Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã thể hiện rất rõ ràng về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Đó là cuộc sống của ba người con gái Định, Nho và Thao trên tuyến đường Trường Sơn đầy mưa bom, bão đạn. Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, lấp đất vào hố bom khi bom đã nổ và nếu có bom chưa nổ thì phải phá đi để lấy đường cho xe tải chạy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén. Mặc dù sống trong hoàn cảnh gian khổ như vậy nhưng điều gây cho chúng ta sự xúc động và bất ngờ chính là việc mà những người con gái ở nơi đây không hề bị ảnh hưởng, sợ hãi mà luôn giữ cho mình sự hồn nhiên, ngây thơ của những người con gái đang độ tuổi thanh xuân tươi đẹp. Họ thích hát, thích ăn kẹo, thích thêu thùa,…. đôi khi lại có những nỗi sợ hết sức bình thường: sợ máu và vắt. Cả ba cô gái cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội. Cô ngày nào cũng làm nhiệm vụ phá bom, là người con gái dũng cảm và quyết đoán, cô luôn nghĩ tới công việc của mình mỗi khi làm việc. Cô còn là người con gái hay mơ mộng, thích được hát, giàu tình yêu thương mọi người xung quanh. Bài thơ này đã thể hiện hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Họ chính là nhưng vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý.