* Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng:
- Phong trào công nhân là cơ sở để tiếp thu sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lenin, lí luận cách mạng GPDT của Nguyễn Ái Quốc. Qua đấu tranh tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức chính trị của công nhân được nâng lên. Phong trào đấu tranh đã có tổ chức lãnh đạo chặt chẽ. Giai cấp công nhân ngày càng nhận thức được rõ sức mạn, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình
- Đến cuối năm 1929, phong trào CN Việt Nam có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và giai cấp công nhân thực sự trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác. Phong trào công nhân đã đóng vai trò trung tâm trong phong trào GPDT có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng Vô sản
- Phong trào công nhân phát triển mạnh đã thúc đẩy nhanh quá trình nhanh chóng thành lập các tổ chức cộng sản năm 1929 để đến đầu năm 1930 Nguyễn Ái Quốc thống nhất thành ĐCS Việt Nam
- Đảng cộng sản VN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lenin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Như vậy phong trào công nhân là 1 nhân tố để thành lập ĐCS Việt Nam