* Gợi ý :
a) Mở đoạn :
- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề .
b) Thân đoạn : triển khai vấn đề .
- Giải thích tình cảm gia đình là gì ?
- Nêu ra những biểu hiện .
- Vai trò, ý nghĩa .
- Bàn luận, mở rộng (phản biện) .
c) Kết đoạn :
- Khẳng định vấn đề, liên hệ bài học .
* Đoạn văn tham khảo :
Qua ............, ta nhận thấy tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý đối với cuộc đời của mỗi người . Tình cảm gia đình là sự kết nối giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống, sống chung một mái nhà ; hoặc đó còn là sợi dây nối những con người tuy không chung gốc rễ nhưng luôn yêu thương, gắn bó , giúp đỡ lẫn nhau . Tình cảm gia đình được biểu hiện ở những thành viên trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau ; cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống ; cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc . Gia đình là nơi mỗi người được đón nhận tình yêu thương và hơi ấm nồng nàn của những người thân yêu ; là nơi chấp cánh những ước mơ cho mỗi người ; là nguồn động viên, cổ vũ, an ủi, sẻ chia cho ta những lúc vui buồn của cuộc đời ; cũng là tế bào xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội . Tuy nhiên, thực tế, xã hội vẫn có những người vì bận rộn công việc hay mải chạy theo giá trị vật chất, danh vọng, địa vị, mà quên đi tình cảm gia đình để chạy theo những quan hệ phù phiếm ; những biểu hiện sai trái đó đáng bị lên án và loại bỏ khỏi đời sống . Vì vậy, chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm gia đình và yêu thương, quan tâm đến những người thân của mình .