Axit dạ dày thực hiện 3 chức năng chính:
- Thủy phân các chất trong thức ăn: axit clohydric (HCl) trong dạ dày là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất đường, bột và chất đạm thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ được.
- Sát khuẩn: Tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn.
- Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị trong dạ dày
Chính bởi thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng này trong hệ tiêu hóa, nên nhiều chuyên gia khẳng định lượng axit clohydric là yếu tố quyết định tới các bệnh trong dạ dày, đặc biệt cần chú ý tới viêm loét dạ dày, tá tràng.
- thiếu axit dạ dày :
Nếu thiếu lượng axit dạ dày cần thiết, người ta dễ mắc bệnh đầy hơi, khó tiêu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Thậm chí còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại gia tăng và gây ra các bệnh ung thư
Thừa axit dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng
Nếu dư thừa axit dạ dày, người mắc phải sẽ có một số những triệu chứng biểu hiện như sau:
- Xuất hiện cảm giác khó chịu, đầy hơi, miệng chua hoặc hôi miệng và thường bị ợ chua.
- Dạ dày không tốt cũng khiến cho làn da trở nên khô ráp, xuất hiện mụn nhọt nhiều hơn.
- Đôi khi căng thẳng, khó chịu, làm việc mất tập trung.
Trong hóa học, axit có tính chất chung là ăn mòn, nếu lượng axit dạ dày dư thừa quá nhiều mà không được sử dụng thì lượng axit dạ dày này sẽ phá hoại thành dạ dày hoặc thực quản bị trào ngược. Nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh vô cùng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày,…thậm chí gây tổn hại đến gan và thận đồng thời giảm sức đề kháng của người bệnh và dễ mắc những bệnh mạn tính nghiêm trọng khác như gout, ung thư, sỏi thận…