MB : - Giới thiệu vấn đè nghị luận : tình yêu thương con người
- Trích dẫn câu tục ngữ : " Thương người như thể thương thân "
TB :
1-Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2- Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.
- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,… Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3- Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
- Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.
- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.
- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.
Thương người như thể thương thân là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thể hiện tấm lòng bao la lương thiện của con người. Chính vì vậy, khi chúng ta có thể giúp đỡ người khác thì nên giúp đỡ, không nên thờ ơ với những nỗi đau của người xung quanh mình.
KB : - Khẳng định bài học và ý nghĩa mà câu tục ngữ mang lại.
** Bài viết tham khảo
Tình yêu thương là một tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng của con người . Nó giúp ta biết cách quan tâm, yêu thương và sẻ chia với những nỗi đau của người khác, đồng thời khiên ta biết sống nghĩa tình hơn. Để khuyên bảo con cháu sống phải có tình yêu thương, ông cha ta có câu " Thương người như thể thương thân " .
Tinh thần tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân chính là đạo lý làm người tốt đẹp của ông cha ta đã để lại cho con cháu ngày nay.Qua những câu nói của mình ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu phải biết quan tâm tới những số phận hoàn cảnh khó khăn hơn mình trong cuộc sống. Thể hiện tình cảm giữa con người với nhau cần có sự bác ái.
Thông qua những câu tục ngữ, ca dao này cũng thể hiện tinh thần đoàn kết biết thương người, chia sẻ những khó khăn với những con người thiếu may mắn trong cuộc sống.
Thương người như thể thương thân thể hiện tình cảm nhân ái giữa người với người trong xã hội với nhau. Nó thể hiện sự chia sẻ giúp đỡ giữa những trái tim nhân hậu với nhau. Nó thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc ta.
Hàng năm, đồng bào miền trung của nước ta thường hay bị thiên tai lũ lụt làm mất đi nhà cửa, của cải vật chất. Những lúc như vậy bà con đồng bào miền trung thường rất khó khăn, nhưng lúc đó nhân dân cả nước thường đùm bọc, nhường cơm sẻ áo, tìm cách giúp đỡ bà con đồng bào miền trung qua cơn hoạn nạn khó khăn, gây dựng lại những nếp nhà sau bão.
thương người như thể thương thân
Tinh thần này thể hiện tấm lòng thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của ông cha ta thường khuyên nhủ con cháu.
Câu nói này thể hiện tinh thần bao la tình thương người mênh mông, thương người như thương chính bản thân mình, thể hiện sự cao thượng của tình người bao la. Tình thường giữa con người với con người trong cộng đồng là tình cảm vô cùng cao quý. Thể hiện lòng thương người như thể thương thân sâu sắc.
Trong một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có viết rằng “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi“.
Điều này thể hiện sự nhân hậu, tình thương người luôn thường trực trong mỗi trái tim chúng ta, nó chỉ chờ cơ hội để bộc phát ra ngoài trở thành hành động có ý nghĩa mà thôi.
Tình thương người không có giới hạn. Nó vượt qua mọi không gian và thời gian. Nhiều người nước ngoài nhưng khi đến Việt Nam nhìn thấy hoàn cảnh của những em bé mồ côi đáng thương đã không ngại ngần tìm cách giúp đỡ, nhận làm con nuôi, trở thành mạnh thường quân che chở cho em bé mồ côi cho tới khi trưởng thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những người có lòng thương người như thể thương thân vẫn có những con người ích kỷ, chỉ nghĩ tới cuộc sống của mình thờ ơ với nỗi đau khổ của những người xung quanh, của đồng loại, thể hiện tính cách ích kỷ, tàn nhẫn.
Thương người như thể thương thân là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thể hiện tấm lòng bao la lương thiện của con người. Chính vì vậy, khi chúng ta có thể giúp đỡ người khác thì nên giúp đỡ, không nên thờ ơ với những nỗi đau của người xung quanh mình.