Qua văn bản"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn,tác giả đã cho chúng ta thấy bản chất thật của bộ máy phong kiến xưa và nỗi khốn cùng của nhân dân. Dù được coi là quan cha mẹ của dân nhưng lại vô trách nhiệm đến đáng tận lương tâm.Dân đã khổ vì thiên tai,bão lũ,lại còn khổ hơn bởi sự ích kỉ của tên quan phụ mẫu kia.Nước sông càng dâng cao,ván bài của quan càng cao ,sự vui sướng ,nhàn nhã càng được thể hiện rõ. Để rồi khi đê bắt đầu vỡ,nước lũ nhấn chìm tất cả nhà cửa,tài sản của dân,những kẻ nịnh thần kia còn lo lắng,sợ sệt thì tên quan phụ mẫu lại quát tháo,đổ trách nhiệm lên đầu người khác"đê vỡ rồi..đê vỡ rồi,thời ông cách cổ chúng mày,thời ông bỏ tù chúng mày,..." .Có lẽ bởi: tính mạng người dân sao quan trọng bằng nước bài cao thấp,nước lũ có dâng cao hơn nữa thì có đâu ảnh hưởng đến thú vui nhàn nhã của hắn ta. Qua khắc họa lại hình ảnh của viên quan phụ mẫu , tác giả đã phê phán lối sống"đèn nhà ai nhà ấy rạng",cho ta thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới thời phong kiến.