Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Bài tập Sinh Học lớp 12". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NST
Câu 1: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A. AAa x AAa. B. AAa x AAaa. C. AAaa x AAaa. D. A, B, C đúng.
Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 4: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có KG Aaa thì kquả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kquả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 7: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.
Câu 8: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
- PAGE 12 -
BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NST
Câu 1: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A. AAa x AAa. B. AAa x AAaa. C. AAaa x AAaa. D. A, B, C đúng.
Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 4: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có KG Aaa thì kquả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kquả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 7: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.
Câu 8: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 9: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 10: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbdEe.
Câu 11: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
A. 11 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 1 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 12: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?
A. 7. B. 14. C. 35. D. 21.
Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là
A. AAaa x AAAa B. AAAa x AAAa C. AAaa x AAAA D. AAAA x AAAa
Câu 14: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa
A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4.
Câu 15: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
A. 2/9 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/2.
Câu 15: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba là
A. 2n-1 B. 2n+1 C. 3n+1 D. 3n-1
Câu 17: Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2NST được gọi là
A. thể một B. thể ba C. thể bốn D. thể không
Câu 18: Một loài sinh vật có bộ NST 2n=18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là
A. 19 B. 20 C. 17 D. 16
Câu 19: Nhóm các kiểu gen nào sau đây có thể được tạo ra từ việc gây đột biến đa bội trong quá trình nguyên phân của cây 2n?
A. AAaa, Aaa, aaaa, AAa B. AAaa, AAAA, aaaa
C. Aaa, AAaa, Aaaa D. AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa
Câu 20: Phép lai Aaa x AAa. Nếu các giao tử lưỡng bội và đơn bội đều thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ
A. 6,25% B. 25% C. 1/12 D. 1/16
Câu 21: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O. B. AaB, b. C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O.
BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN.
Câu 1 : Ở phép lai ♂ Aabb x ♀aaBb. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái diễn ra bình thường thì qua thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử có KG :
A. AaaBb, Aaabb, aBb, abb. B. AaaBb, Aaabb, aBb, abb.
C. aaaBb, aaabb, aBb, abb. D. AaaBb, aaaBb, Abb, abb.
Câu 2 : Ở phép lai ♂ AabbDd x ♀aaBbDd. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân 1 và cùng đi về một giao tử, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái diễn ra bình thường. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử đột biến :
A thể ba kép, thể một kép. B. thể bốn, thể một kép.
C. thể bốn, thể không. D. thể không, thể ba kép.
Câu 3 : Một cơ thể có KG AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân có 8% số tế bào bị rối loạn phân ly của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Các NST khác phân ly bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử đột biến mang gen AbbD với tỉ lệ
A.8%. B. 16%. C. 1%. D. 11,5%.
Câu 4 : Một cơ thể có KG AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân có 8% số tế bào bị rối loạn phân ly của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Các NST khác phân ly bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABD với tỉ lệ
A.8%. B. 16%. C. 11,5%. D. 1%.
Câu 5 : Ở phép lai ♂ AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có KG AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở :
A. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái.
B. lần giảm phân 1 của hai giới.
C. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái.
D. lần giảm phân 1 của giới đực và giảm phân 2 của giới cái.
Câu 6 : Ở phép lai ♂ AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có KG AAAabbbb. Đột biến được phát sinh ở :
A. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái.
B. lần giảm phân 1 của hai giới.
C. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái.
D. lần giảm phân 1 của giới đực và giảm phân 2 của giới cái.
Câu 7 : Ở phép lai ♂ AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có KG AAaaBBbb. Đột biến được phát sinh ở :
A. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái.
B. lần giảm phân 1 của cả hai giới hoặc lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái.
D. lần giảm phân 1 của giới đực và giảm phân 2 của giới cái.
Câu 8: Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể đực diễn ra bình thường. Ở phép lai ♂ AaBB x ♀aaBb sẽ sinh ra thể ba có KG là
A. AaBBb hoặc aaBBb. B. AaBBB hoặc aaBBB.
C. AAaBBb hoặc AaaBBb. D. AaaBBB hoặc aaaBBB
Câu 9: Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể đực diễn ra bình thường. Ở phép lai ♂ AaBb x ♀aaBb sẽ sinh ra thể một có KG là
A. Aab, aab hoặc AaB, aaB. B. aaB, aab hoặc Aab, aaB.
C. AaB, aab hoặc Aab, aaB. D. AaB, Aab hoặc aaB, aab.
Câu 10 : Một loài TV có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1, đảo 1 đoạn ở NST số 3, lặp 1 đoạn ở NST số 4. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử không mang đột biến ?
A. 87,5%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%.
Câu 11: Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân 2. Ở phép lai ♂ Aabb x ♀aaBb, sự kết hợp giữa giao tử đực n + 1 với giao tử cái n + 1 sẽ tạo ra thể 3 kép có kiểu gen là:
A. AaaBBb hoặc aaabbb. B. AaaBbb hoặc Aaabbb. C. AaaBbb hoặc aaabbb. D. AaaBBb hoặc Aaabbb
Câu 12: Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân 2. Ở phép lai ♂ Aabb x ♀aaBb, sự kết hợp giữa giao tử đực n - 1 với giao tử cái n + 1 sẽ tạo ra thể 3 kép có kiểu gen là:
A. aBBb hoặc abbb. B. Aaab hoặc abbb. C. aBbb hoặc ABbb. D. aBBb hoặc Abbb
Câu 13 : Ở một loài TV, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b, alen b không có khả năng tổng hợp protein nên quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Nếu sự xuất hiện các cây hoa trắng ở phép lai trên là do đột biến số lượng NST thì đó là loại đột biến nào sau đây ?
A. Lệch bội thể một hoặc lệch bội thể không. B. Lệch bội thể ba hoặc lệch bội thể một.
C. Lệch bội hoặc đa bội. D. Đột biến tam bội hoặc đột biến lệch bội thể ba.
Câu 14 : Trong quá trình giảm phân của giới đực , cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của giới cái, NST mang cặp gen Bb ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 2. Ở phép lai ♂ AaBb x ♀AaBb, quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến sẽ tạo ra những loại thể đột biến nào sau đây ?
A. Thể bốn, thể ba, thể một, thể không. B. Thể bốn, thể không.
C. Thể ba kép, thể ba, thể một, thể một kép. D. Thể ba kép, thể bôn, thể một kép, thể không.
Câu 15 : Trong một phép lai, quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái có cặp NST thứ ba không phân ly đã tạo ra loại giao tử (n+1) ; ở con đực có cặp NST thứ 6 không phân ly đã tạo ra loại giao tử (n+1). Giao tử đực (n+1) thụ tinh với giao tử cái (n+1) nói trên tạo ra hợp tử. Hợp tử phát triển thành thể đột biến nào sau đây ?
A. Thể ba kép. B. Thể ba kép hoặc thể bốn. C. Thể bốn. D. Thể ba hoặc thể bốn.
Câu 16 : Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân ly bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ
A. 87,5%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%.
Câu 17: Ở phép lai ♂ AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có KG AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở :
A. lần giảm phân 1 của giới này và giảm phân 2 của giới kia.
B. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C. lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
D. lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
Câu 18: Ở một loài TV, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có KG AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có KG
A. Aab, AAB, aaB, aab, B, b. B. AaB, Aab, B, b.
C. AABB, AAbb, aaBB, aabb. D. AAB, AAb, A, a.
Câu 19: Ở một loài TV, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có KG AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có KG
A. AAb, AAB, B, b. B. AAB, Aab, B, b. C. AaB, Aab, B, b. D. AAB, AAb, A, a.
Câu 20: Cho 2 cây lưỡng bội có KG AA và aa lai với nhau được F1. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa. Kiểu gen của các cơ thể tứ bội này là:
A. AAAA. B. AAAa. C. AAaa. D. aaaa
Câu 21: Ở một loài TV, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có KG Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có KG
A. AAbb, aabb. B. Aab, b, Ab, ab. C. AAb, aab, b. D. Abb, abb, Ab, ab.
Câu 22: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, ở đời con của phép lai AAaa x Aaaa sẽ có có loại KG và số loại KH là
A. 4 kiểu gen và 2 kiểu hình. B. 5 kiểu gen và 2 kiểu hình.
C. 4 kiểu gen và 3 kiểu hình. D. 6 kiểu gen và 2 kiểu hình.
BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI.
Câu 1: Một loài ĐV có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cón lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
A. 49,5%. B. 99%. C. 80%. D. 40%.
Câu 2: Ở một loài TV có bộ NST 2n = 32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một ( 2n -1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 100%. B. 50%. C. 75%. D. 25%.
Câu 3: Một cá thể ở một loài ĐV có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cón lại giảm phân bình thường. Loại gtử có 5 NST chiếm tỉ lệ
A. 1%. B. 0,05%. C. 0,5%. D. 10%.
Câu 4: Một cá thể ở một loài ĐV có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 50 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cón lại giảm phân bình thường. Trong các giao tử sinh ra, loại giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ
A. 2,5%. B. 1%. C. 5%. D. 0,5%.
Câu 5: Ở một loài TV có bộ NST 2n = 40. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST số 2 không phân ly, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp NST số 4 không phân ly, các cặp NST khác phân ly bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 19 NST được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A. thể ba. B. thể một kép. C. thể một. D. thể không.
Câu 6: Giả sử có một thể đột biến lệch bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau thì khi cho thể ba kép ( 2n + 1 + 1) tự thụ phấn, loại hợp tử có bộ NST 2n + 1 ở đời con sẽ có tỉ lệ
A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 100%.
Câu 7: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBb x ♀AaBB, trong các loại hợp tử không đbiến thì loại KG aaBb chiếm tỉ lệ
A. 8%. B. 16%. C. 21%. D. 10,5%.
Câu 8: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd ở không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd x ♀AabbDd, sẽ có tối đa bnhiêu loại KG đột biến
A. 24. B. 12. C. 16. D. 8.
Câu 9: Giả sử có một thể đột biến lệch bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau thì khi cho thể ba ( 2n + 1) thụ phấn với thể lưỡng bội (2n), loại hợp tử có bộ NST 2n + 1 ở đời con sẽ có tỉ lệ
A. 50%. B. 12,5%. C. 25%. D. 75%.
Câu 10: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 36% số tế bào cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBb x ♀AaBb, loại KG aaBB chiếm tỉ lệ
A. 8%. B. 2%. C. 4%. D. 6%.
Câu 11: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd ở không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có một số tế bào cặp NST mang cặp gen Bb ở không phân ly trong giảm phân 2, giảm phân 1 diễn ra bình thường. các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd x ♀AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại KG đột biến lệch bội về cả 2 cặp gen nói trên?
A. 24. B. 72. C. 48. D. 36.
Câu 12: Ở phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀AabbddEe . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường. Ở đời con loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ
A. 11,8%. B. 2%. C. 0,2%. D. 88,2%.
Câu 13: Ở phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀AaBbddEe . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 8% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ
A. 2%. B. 31%. C. 69%. D. 62%.
Câu 14: Ở phép lai ♂ AaBbDd x ♀Aabbdd . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường. Loại KG aabbdd Ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 4,5%. B. 72%. C. 9%. D. 22,5%.
Câu 15: Ở phép lai ♂ AaBbDd x ♀AaBbdd . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 15% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb ở 20% số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. các cặp NST khác phân ly bình thường. Loại KG Aabbdd Ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 4,5%. B. 4,25%. C. 8,5%. D. 2,125%.
Câu 16: Một cá thể ở một loài ĐV có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 8 không phân ly trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cón lại giảm phân bình thường. Trong các giao tử sinh ra, loại giao tử có 11 NST chiếm tỉ lệ
A. 49%. B. 2%. C. 98%. D. 4%.
Câu 17: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBb x ♀AaBb, hợp tử đột biến thể ba có KG AaBBb chiếm tỉ lệ
A. 2,5%. B. 1,25%. C. 5%. D. 10%.
Câu 18: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ Aabb x ♀AaBB, hợp tử đbiến thể ba chiếm tỉ lệ
A. 16%. B. 8%. C. 32%. D. 4%.
Câu 19: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 4% số tế bào cặp NST mang