Dân gian ta từ xưa đã luôn đề cao sự trung thực, lên án những thứ giả dối. Trung thực là điều mà con người cần phải có bởi lẽ người xưa quan niệm"Một sự bất tin, vạn sự bất tin".
Trung thực từ lâu đã là đức tính quý báu của con người, có giá trị trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.
Trước hết, trung thực đem đến những ý nghĩa sâu sắc cho chính bản thân mình. Đầu tiên, nó giúp con người thấy lòng thanh thản. Thử tưởng tượng nếu nói dối, con người sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, sợ sệt nhưng trung thực thì lại ngược lại, con người tự tin với lòng mình hơn. Đồng thời, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người trung thực luôn nhận được sự quý mến, tình cảm tích cực của người khác. Nhận thức đúng về bản thân, không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân chính là một giá trị khác của trung thực. Ai đó đã nói " Khi tôi trung thực với chính mình thì không có lý gì khiến tôi không trung thực với người khác". Bởi vậy trong mối quan hệ với người kháccũng cần trung thực. Đầu tiên là do ta có những đánh giá đúng về người khác. Từ đó giúp họ sống tốt hơn, phát huy những thế mạnh, giúp họ nhận thức, sữa chữa khuyết điểm, hoàn thiện mình.Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn.
Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa phải thổ lộ hết lòng mình cho tất cả mọi người biết. Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác. Trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ con người sống giả tạo, thói đạo đức giả, thiếu sự trung thực với mình và người khác.
Vì vậy mỗi người phải tự rút ra bài học cho bản thân mình. Hãy thẳng thắn, thành thật ngay cả với bản thân và với người khác.