Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Bài tập về nhân chia số thập phân - Toán lớp 5". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
BÀI TẬP SỐ 4
Bài tập về nhân chia STP
Bài 1. Tính (thương lấy đến hai chữ số phần thập phân):
a, 374 : 518 b, 6,73 : 42 c, 16,08 : 7,6 d, 57,9 : 0,63
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 18,71 - 9,24 + 16,29 – 6,76 c, 2,5 x 12,5 x 0,8 x 4
b, 25,75 + 24, 36 – 35,75 d, 0,25 x 0,68 x 40
e, 5,67 x 0,25 x 0,4 g, 0,125 x 0,6 x 8
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 5,6 x 4 + 5,6 x3 + 5,6 x2 + 5,6 b, 7,89 x 54 – 7,89 x 52 – 7,89
c, 1,47,x 3,6 + 1,47 x 6,4 d, 5,25 x18 – 5,25 x 2 – 5,25 x 6
e, 25,8 x 1,02 – 25,8 x 1,01 g, 2,5 x 9,5 x 4 + 19,5 x 10
Bài 4. Tính nhanh các biểu thức sau:
a, (1,25 – 0,25 x 5) x (1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5)
b, 2 x 4 x 8 x 0,5 x 0,25 x 0,125 x (0,4321 + 0,5679)
c, 3,7 x 3,8 + 8,3 x 3,7 – 0,4 x 3,7 x 5
d, 12,5 x 15,32 x 0,008 + 15,32 x 0,9
Bài 5. Tìm X:
a, X x 2,8 + X x 5,2 = 48 c, X x 12,6 – X x 5,6 = 42
b, X x 12, 25 – X + X x 2,75 = 1050 d, X x 9,1 + X x 1,9 = 26,4
Bài 6*. Tìm X là số tự nhiên :
a, 1,3 x 0,5 < X< 1,8 x 1,9 b, 2,5 x 2,7 < X < 2 x 2,7 x 4,5
Bài tập về tỉ số phần trăm
Bài 1. Một lớp học có 16 HS nam và 24 HS nữ.
a, Số HS nam chiếm bao nhiêu phần trăm số HS của cả lớp?
b, Số HS nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS nam?
Bài 2. Một người bỏ ra 350000 đồng để mua rau. Sau khi bán rau người đó thu được 392000 đồng. Hỏi :
a, Tiền thu về của người đó bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
b, Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm?
Bài 3. Một đội công nhân dự kiến trồng 15ha rừng và đã trồng được 4,2ha rừng. Hỏi đội đó đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch và còn phải thực hiện bao nhiêu phần trăm kế hoạch nữa?
BÀI TẬP SỐ 4
Bài tập về nhân chia STP
Bài 1. Tính (thương lấy đến hai chữ số phần thập phân):
a, 374 : 518 b, 6,73 : 42 c, 16,08 : 7,6 d, 57,9 : 0,63
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 18,71 - 9,24 + 16,29 – 6,76 c, 2,5 x 12,5 x 0,8 x 4
b, 25,75 + 24, 36 – 35,75 d, 0,25 x 0,68 x 40
e, 5,67 x 0,25 x 0,4 g, 0,125 x 0,6 x 8
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 5,6 x 4 + 5,6 x3 + 5,6 x2 + 5,6 b, 7,89 x 54 – 7,89 x 52 – 7,89
c, 1,47,x 3,6 + 1,47 x 6,4 d, 5,25 x18 – 5,25 x 2 – 5,25 x 6
e, 25,8 x 1,02 – 25,8 x 1,01 g, 2,5 x 9,5 x 4 + 19,5 x 10
Bài 4. Tính nhanh các biểu thức sau:
a, (1,25 – 0,25 x 5) x (1,1 x 1,2 x 1,3 x 1,4 x 1,5)
b, 2 x 4 x 8 x 0,5 x 0,25 x 0,125 x (0,4321 + 0,5679)
c, 3,7 x 3,8 + 8,3 x 3,7 – 0,4 x 3,7 x 5
d, 12,5 x 15,32 x 0,008 + 15,32 x 0,9
Bài 5. Tìm X:
a, X x 2,8 + X x 5,2 = 48 c, X x 12,6 – X x 5,6 = 42
b, X x 12, 25 – X + X x 2,75 = 1050 d, X x 9,1 + X x 1,9 = 26,4
Bài 6*. Tìm X là số tự nhiên :
a, 1,3 x 0,5 < X< 1,8 x 1,9 b, 2,5 x 2,7 < X < 2 x 2,7 x 4,5
Bài tập về tỉ số phần trăm
Bài 1. Một lớp học có 16 HS nam và 24 HS nữ.
a, Số HS nam chiếm bao nhiêu phần trăm số HS của cả lớp?
b, Số HS nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS nam?
Bài 2. Một người bỏ ra 350000 đồng để mua rau. Sau khi bán rau người đó thu được 392000 đồng. Hỏi :
a, Tiền thu về của người đó bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
b, Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm?
Bài 3. Một đội công nhân dự kiến trồng 15ha rừng và đã trồng được 4,2ha rừng. Hỏi đội đó đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch và còn phải thực hiện bao nhiêu phần trăm kế hoạch nữa?
Bài 4. Một cửa hàng bán vải được 2160000 đồng, tính ra được lãi 160000 đồng. Hỏi số tiền lãi là bao nhiêu phần trăm số tiền vốn?
Bài 5. Một lớp học có 22 HS nữ chiếm 55% số HS cả lớp. Tính số HS của lớp học đó.
Bài 6. Số HS giỏi của một trường tiểu học là 247 em, chiếm 19% số HS toàn trường, còn lại là loại khá và loại TB. Hỏi số HS khá và TB là bao nhiêu em?
Bài tập về quan hệ tỉ lệ
Bài 1. Dùng một số tiền để mua gạo tẻ với giá 6000 đồng/1kg thì mua được 30kg. Với số tiền đó nếu mua gạo nếp với giá 9000 đồng/1kg thì mua được bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 2. Nhà bếp dự trữ đủ lượng gạo cho 45 người ăn trong 6 ngày. Hỏi nếu bổ sung thêm 9 người nữa thì số gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày?
Bài 3. Có 8 người làm xong một công việc trong 5 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 4 ngày thì cần bổ sung thêm bao nhiêu người? (Biết rằng mức làm của mỗi người là như nhau)
Bài 4. 6 người thợ trong 4 ngày quét sơn trên tường được 120 m2. Hỏi có 8 người thợ quét sơn trong mấy ngày thì được 200 m2 ? (Biết năng suất làm việc của mỗi người như nhau)
Bài 5. Biết rằng 9 người trong 10 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ thì hoàn thành một công việc. hỏi muốn hoàn thành công việc đó trong 5 ngày, mỗi ngày làm việc 9 giờ thì cấn bổ sung thêm bao nhiêu người (Biết rằng mức làm của mỗi người là như nhau)
Bài 6. Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 60 học sinh bán trú ăn trong 25 ngày. Nhưng thực tế có một số học sinhkhoong ăn nên tính ra số gạo đủ ăn trong 30 ngày. Hỏi có bao nhiêu em không ăn?
Bài 7. Có 4 công nhân làm trong 8 giờ thì được 96 sản phẩm. Hỏi có 6 công nhân làm trong 6 giờ thì được bao nhiêu sản phẩm?
TIẾNG VIỆT
Bài 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Tìm trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) và cho biết chúng thuộc loại câu gì (Câu đơn hay câu ghép)?
- Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi.
- Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.
- Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.
- Chúng tôi sẽ ở nhà nếu trời mưa.
- Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.
- Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
- Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
- Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
- Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
- Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải bỏ học.
- Vì bố mẹ bận nên Hoa nhận chăm đàn ngan.
- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Lan vẫn học tốt.
- Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học tốt.
- Vì nó đã hứa với cô giáo nên nó quyết tâm học tốt.
- Vì xe hỏng nên tôi phải đi bộ.
- Vì hỏng xe, tôi phải đi bộ.
Bài 2. Viết lại các câu đơn thành các câu ghép và ngược lại
a, Trong đầm sen thơm ngát, những bóng nón trắng nhấp nhô.
b, Khi sân trường chưa một bóng người, tôi đã có mặt để trực nhật.
c, Mỗi người dân là
một bông hoa để cả nước trở thành một rừng hoa.
d, Những chú cá say đèn, chúng nhởn nhơ rong chơi.
e, Một đàn cá thấy ánh sáng nên rủ nhau đến quây quần.
g, Đàn cá bị kéo lên bờ, mấy con giãy lên đành đạch vẻ thất vọng.
Bài 3. Trong những câu sau câu nào là câu ghép?
A. Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
B. Mỗi lần nghe tiếng chim hót tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông.
C. Giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn.
Phần tập làm văn
Đề 1. Tả lại một nghệ sĩ hài mà em thích.
Đề 2. Hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật trong truyện em đã đọc.