Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc đặc biệt là nhân vật bé Thu. Ngay từ những dòng đầu của câu chuyện, người đọc dễ dàng nhận ra Thu là một cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng cũng rất thiệt thòi vì không được sống trong vòng tay âu yếm của cha. Khi được gặp lại ông Sáu sau một thời dai dài xa cách, ngỡ tưởng Thu sẽ nhận cha, ôm chầm lấy cha nhưng không, em đã phản ứng ngược lại. Cô bé nhìn ông Sáu với một thái độ dửng dưng, coi ông Sáu như người xa lạ. Những ngày cha em ở nhà, ông Sáu đã tìm mọi cách để bé gọi một tiếng "ba". Nhưng điều đó chỉ khiến bé Thu xa cách ông Sáu và đối xử tệ bạc với ông hơn. Đến ngày ông Sáu ra đi để trở lại chiến khu, mọi người như vỡ òa trong cảm xúc. Bởi lẽ bé Thu đã gọi một tiếng "Ba". Tiếng "Ba" như làm thổn thức tâm can ông Sáu. Hai cha con đã chạy ôm chầm lấy nhau rồi chia tay nhau trong chốc lát. Thật vậy, tuy Thu là một cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng em cũng thương yêu cha vô bờ bến. Đó là điều sáng giá nhất, phẩm giá quý nhất trong em.
=> Biện pháp tu từ: So sánh "coi ông..." => tác dụng khiến câu văn thêm gợi hình, gợi cảm. Thể hiện tâm trạng của bé Thu đối với ông Sáu.
Điệp ngữ "tiếng ba" => tạo nhịp điệu cho câu văn đồng thời thể hiện tình yêu nồng cháy của hai cha con bé Thu.