Đoạn thơ đã tái hiện cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng. Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên thật đẹp! Đó là vào buổi sớm ban mai, khi mà bình minh lên chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc, riêng hổ lại có một giấc ngủ lạ đời " tưng bừng". Dường như vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát mẻ và cả những âm thanh tươi vui của vạn vật. Hoành hôn dần thế chỗ bình minh bằng hình ảnh "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng" và vầng mặt trời sắp lặn chỉ là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ. Một loạt những câu nghi vấn "Nào đâu...?", "Đâu...?" không có câu trả lời . Nó lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải, vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than, tiếng vọng đầy u uất, đau đớn, nuối tiếc: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?".
- câu trầnthuật: Đoạn thơ đã tái hiện cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng ( dùng để nêu nhận định)
- câu phủ định: Một loạt những câu nghi vấn "Nào đâu...?", "Đâu...?" không có câu trả lời
( câu phủ định bác bỏ)