X, Y là 2 hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Phân tử mỗi chất đều chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khối lượng mol của Y gấp 1,5 lần của X. Đốt cháy hết 0,02 mol hỗn hợp X, Y cần 0,05 mol oxi. Tìm CTPT của X, Y.
X, Y có dạng CxHyOz
%O = 16z/(12x + y + 16z) = 53,33%
—> 12x + y = 14z
Điều kiện: x, y, z nguyên dương, y chẵn, y ≤ 2x + 2
Nếu z = 1 —> 12x + y = 14 —> x = 1 và y = 2
Nếu z = 2 —> 12x + y = 28 —> x = 2 và y = 4
Nếu z = 3 —> 12x + y = 42 —> x = 3 và y = 6
…
Dễ thấy X, Y có dạng CxH2xOx
CxH2xOx + xO2 —> xCO2 + xH2O
0,02………….0,05
—> 0,02x = 0,05
—> x = 2,5
—> Một chất có ít hơn 2,5C và 1 chất có nhiều hơn 2,5C
Nếu X là CH2O —> MX = 30 —> MY = 45: Loại
Nếu X là C2H4O2 —> MX = 60 —> MY = 90 —> Y là C3H6O3
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất của lưu huỳnh với sắt sau phản ứng thu được một chất rắn có khối lượng khác khối lượng hợp chất đem đốt 1g và khí X, khí X làm mất màu hoàn toàn 200ml dung dịch Br2 0,25M thu được dung dịch Y. Xác định công thức hợp chất ban đầu
Trộn 12,204 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 5,568 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho hết Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,672 mol KHSO4 kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa 100,092 gam muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,012 mol H2. Thêm NaOH vào Z (đun nóng) đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và khí ngừng thoát ra thì cần vừa đủ 0,684 mol NaOH. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,8 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 3,25 B. 3,85 C. 4,10 D. 3,21
Hỗn hợp Q gồm m gam (X, Y, Z) là ba peptit được cấu thành từ các aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của Glyxin (tỉ lệ 1 : 2 : 3) và 0,5 mol 3 este đơn chức (E, F) đơn chức, no, mạch hở (tỉ lệ mol 1 : 2 : 3). Thủy phân hoàn toàn Q trong 1,2 mol NaOH. Sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp M gồm muối của Gly, Ala, Val (tỉ lệ mol 1 : 1 : 3) và hai ancol đơn chức A và B (tỉ lệ mol 1 : 1). Thực hiện phản ứng đốt cháy hoàn toàn M thu được hỗn hợp sản phẩm G có khả năng tạo tối đa 0,5 Kg kết tủa trắng với nước vôi trong. Biết tổng số nguyên tử O trong (X, Y, Z) là 15 và %mO trong Q là 22,444%. Giá trị của m gần nhất và Z là:
A. 43 gam, hexapeptit
B. 57 gam, heptapeptit
C. 57 gam, hexapeptit
D. 43 gam, heptapeptit
Cho 45,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,3 gam thì dừng điện phân. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 6,72 gam bột Fe.
B. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì nước bắt điện phân ở cả 2 cực.
C. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,09 mol khí H2.
D. Dung dịch sau điện phân tác dụng tối đa với dung dịch chứa 7,2 gam NaOH.
Cho hỗn hợp H gồm Ba, Na, K, Al (Na và K có số mol bằng nhau) tác dụng hết với 300ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X trong suốt và 10,752 lít H2 (đktc). Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 0,4M vào dung dịch X đến khi khối lượng kết tủa Al(OH)3 cực đại thì dùng hết 150ml. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch còn lại thu được 44,4 gam muối. Phần trăm khối lượng Ba trong H là
A. 49% B. 53% C. 48% D. 31%
Hỗn hợp E gồm 2 axit cacboxylic đa chức mạch hở. Cho 33,48 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH dùng dư 25% so với lượng phản ứng, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn X. Đốt cháy hết m gam X cần vừa đủ 0,41 mol O2, thu được 21,78 gam CO2. Biết 2 axit có tỉ lệ mol 14:3. Khối lượng của axit có phân tử khối lớn hơn là:
A. 8,1 B. 6,84 C. 25,2 D. 8,28
Cho m gam oxit của kim loại M tác dụng hết với 490 ml dung dịch axit H2SO4 1,00 M thu được dung dịch X. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,00 M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 67,82 gam muối khan. Xác định giá trị m và công thức của oxit kim loại M.
Nung m gam hỗn hợp Al và Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được 26,24 chất rắn X và 3,528 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X trong 1,32 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch chỉ chứa 79,04 gam các muối sunfat trung hòa và 3,92 lít hỗn hợp 2 khí không màu, có một khí hóa nâu trong không khí có tỉ khối Z so với H2 là 9. Giá trị m gần bằng
A. 32,3 B. 32,7 C. 33,4 D. 33,7
Este X no, hai chức, mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức có các đặc điểm sau:
– Ðốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng.
– Thủy phân hoàn toàn X trong môi truờng axit thu được chất Y; chất Z và chất T. Biết rằng Y và Z hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và đều cho được phản ứng tráng gương.
Phát biểu không đúng là
A. Trong X chứa hai nhóm –CH3.
B. Ở điều kiện thường, chất T có khả năng hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Chất T tác dụng được với NaHCO3 thấy khí không màu thoát ra.
Đốt cháy hoàn toàn a mol este X mạch hở cần dùng 3,5a mol O2 thu được b mol CO2 và (b-a) mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn một lượng X trong 400,0 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng (lấy dư), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan gồm ba chất và ancol Y đơn chức. Oxi hóa toàn bộ lượng Y bằng CuO sau đó cho sản phầm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 28,90 B. 26,48 C. 20,05 D. 32,54
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến