"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi còn không"
Ở khổ thơ trên nói về một bé mà ai cũng biết, một người trẻ tuổi đưa thư, không còn xa lạ gì nữa là cậu bé Lượm. Khổ thơ trên lấy từ một đoạn của bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu - Nguyễn Kim Thanh. Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh giản dị để nói về cậu bé Lượm qua bài thơ, làm cho người đọc bị cuốn hút một cách kì lạ. Đoạn thơ trên là đoạn mà làm cho tôi nhớ mãi, nhớ mãi và không quên. Đó là hình ảnh mà cậu bé Lượm bị giặc Pháp bắn hạ khi đi đưa thư. Sau khi bị bắn, Lượm đã ngã nhào xuống một ruộng lúa một cách tuyệt vọng. Khi té xuống ruộng Lượm vẫn còn cố nắm chặt bông, tôi nghĩ có lẽ Lượm vẫn còn lưu luyến với cuộc sống hay còn muốn cống hiến sức lực cho tổ quốc. Rồi khi Lượm đã trót hơi thở cuối cùng thì tác giả đã sử dụng một câu cho sự hy sinh đó là "Lượm ơi còn không". Cảm nhận của tôi khi đọc bài thơ là một cảm nhận rất khó hiểu. Lúc tôi lo cho Lượm, còn lúc cảm thấy lưu luyến với sự hy sinh của Lượm... Nên rất khó nói ra, muốn nói nhưng chẳng thể nói được, còn muốn nói nhưng lại không biết cách để diến lời. Nên tôi cứ ngậm ngùi mà thương cho Lượm thôi!.