Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là một khúc ca về triết lí nhân sinh trong cuộc sống của con người: sống ân nghĩa thủy chung. Người lính sau khi trời khỏi chiến khu trở về với thành thị phồn hoa đô hội nên đã bỏ quên ánh trăng tri âm tri kỉ. Từ đó, gợi ra cho người đọc triết lí sống tình nghĩa, thủy chung với quá khứ đã qua, với cội nguồn của chính mình. Sống tình nghĩa thủy chung là không quên quá khứ, tổ tiên và những kỉ niệm của cảnh và người đã gắn bó sâu sắc với ta trong một hành trình dài gian khổ. Mỗi người đều có những quá khứ, nguồn cội riêng, nó sẽ là hành trang để níu giữ họ với những gì đang không ngừng đổi thay và họ bị cuốn vào sự phức tạp và phong phú ấy. Người biết sống tình nghĩa thủy chung sẽ biết phát huy giá trị văn hóa, đạo đức cội nguồn dân tộc, sống nhân văn và thấu hiểu nhân tình thế thái hơn. Hơn nữa, có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, cần biết gìn giữ và phát huy bởi suy cho cùng đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ và mãnh liệt. Con người ta phải luôn luôn nhớ về cội nguồn, nơi đã gắn bó máu thịt với mình. Chẳng thế mà ông cha ta đã có câu "uống nước nhớ nguồn". Vì vậy thế hệ trẻ hôm nay phải biết tiếp nối truyền thống cha ông, trở thành một con người sống có đạo lí, nguồn cội.