mưa to tầm tã, người dân đang khổ sở để chống chọi với sức nước trong đêm tối đói rét (4). Hàng trăm nghìn người dân phu từ đêm cho đến giờ đã dốc sức để bảo vệ cho khúc đê (5). Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê cho ta thấy được không khí làm việc thật khẩn trương "kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, ..." (6). Họ đã phải lao động cực nhọc dưới thời tiết mưa gió suốt từ chiều vì thế nên ai cũng đã mệt lử, lo lắng, sợ hãi (7). Một lần nữa, thủ pháp liệt kê lại được vận dụng để miêu tả một loạt các âm thanh "tiếng trống, tiếng ốc, tiếng xao xác gọi nhau" càng làm cho cảnh tượng thêm hỗn loạn và nhốn nháo (8). Dù trăm dân phu đang cố gắng dốc sức hộ đê nhưng vẫn không thể chống lại được với sức trời, sức nước (9). Tác giả đã khéo léo lồng ghép các nghệ thuật tăng cấp, tương phản và phép liệt kê vào bài để thông qua đó có thể bộc lộ sự cảm thông với tình cảnh của nhân dân (10). Đồng thời bộc lộ sự căm phẫn trước bọn quan lại hộ đê vô trách nhiệm, mải mê hưởng lạc mà bỏ mặc nhân dân trong cảnh nước sôi lửa bỏng (11).
* Chú thích : Câu bị động : Câu 1 - phần gạch chân.