1. Bộ máy chính quyền Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ trong triều đình. Trong triều có sự tham gia của các nhà sư vì những đóng góp của họ trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân[2]. Vua Đinh phong cho các quan văn võ:
Nguyễn Bặc làm Định quốc côngĐinh Điền làm ngoại giápLưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư (chức vụ coi việc hình án)Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân,Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sưTrương Ma Ni làm Tăng lụcĐạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.Năm 975 vua Đinh ban quy định áo mũ cho các quan văn võ[3]. Bộ máy chính quyền nhà Đinh vẫn được xem là đơn sơ[4].
2. Quân đội
Theo sử sách, quân đội nhà Đinh có mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy tổng số theo lý thuyết là 1 triệu người.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhiều ý kiến cho rằng con số đó không có thực. Chữ Thập, theo Lê Văn Siêu, chỉ mang tính khái quát toàn thể về cách tổ chức kiểu "ngụ binh ư nông" như nhà Lý sau này, thời bình cho làm ruộng, chỉ huy động khi cần[5]; còn Trần Trọng Kim ước đoán quân đội nhà Đinh nhiều nhất chỉ có đến 10 vạn người[6].
3. Pháp luật
Do ảnh hưởng nhiều năm từ thời loạn lạc, có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu tuân theo luật lệ. Do đó vua Tiên Hoàng dùng pháp luật nghiêm ngặt để trừng trị.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc này:
Vua [Đinh Tiên Hoàng] muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm[3]. Trần Trọng Kim cho rằng "hình uy nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những hình luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên"[6].