Truyền thống Việt Nam ta nổi tiếng với những câu ca dao, tục ngữ , đạo lí dạy con người phải biết "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đúng vậy , sống trên đời được giúp đỡ thì cũng phải biết ngỏ lòng biết ơn . Hiểu đơn giản lòng biết ơn là luôn trân trọng những những gì mà được người khác trao , tặng, là thái độ ghi nhớ chân thành khi được nhận. Lòng biết ơn xuất hiện từ hành động, cử chỉ lời ăn tiếng nói của con người , nó phải thực sự xuất phát từ con tim . Lấy ví dụ gần gũi nhất, thường ngày nhất đối với học sinh chúng ta là luon hiếu thảo , chăm ngoan nghe lời ông bà, cha mẹ , đó cũng là lòng biết ơn ơn nghĩa sinh thành . Hay truyền thống thờ phụng tổ tiên, tri ân thầy cô 20-11....Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để từ đó biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn như cỗ máy đánh giá nhân cách con người chúng ta vậy . Xung quanh ta nhiều người tốt việc tốt, vì vậy hơn hẳn từ sâu con tim hãy ngỏ lòng biết ơn đó . Nhất là trong tình hình dịch bệnh ngày nay, phải biết ơn lắm những chiến sĩ áo trắng, những người phòng dịch ở tuyến đầu và cả những vị lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước ta . Lòng biết ơn ấy dần ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để từ đó biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Bản thân tôi đây cũng sẽ học theo đạo lí này, bởi đó là cái nguồn rễ đơn giản nhất uốn nắn con người tôi nên người . Cũng thật phê phán những kẻ bội bạc, vong ơn bội nghĩa , chỉ biết trục lợi cá nhân,chỉ biết nhận lại mà không biết cảm kích, đáp lại. Những người đó tự tách mình ra cộng đồng, xã hội, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động của người khác. Để một xã hội phát triển bởi con người ý thức, hãy là một người sống có lòng biết ơn để có lối sống văn hóa,từ đó khẳng định phẩm chất cao quý của con người.