Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Choắt đã để lại trong lòng bạn đọc những suy ngẫm. Thật vậy, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh nhân vật Dế Choăt với những nét tương phản hoàn toàn với Dế Mèn. Đầu tiên, về ngoại hình Dế Choắt có phần gầy gò, xấu xí và yếu ớt hơn Dế Mèn. Trái ngược với hình ảnh khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn, thì Dế Choắt được miêu tả bằng những hình ảnh như: bẩm sinh yếu đuối, thân gầy gò và dài lêu ngêu như nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn giữa lưng, đôi càng bè bè, ăn sổi ở thì, ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Thứ hai, về tính cách của Dế Choắt thì bạn đọc có thể cảm nhận được sự hiền lành, lễ phép, điềm đạm, từng trải. Tính cách này được thể hiện qua việc Dế Choắt lúc nào cũng xưng hô với Dế Mèn là gọi anh, xưng em. Điều đáng chú ý nhất là lời trăn trối cuối cùng của Choắt với Dế Mèn là phải bỏ được thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ. Sự hy sinh của Choắt đã thay đổi con người Mèn sau này. Trước khi chết, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: "Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng tôi chỉ muốn khuyên anh một câu, ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì kiểu gì cũng rước họa vào thân". Câu nói của Dế Choắt không chỉ dành cho Dế Mèn cho câu chuyện mà còn là bài học dành cho tất cả những người đọc Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài. Lời khuyên của Dế Choắt là khuyên con người trong đời cần từ bỏ thói quen hung hăng, xốc nổi, kiêu ngạo và tự phụ, không dùng não suy nghĩ. Bởi vì những thái độ này sẽ sớm làm chúng ta gặp rắc rối trong cuộc sống. Thay vì vậy, lời khuyên của Choắt là con người cần có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, ham học hỏi và yêu thương mọi người xung quanh. Tóm lại, lời khuyên của choắt chính là bài học sâu sắc mà con người cần ghi nhớ trong cuộc sống để có cuộc sống tốt đẹp hơn.