Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Câu hỏi ôn tập HSG chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
A. Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Câu 16(T19 -
PAGE 18
PAGE 41
CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
A. Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước?
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
Câu 19(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã?
Câu 21: Giải thích Thí nghiệm trang17 SGK
ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
A. Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
TL:
Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng:
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.-> tăng diện tích tiếp xúc với đất
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
- Có đỉnh sinh trưởng và miền sinh trưởng dãn dài > rễ dài ra
- Miền lông hút phát triển -> hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
TL:
A *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước…………….
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao………………
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn…
B * Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi……………………
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
TL
- Cơ chế hấp thụ nước: theo cơ chế thụ động
- Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo cơ chế thụ động và chủ động
Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.
TL:
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
TL
* Vị trí: đai Caspari nằm ở nội bì
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan.
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
TL
Trình bày ND về dòng mạch gỗ
Câu 7(t11 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
TL
- Qua đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao đến bão hòa hơi nước=> nước không thoát được ra ngoài không khí mà ứ đọng qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng
- Các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt, hình thành giọt nước treo đầu tận cùng của lá
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
TL
- Cây bụi thấp, cây thân thảo: thân thấp
dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước
Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
TL
Cấu tạoChức năngquản bào và mạch ống là những tế bào chết, không màng, không bào quan bên trong, thành thấm lignin, mạch ống có đầu và cuối có các tấm đục lỗ, quản bào có các lỗ bênTạo ống rỗng -> giảm sức cản Thành thấm ligninBền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trongLỗ bên sếp xít nhau, lỗ bên này thông với bên kiaTạo dòng vận chuyển ngang
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
TL
Gồm 3 lực:
a. Lực đẩy (áp suất rễ): Còn gọi là động lực đầu dưới, tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên
b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá: Còn gọi là động lực đầu trên
c. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
TL
Có
Vì nước và muối khoáng có thể được vận chuyển ngang sang các ống mạch gỗ khác -> các chất vẫn được vận chuyển lên bình thường
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
TL:
- Động lực: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa, trong đó:
+Cơ quan nguồn: là lá - nơi saccarozo được tạo thành – có áp suất thẩm thấu cao
+cơ quan chứa là nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ (rễ, hạt, quả…)- có áp suất thẩm thấu thấp
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
TL
Vì nước còn thoát qua tầng cutin( khi lá chưa bị tầng cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá
Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo sự phát triển của tầng cutin. mạnh ở lá non( tầng cutin chưa phát triển), giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già( do sự rạn nứt ở cutin)
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
TL
Vật liệu XD hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước là hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá -> không khí dưới bóng cây mát hơn
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
TL
Cây trong vườn vì tầng cutin kém phát triển do AS vườn yếu( AS tán xạ)
Cây trên đồi có tầng cutin phát triển do AS mạnh
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
TL
- Tác nhân chủ yếu gây đóng mở khí khổng: ánh sáng
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước?
TL:
- THN là tai họa: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, TV mất đi một lượng nước quá lớn nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi đó là một điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi
- THN là "Tất yếu": TV cần phải thoát một lượng nước lớn cây mới lấy được nước \
- Ý nghĩa của quá trình THN.:
- Tạo lực hút đầu trên.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
TL:
- Thoát hơi nước qua khí khổng (là chủ yếu)
+Cấu tạo khí khổng (còn gọi tế bào hạt đậu): Thành mỏng bên ngoài, thành dày bên trong
+Hoạt động của khí khổng: Phụ thuộc vào hàm lượng nước trong Tb khí khổng
Khi no nước → thành mỏng căng → thành dày cong theo → khí khổng mở
Khi mất nước → thành mỏng hết căng → thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng
-Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: Lớp cutin càng dày → THN càng giảm và ngược lại
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
TL:
Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây:
Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loại cây
Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
Căn cứ vào các loại đất
Căn cứ vào điều kiện thời tiết
Câu 20 (T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã?
TL:
- Cấu tạo: + mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng => giúp thực hiện cơ chế đóng mở khí khổng
+ trong có chứa lục lạp => tiến hành quang hợp để tạo chênh lệch ASTT
Câu 21: Giải thích Thí nghiệm trang17 SGK
Khi ngâm rễ vào dung dịch, các p.tử xanh metilen hút bám trên bề mặt rễ và dừng lại ở đó, không được đi vào tế bào do tính thấm chọn lọc của màng tế bào không cho xanh metilen đi qua.
Khi nhúng vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các p.tử xanh metilen ra ngoài-> dung dịch có màu xanh
B. Câu hỏi mở rộng
Bài 1- SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Đọc thêm 1. Vai trò của nước đối với tế bào?
TL
- Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh
- Vai trò của nước đối với tế bào:
+ Dung môi phổ biến nhất
+ Môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng của các thành phần hóa học trong tế bào
+ Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định của nhiệt độ
+ Nước liên kết: bảo vệ cấu trúc tế bào
Đọc thêm 2. Phân biệt các dạng nước trong cây?
TL
Có 2 dạng: tự do và liên kết
Tiêu chíNước tự doNước liên kếtĐặc điểm - Chứa trong các thành phần của tế bào, các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn
- Không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hóa học (có khả năng chuyển động trong dung dịch)
- Vẫn giữ được tính chất lí, hóa, sinh bình thường của nước (khả năng hòa tan các chất, dẫn nhiệt, môi trường phản ứng, nguyên liệu tham gia các phản ứng)- Bị các phần tử tích điện hút hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào
- Không giữ được tính chất lí, hóa, sinh của nướcVai trò- Dung môi
- Điều hòa nhiệt
- Tham gia vào 1 số quá trình TĐC
- Đảm bào độ nhớt của chất nguyên sinh -> quá trình TĐC diễn ra bình thường- Đảm bảo độ bền vững của hệ keo CNS
-> chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây
Đọc thêm 3. Tại sao phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào?
TL:
- Các phân tử hữu cơ luôn có nhóm bên tích điện (ví dụ Pr có nhóm bên NH+2 tích điện dương, nhóm bên COOH- tích điện âm)
- Phân tử nước có tính phân cực
Nên từng phân tử nước sẽ liên kết với các nhóm bên tích điện tạo ra một lớp áo bằng nước bao quanh phân tử hữu cơ. Trong TB, các phân tử hữu cơ không kị nước luôn được bao quanh bởi một lớp vỏ là các phân tử nước.
Đọc thêm 4. Trong những điều kiện nào, hàm lượng nước liên kết ở trong TB tăng lên?
TL:
Hàm lượng nước liên kết trong TB tăng lên khi:
- Nhiệt độ môi trường hạ thấp (đóng băng)
- Nồng độ chất tan trong môi trường tăng
5. Cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế nào? Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong TBTV làm TB trương lên?
TL:
Cơ chế: thẩm thấu
Vì - Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp.
- Trong TBTV thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn
Nên các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào TBTV làm TB trương lên.
6: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng?.
TL:
* 2 con đường:
+ Con đường gian bào (Con đường thành TB - gian bào) nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ
+ Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): nước từ đất vào lông hút => CNS và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ
* Đặc điểm:
Qua thành TB – gian bàoQua CNS - không bào+ Ít đi qua phần sống của TB+ Đi qua phần sống của tế bào+ Không chịu cản trở của CNS
+ Qua CNS => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng.+ Tốc độ nhanh+ Tốc độ chậm+ Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản trở => nước đi vào trong TB nội bì.+ Không bị cản trở bởi đai CaspariNhược điểm: không kiểm soát lượng lượng và chất khoáng hòa tan đi vào rễKiểm soát các chất vào rễ
7. Tế bào nội bì có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
TL
Tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh tế bào nội bì giúp điều chỉnh lượng nước và kiểm soát các chất khoáng hòa tan
Việc có vòng đai caspari đã khắc phục điểm bất lợi của con đường vận chuyển nước và khoáng theo con đường thành TB - gian bào
8: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây?
TL:
- Do các TB ở cạnh nhau có áp suất thẩm thấu khác nhau.
- Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm ASTT tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển theo một chiều.
10. Tại sao các cây bụi ở sa mạc có rễ rất dài?
- Ở sa mạc nhiệt độ cao, khô hạn, ít mưa -> lượng nước trong đất rất ít, mực nước ngầm sâu -> cây phải có rễ dài để tím nguồn nước cung cấp cho cây
11. Tại sao về mua đông ở nước ta khi có các đợt rét đậm, rét hại thì 1 số cây trồng( VD mạ) thường bị chết? Cần áp dụng biện pháp gì để chống rét cho cây?
* Cây chết rét do:
- Khi nhiệt độ hạ thấp -> độ nhớt CNS tăng -> cản trở di chuyển của nước -> cản trở quá trình hấp thụ nước ở rễ
- Hô hấp của rễ giảm -> giảm hút nước
- Sự bốc hơi nước ở bề mặt lá giảm -> hút nước giảm -> thoát hơi nước giảm
- Rễ giảm khả năng sinh trưởng, nếu nhiệt quá thấp thì hệ thống lông hút bị chết và hồi phục rất chậm
* Biện pháp:
- che chắn bằng polietilen
- bón tro bếp
- gieo đúng thời vụ
12. Tại sao nói trao đổi nước và khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
- Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng theo dòng nước
- Các chất khoáng hút vào rễ cây -> tăng nồng độ chất tan trong các tế bào lông hút -> tăng ASTT của các TB -> tăng hút nước
-> TĐ nước và TĐ khoáng gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau.
13. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ thay đổi như thế nào?
Bón vừa phải:
- Ban đầu khi mới bón phân, nồng độ chất tan trong dịch đất tăng cao hơn nồng độ dịch bào của tế bào lông hút -> rễ không hút được nước
- Về sau, rễ cây hút khoáng -> tăng nồng độ dịch bào -> hút nước dễ dàng hơn
Bón quá nhiều: Cây khó lấy nước -> Cây sẽ bị héo
BÀI 2- VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
1. Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách dế dàng của hệ rế ntn? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp kĩ thuật nào?
TL:
* Bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước nhẹ nhàng của hệ rễ:
- Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa, chính là rễ đã hút và đẩy nước lên.
- Hiện tượng ứ giọt: Úp chuông thủy tinh lên cây nguyên vẹn, sau khi tưới đủ nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nước, sự thoát hơi nước bị ức chế, nước tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí khổng là cây hút và đẩy nước lên.
* Biện pháp kĩ thuật để cây hút nước dễ dàng: Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho quá trình hút nước thuận lợi
2.. Tại sao các cây như rêu thường có kích thước nhỏ?
TL
Vì rêu chưa có mạch dẫn phát triển, có thân và rễ giả -> không vận chuyển nước lên cao
Mặc dù quãng đường di chuyển của nước ngắn nhưng vận chuyển nước qua chất nguyên sinh có sự cản lớn -> không vận chuyển lên cao lên lá
-> kích thước cây nhỏ
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
1.Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước?.
TL:
Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì.
Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng.
Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp.
Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng.
Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước.
2: Tại sao về mùa lạnh cây thường bị rụng lá?
TL:
Vì: Khi nhiệt độ thấp
+ CNS trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó hút nước
+ Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước
+ KHông khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình THN
=> trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hợ nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt quá trình THN
3. Vào những ngày nắng nóng, TB lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào (Khi cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic - AAB trong lá tăng lên có ý nghĩa gì )? Tại sao hiện tượng đó vừa có lợi lại vừa có hại?
TL
+ Khi nắng nóng, cây mất nước (cây bị hạn) -> lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng kích thích bơm ion K+ hoạt động để đưa ion ra khỏi TB khí khổng -> TB mất nước -> KK đóng hạn chế thoát hơi nước.. Ngoài ra AAB làm giảm hoạt tính enzym amilaza (biến đổi tinh bột thành đường) làm cho áp suất thẩm thấu của TB khí khổng giảm TB không hút được nước mất nước khí khổng đóng.
+ Tác dụng
- Lợi: Hạn chế sự mất nước của cây -> Cây không bị héo và chết
- Hại: KK đóng -> hạn chế lấy CO2 -> giảm cường độ QH
KK đóng -> O2 không thoát ra ngoài, nồng độ O2 trong tế bào > CO2 hô hấp sáng
4. Vì sao khi bứng cây đi trồng nơi khác cần cắt bớt 1 phần lá?
TL
- Để giảm quá trình thoát hơi nước trong khi cây chưa hút nước do rễ bị tổn thương
- Các quá trình sinh lí khác của TV diễn ra bình thường -> nước không cung cấp đủ cho cây -> cây héo -> chết
5. Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, sau đó trời nắng to thì cây bị héo và có thể chết?
TL
Khi bị ngập úng lâu ngày, môi trường xung quanh rễ cây bị thiếu oxi -> rễ không hô hấp được -> bị thối -> giảm quá trình hút nước
- Khi trời nắng to, lá cây thoát hơi nước mạnh -> cây bị mất nước nhiều -> cây héo. Khi lượng nước mất quá nhiều -> cây có thể bị chết
6. Tại sao khi trời mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây bị héo?
TL
- Mưa lâu ngày: độ ẩm không khí cao -> cản trở sự thoát nước do các TB xung quanh tế bào hạt đậu no nước -> đóng KK bị động
- Nắng to đột ngột -> lá bị đốt nóng vì sự thoát nước ở lá khó khăn -> lá bị héo
7. Tại sao khi bón nhiều phân vào gốc cây thì cây bị héo?
TL
- Khi bón quá nhiều phân vào gốc cây -> ASTT của dịch đất tăng cao, lớn hơn ASTT của tế bào lông hút -> TB lông hút không hút được nước, thậm chí nước từ cây đi ra đất. Mặt khác quá trình thoát nước ở cây vẫn diễn ra -> cây bị mất nước -> héo
8. Tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt thì cây thường dễ bị héo lá?
TL
Trưa nắng gắt , cây thoát nước mạnh -> tế bào thiếu nước
Lúc mới tưới, rễ hút nước mạnh -> đẩy nước lên trên -> thoát nước mạnh. Lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước cây lấy vào -> cây héo
- Nước đọng trên lá giống như thấu kính hội tụ -> hấp thụ AS -> đốt nóng lá cây
- Mặt khác, mặt đất đang nóng, tưới nước vào đất -> nước bốc hơi mang theo nhiệt độ của đất-> làm lá nóng hơn
-> TB lá mất nước -> giảm sức trương nước -> cây héo
9. Sự thích nghi nào của lá giúp giảm sự mất nước do thoát hơi nước?
TL
- Phần lớn TV điều chỉnh sự thoát hơi nước bằng việc đóng mở khí khổng
- Đa số TV sống trong môi trường khô hạn có lá nhỏ được phủ tần cutin dày -> đẩy nhanh thoát nhiệt bởi sự đối lưu tốt hơn do sự bay hơi của nước. Tầng cutin dày -> giúp giảm thoát hơi nước
- Khí khổng nhỏ và tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá -> tránh tác động của ASMT
- Khí khổng lõm và bao phủ bởi lông
- 1 số TV rụng lá về mùa đông -> hạn chế thoát nước trong điều kiện hút nước khó khăn ( Cây rụng lá về mùa đông vì khi nhiệt độ hạ thấp rễ cây không hút được nước -> cây sẽ rụng lá để tiết kiệm nước)
- Cây ở sa mạc hoặc cây mọng nước hạn chế mất nước bằng việc mở khí khổng ban đêm và đóng vào ban ngày hoặc lá biến gai
- Đa số cây trồng vào ban trưa nhiệt độ cao