Từ bao đời nay, hoa sen chính là quốc hoa, là loài hoa biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc Việt Nam. Hoa sen còn được gọi là hoa của Phật, do có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thế nhưng, khắp mọi miền của đất nước Việt Nam, thực sự không khó gì để có thể bắt gặp loài hoa mang trong mình vẻ đẹp của nhân dân Việt Nam ấy. Tại miền Bắc, sen chỉ mọc được vào mùa hè do không chịu được thời tiết lạnh lẽo của mùa đông. Còn ở trong miền Nam, đặc biệt là ở vùng Đồng Tháp Mười, sen bốn mùa khoe sắc thắm tươi. Cấu tạo của một cây sen gồm ba phần: rễ, thân và lá. Phần rễ thường có màu trắng ngà nằm sâu bên dưới lớp bùn đất, đan xen vào nhau dày đặc. Phần bên trên là lá sen to bản chống đỡ cho phần thân trên đẹp vô cùng. Lá sen to bản, mặt trên không thấm nước, trơn láng và có những đường vân trắng nhạt. Lá sen khi còn non thì vẫn còn cuộn xoắn tít vào trong nhưng dần dần được gió cuộn mở ra. Thân sen thường dài khoảng vài chục cm màu xanh thẫm, có những chiếc gai nho nhỏ dày đặc bám vào thân để tránh các loài côn trùng gây hại. Điểm nổi bật nhất của cây hoa sen đó chính là hoa sen. Hoa sen có màu hồng đào tuyệt đẹp và phổ biến nhất, ngoài ra còn có màu trắng tinh khiết cũng đẹp không kém. Trên đài hoa sen, các cánh hoa sen tỏa ra các phía đều nhau, nhưng đầu cánh lại cùng chụm ở đài sen, thể hiện sự tròn đầy, viên mãn và bung tỏa rực rỡ. Hương thơm của hoa sen dịu nhẹ chứ không nồng nàn. Sở dĩ hoa sen là loài hoa thanh cao vì nó ít khi bị ong bướm đến và mọc được từ nơi bùn lầy tựa như hình ảnh của những con người Việt Nam chịu thương chịu khó, lam lũ, cần cù. Sen đem đến nhiều ứng dụng cho đời sống của con người. Hạt sen có thể dùng để chế biến món ăn bổ dưỡng, chữa mất ngủ và tăng cường sức khỏe. Tâm sen dùng để đun trà, lá sen dùng để gói cốm. Thân tre còn được dùng để lấy sợi, và là một trong những loại sợi hiếm nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, sen mọc thẳng từ nơi bùn lầy còn là biểu tượng, tượng trưng cho khí phách, tinh thần, khí cốt của người dân Việt Nam thanh cao, dù ở trong điều kiện khó khăn và lam lũ.