Việc tăng cường kết cấu hạ tâng giao thông vận tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ vì :
- Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế vùng
+ Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng ( một số loại khoáng sản, tài nguyên lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản,.) cho phép phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành
+ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế ( do chiến tranh, do thiên tai, phân bố không đều) làm ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ
- Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng :
+ Việc nâng cấp các cảng biển hiện có ( Cửa Lò,..) xây dựng và hoàn thiện một số cảng nước sâu ( Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút vốn đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế cảng biển
+ Phát triển ngành thủy sản (khai tahcs, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu) và ngành du lịch
- Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và quốc tế
+ Giao lưu với các vùng phía bắc và phía nam thông qua quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường Hồ Chí Minh; mở rộng trao đổi hàng hóa với Lào thông qua các tuyến đường quốc lộ 7,8,9
+ Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới ( Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế ở phần phía tây của vùng
Hiện nay các hoạt động kinh tế tập trung ở đồng bằng duyên hải trong khi phần lớn phía tây còn chậm phát triển. Việc nâng cấp các tuyến đường theo chiều Đông - Tây góp phần khai thác các tiềm năng của vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ vùng