Đề 2:
I) Mở bài
- Văn bản "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp đã bày tỏ một số phương pháp học tập về mối quan hệ giữa "học" và "hành" trong đời sống của mỗi con người học sinh ở thời xưa và nay.
- Một trong những phương pháp giúp con người tìm đến con đường tốt nhất cho mình để mà thành công, không phải ai cũng có.
II) Thân bài
- Theo Luật học pháp: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa người với người.
- Những ý kiến của ông rất chính xác, lúc đầu học chỉ để bồi lấy gốc, sau tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, từ kiến thức mở đầu đến quá trình học tập trình tự nâng cao lâu dài.
- "Học" và "hành" là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động sách học tập ở nhà trường
- Hành là vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống.
- Học là cơ sở của hành. Vì sao có điều đó ?
- Nếu "học" không được đi đôi với "hành" thì sao ?
- Nếu "hành" không được bắt đầu từ "học" thì sao ?
- Bởi vậy "học" với "hành" quan trọng như thế nào ?
- Có thể trích một câu thơ trong bài để mở rộng:
Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ý nghĩa ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: Nguyễn Thiếp đã bày tỏ về mục đích của việc học là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn
Iz
III) Kết bài
- Từ việc tìm hiểu "Bàn luận về phép học", Nguyễn Thiếp giúp ta nhận thấy hai yếu tố "học" và "hành" đều có tầm quan trọng như nhau và có quan hệ mật thiết với nhau, ta không nên coi nhẹ mặt nào.
- Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao và cải thiện: "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên".