@Thithiphan
Gửi ạ!
Phân tích Bài ca ngất ngưởng
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Công Trứ: là một nhà văn có tính cách "Ngông".
- Giới thiệu chung về "Bài ca ngất ngưởng".
2. Thân bài:
a. Cảm hứng chủ đạo
- Tập trung vào từ “ngất ngưởng”
+ Tên nhan đề
+ Lặp lại bốn lần trong bài thơ
=> Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả
=> Nghĩa bóng: cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.
b. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan (sáu câu thơ đầu)
- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).
- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.
- “Ông Hi Văn…vào lồng”:
+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng” => diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ => cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời
+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.
- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:
+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)
=> Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn
+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên
=> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.
=> Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng, khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.
3. Kết bài:
Cảm nhận chung về bài thơ.