Bài làm:
Ai đi xa mà không nhớ quê hương? Quê hương đã trở thành máu , thành thơ trong tâm hồn mỗi người , khó mà quên được. Hình ảnh về quê hương trong bài thơ là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì quá lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người, vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng trong long mỗi người .Các biện pháp nghệ thuật: Câu hỏi tu từ,điệp từ, so sánh, dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người. Những vần thơ ấy cứ ngân lên, cứ xoáy vào tâm tư của một người con mang dòng máu Việt. Có ai mà không nhớ quê, không yêu quê của mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái chèo, có dòng nước hiền hòa êm trong? Khi nghe bài thơ này, quê hương tuy chỉ có vài hình ảnh mà lại khiến người ta bùi ngùi nhớ thương, hay ít nhất cũng bồi hồi lắng nghe và tâm hồn trải rộng mênh mông.Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân và được phổ nhạc do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, cả hai đều nắm bắt được cái hồn của dân Việt, khiến một người con đi xa sẽ mãi thương nhớ quê hương.
Chúc bạn học tốt!
@Chanh
#BTS