Hình ảnh thơ "Những chiếc xe từ trong bom rơi" là hình ảnh vừa tả thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Chất thơ lãng mạn ngay trên cái hiện thực, người đọc vừa thấy được sự khốc liệt của chiến trường vừa thấy được sự anh dũng và hào hùng thực sự của cuộc chiến ấy. Và những chiếc xe đó đã trở về chiến trường để tập hợp thành tiểu đội hoàn chỉnh, nơi chiến đấu của những người lính cùng nhau xông pha ra những cung đường Trường Sơn gian khổ. Hình ảnh thơ "Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" cũng là hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Những ô cửa kính vỡ không những không làm cho những người lính cảm thấy khó khăn bất tiện mà còn là cơ hội để những người lính gặp gỡ những người bạn lính khác để mà trao cho nhau những cái bắt tay ấm áp nồng nàn tình đồng chí đồng đội cao đẹp. Tình đồng chí đồng đội đó đã vượt qua tất thảy những khó khăn gian khổ của bom đạn chiến trường. Hình ảnh thơ "Bếp Hoàng Cầm" và đại từ "ta" cho thấy niềm tự hào và yêu quý vô ngần của những người lính đối với gia đình thực sự của mình ở chiến trường. Chao ôi! Họ cùng nhau chung bếp đũa, ngồi bên bếp Hoàng Cầm và coi nhau là một gia đình thực sự Định nghĩa mới sáng tạo đó là cùng nhau ăn những mâm cơm là một gia đình thực sự, trao nhau tình yêu thương và tình đồng đội thắm thiết. Hình ảnh thơ "Võng mắc chông chênh đường xe chạy" cho thấy hoàn cảnh gian khó của những người lính. Từ láy gợi hình "chông chênh" cho thấy những vất vả, gian truân của những người lính. Thế nhưng, từ "Lại đi" được lặp lại hai lần cùng với đó là hình ảnh trời xanh thêm cho thấy khát vọng và chí hướng cao đẹp đi tới những cung đường mới để hoàn thành nhiệm vụ của những người lính. Tóm lại, hai khổ thơ đã khẳng định được tình đồng chí đồng đội cao đẹp của những người lính Trường Sơn ngay trong hoàn cảnh khó khăn của chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
*** câu phủ định là câu in đậm thứ nhất
*** câu đặc biệt là câu in đậm thứ hai