Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Chuyên đề Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
Chuyên đề 10: Kim loại kiềm . kiềm thổ và nhôm
Vấn đề 1: Lí thuyết
A. KIM LOẠI KIỀM
- Kim loại nhóm kiềm hay kim loại nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Trong các kim loại này chúng ta thường gặp là Na và K.
- Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối nên rất nhẹ, chúng dễ nóng chảy và mềm. Li là kim loại nhẹ nhất, Cs do có bán kính nguyên tử lớn nên dùng làm tế bào quang điện, Fr là nguyên tố phóng xạ.
- Kim loại kiềm là những kim loại có tính khử mạnh nhất (so với các kim loại thuộc cùng chu kì). Kim loại kiềm tác dụng được với nước (tạo thành kiềm và giải phóng khí H2); tác dụng được với nhiều phi kim; với các dung dịch axit (phản ứng với axit trước, nước sau); các dung dịch muối (kim loại kiềm phản ứng với nước trước rồi bazơ sinh ra mới tham gia vào các phản ứng khác nếu có)...
- Kim loại kiềm chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của chúng.
Hiđroxit của các kim loại kiềm đều có dạng MOH. Đây đều là những bazơ mạnh tan tốt trong nước. Chúng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Chúng tác dụng với oxit axit tùy tỷ lệ cho ra muối axit hoặc muối trung hòa. Chúng tác dụng mạnh với axit, với dung dịch muối, với một số khí và các chất lưỡng tính...
- Hiđroxit của kim loại kiềm là hóa chất quan trọng trong các phòng thí nghiệm, và trong công nghiệp. Để điều chế chúng thường thì người ta điện phân dung dịch muối clorua bão hòa có màng ngăn.
Muối cacbonat của kim loại kiềm có hai loại là muối axit MHCO3 và M2CO3. Các muối này đều tan tốt trừ NaHCO3 ít tan. Các dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm đều có môi trường kiềm trong đó dung dịch muối axit có môi trường kiềm yếu hơn dung dịch muối trung hòa. Muối trung hòa là bazơ Bronsted còn muối axit là chất lưỡng tính. Trong phản ứng của muối cacbonat với dung dịch axit cần lưu ý bài toán phản ứng nối tiếp (khi cho từ từ).
Chuyên đề 10: Kim loại kiềm . kiềm thổ và nhôm
Vấn đề 1: Lí thuyết
A. KIM LOẠI KIỀM
- Kim loại nhóm kiềm hay kim loại nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Trong các kim loại này chúng ta thường gặp là Na và K.
- Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối nên rất nhẹ, chúng dễ nóng chảy và mềm. Li là kim loại nhẹ nhất, Cs do có bán kính nguyên tử lớn nên dùng làm tế bào quang điện, Fr là nguyên tố phóng xạ.
- Kim loại kiềm là những kim loại có tính khử mạnh nhất (so với các kim loại thuộc cùng chu kì). Kim loại kiềm tác dụng được với nước (tạo thành kiềm và giải phóng khí H2); tác dụng được với nhiều phi kim; với các dung dịch axit (phản ứng với axit trước, nước sau); các dung dịch muối (kim loại kiềm phản ứng với nước trước rồi bazơ sinh ra mới tham gia vào các phản ứng khác nếu có)...
- Kim loại kiềm chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của chúng.
Hiđroxit của các kim loại kiềm đều có dạng MOH. Đây đều là những bazơ mạnh tan tốt trong nước. Chúng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Chúng tác dụng với oxit axit tùy tỷ lệ cho ra muối axit hoặc muối trung hòa. Chúng tác dụng mạnh với axit, với dung dịch muối, với một số khí và các chất lưỡng tính...
- Hiđroxit của kim loại kiềm là hóa chất quan trọng trong các phòng thí nghiệm, và trong công nghiệp. Để điều chế chúng thường thì người ta điện phân dung dịch muối clorua bão hòa có màng ngăn.
Muối cacbonat của kim loại kiềm có hai loại là muối axit MHCO3 và M2CO3. Các muối này đều tan tốt trừ NaHCO3 ít tan. Các dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm đều có môi trường kiềm trong đó dung dịch muối axit có môi trường kiềm yếu hơn dung dịch muối trung hòa. Muối trung hòa là bazơ Bronsted còn muối axit là chất lưỡng tính. Trong phản ứng của muối cacbonat với dung dịch axit cần lưu ý bài toán phản ứng nối tiếp (khi cho từ từ).
B.KIM LOẠI KIỀM THỔ
- Kim loại kiềm thổ hay kim loại nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra trong đó Radi là nguyên tố phóng xạ. Chúng ta thường gặp Mg, Ca và Ba. Đây đều là những kim loại có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì). Be và Mg có cấu trúc lục phương; Ca và Sr có cấu trúc lập phương tâm diện còn Ba có cấu trúc lập phương tâm khối.
- Các kim loại kiềm thổ tương đối nhẹ, tương đối dễ nóng chảy và tương đối mềm (so với các kim loại nói chung thì kim loại kiềm thổ nhẹ hơn, mềm hơn, dễ nóng chảy hơn nhưng nếu so với kim loại kiềm thì kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, cứng hơn và nặng hơn).Trong ba kim loại thường gặp thì Ca và Ba có tính chất hóa học tương đối giống nhau (có phản ứng với nước) còn Mg thì khác hơn (không có phản ứng với nước). Cũng như kim loại kiềm các kim loại kiềm thổ chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Các kim loại kiềm thổ tạo thành các hiđroxit có công thức chung là M(OH)2 trong đó chỉ có Ca(OH)2, Ba(OH)2 và Sr(OH)2 tan trong nước; Mg(OH)2 kết tủa màu trắng còn Be(OH)2 có tính lưỡng tính. Ca(OH)2 hay gặp hơn cả ở dạng dung dịch chúng ta gọi là nước vôi trong, ở dạng bột gọi là vôi bột còn dạng nhão gọi là sữa vôi hay vôi tôi.
- Các hiđroxit tan có đầy đủ tính chất của một bazơ kiềm như đổi màu chỉ thị, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối và quan trọng nhất là phản ứng với oxit axit (hay gặp nhất là CO2). Mg(OH)2 không tan trong nước nhưng bị axit mạnh hòa tan và ở nhiệt độ cao phân hủy tạo thành MgO và nước. Ca(OH)2 được điều chế nhờ phản ứng tôi vôi. Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng trong xây dựng, nông nghiệp, ...
Kim loại kiềm thổ tạo thành nhiều loại muối khác nhau trong đó quan trong nhất là muối cacbonat, muối clorua, muối sulfat; đặc biệt là muối của canxi. Các muối clorua của kim loại kiềm thổ đều tan, muối cacbonat trung hòa thì kết tủa nhưng muối cacbonat axit thì tan tốt, muối sulfat của Mg tan tốt của Ca ít tan còn của Ba không tan cả trong axit mạnh.
- CaCO3 thường gọi là đá vôi có nhiều trong tự nhiên.
- CaSO4 thường gọi là thạch cao có nhiều ứng dụng như bó bột, làm khuôn, nguyên liệu xi măng ...
- HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Oxalat_canxi" \o "Oxalat canxi" Canxi oxalat (Ca HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Oxalat&action=edit&redlink=1" \o "Oxalat (trang chưa được viết)" C2O4) là thành phần chính của HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%8Fi_th%E1%BA%ADn" \o "Sỏi thận" sỏi thận
- HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Canxi_cacbua" \o "Canxi cacbua" Canxi cacbua (CaC2) dùng trong công nghiệp sản xuất HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Ankin" \o "Ankin" Axetilen, khử Lưu huỳnh từ kim loại thô,...
- HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Canxi_cyanamit&action=edit&redlink=1" \o "Canxi cyanamit (trang chưa được viết)" Canxi cyanamit (Ca HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cyanamid&action=edit&redlink=1" \o "Cyanamid (trang chưa được viết)" CN2) dùng làm HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_b%C3%B3n" \o "Phân bón" phân bón
NƯỚC CỨNG
- Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg). Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên là nước mềm.
- Nước cứng có 3 loại là:
+ Nước cứng tạm thời (là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.
+ Nước cứng vĩnh cửu. Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra.
+ Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG
Nước cứng gây nhiều tác hại như làm tốn xà phòng khi giặt giũ, làm mất mùi vị khi nấu ăn, làm tốn năng lượng khi đun nấu và có thể gây nên hiện tượng chậm sôi rất nguy hiểm với nồi hơi.
PHƯƠNG PHÁP LÀM MỀM NƯỚC CỨNG
1. Nguyên tắc
Làm giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước.
2. Các phương pháp làm mềm nước cứng
a. Phương pháp kết tủa
- Với nước cứng tạm thời:
+ Đun sôi.
+ Thêm Ca(OH)2 vừa đủ.
+ Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.
- Với nước cứng vĩnh cửu:
Thêm các dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.
b. Phương pháp trao đổi ion
Hiện nay các máy lọc nước có thể khử tính cứng của nước được dùng khá phổ biến.
C.NHÔM
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1
- Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t0nc = 6600C .
- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7).
- Một số hợp kim của nhôm:
+ Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.
+ Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền.
+ Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp.
+ Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong:
- Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.
- Boxit: Al2O3.nH2O.
- Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Có tính khử mạnh:
Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với các phi kim
a. Với oxi
- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
2Al + 3O2 → Al2O3
- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b. Với các phi kim khác
- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3X2 → 2AlX3
- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
- Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2:
4Al + 3C → Al4C3 (8000C)
2. Tác dụng với nước
- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)
- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó:
2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
- Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
+ Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
+ Vận dụng bảo toàn electron.
4. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)
Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý:
- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni.
5. Tác dụng với dung dịch bazơ
- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
- Cơ chế:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.
- Chú ý:
+ Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
+ Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.
6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O
V. ĐIỀU CHẾ
1. Nguyên liệu
Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.
2. Các giai đoạn điều chế
- Làm sạch nguyên liệu:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
VI. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
1. Nhôm oxit Al2O3
- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở 20500C.
- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).
a. Tính chất hóa học
- Tính bền: Al2O3 không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao; Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)
- Tính lưỡng tính:
+ Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
hay
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
b. Điều chế
Nhiệt phân Al(OH)3:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
Là chất kết tủa keo, màu trắng.
a. Tính chất hóa học
- Kém bền với nhiệt:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)
- Là hiđroxit lưỡng tính:
+ Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
b. Điều chế
- Kết tủa Al3+:
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
- Kết tủa AlO2-:
AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-
AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3
3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)
- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+
→ Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ:
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4] -
Al(OH)3 + 3OH- → [Al(OH)4] -
- Các muối aluminat NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ.
AlO2- + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3OH-
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Một số loại quặng phổ biển trong tự nhiên
I. Quặng sắt:
Hematit đỏ: Fe2O3 khan
Hematit nâu (limonit): Fe2O3.nH2O
Manhetit: Fe3O4
Xiderit: FeCO3
Pirit: FeS2 (không dùng qặng này để điều chế Fe vì chứa nhiều lưu huỳnh, dùng để điều chế H2SO4).
II. Quặng kali, natri:
Muối ăn : NaCl ;
Sivinit: KCl.NaCl
Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O…
Xô đa : Na2CO3
Diêm tiêu: NaNO3
Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
III. Quặng canxi, magie:
Đá vôi, đá phấn…. CaCO3
Thạch cao : CaSO4.2H2O
Photphorit :Ca3(PO4)2
Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2
Đolomit CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân).
Florit: CaF2.
Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
Manhezit : MgCO3 ,
Cainit: KCl.MgCl2.6H2O
VI. Quặng nhôm:
Boxit: Al2O3.nH2O (thường lẫn SiO2, Fe2O3 và một số tạp chất khác).
Cryolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF
Cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O
Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O….
Vấn đề 2: Bài tập trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức.
NHẬN BIẾT
Câu 1: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH?
A. NH4Cl B. KCl C. Na2CO3 D. HClCâu 2: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ , HCO32- , Cl-, SO42-.Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3 .B. HCl. C. H2SO4.D. NaHCO3Câu 3: Al có thể tan được trong nhóm các dung dịch nào sau:
A. HCl, H2SO4 loãng B. CuSO4, MgCl2C. FeCl2, KClD. (HNO3, H2SO4) đặc nguội.Câu 4: Al2O3, Al(OH)3 bền trong
A. dd HClB. dd Ca(OH)2 C. H2O D. dd Ba(OH)2.Câu 5: Al(OH)3 không tan trong dung dịch
A. HCl, H2SO4 loãng B. NH3C. Ba(OH)2, KOHD. HNO3 loãng.Câu 6: Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong:
A. dd HNO3 loãngB. dd HCl, H2SO4 loãngC. dd Ba(OH)2, NaOHD. H2O, dd NH3Câu 7: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dung dịch thu được có.
A. NaCl, NaOHB. NaCl, NaOH, AlCl3C. NaCl, NaAlO2D. NaCl, NaOH, NaAlO2.Câu 8: Phản ứng nhiệt nhôm ( đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại
A. Al, Fe, Mg B. Fe, Zn, Cu C. Cu, Na, Zn D. Ca, Fe, Cu.Câu 9: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm:
A. Zn B. Fe C. Sn D. AlCâu 10: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt.
A. Chỉ có Cu B. Cu và Al C. Fe và Al D. Chỉ có AlCâu 11: Trong các dung dịch muối sau: Na2SO4 , BaCl2 , Al2(SO4)3 ,Na2CO3 .Dung dịch làm cho quỳ tím hoá đỏ là:
A. Al2(SO4)3 B. BaCl2 C. Na2CO3 D. Na2SO4Câu 12: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện:
A. Cho muối Al3+ tác dụng với dd OH- (dư).B. Cho muối Al3+ tác dụng với dd NH3 (dư).C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O.D. Cho Al tác dụng với H2O.Câu 13: Khi hoà tan AlCl3 vào nước ,hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch vẫn trong suốtB. Có kết tủaC. Có kết tủa đồng thời có giải phóng khíD. Có kết tủa sau đó kết tủa tanCâu 14: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại kết tủa. D. dung dịch trong suốt.Câu 15: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?
A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội.C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn.Câu 16: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lênB. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.C. không có kết tủa, có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắngCâu 17: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân
A. dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.B. dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.C. dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.D. NaCl nóng chảy.Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Al bền trong không khí và nướcB. Al tan được trong các dung dịch NaOH, NH3...C. Al2O3, Al(OH)3 không tan và bền trong nướcD. Dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 có môi trường axitCâu 19: Những ứng dụng nào sau đây của Al không đúng?
A. Hợp kim nhôm được dùng trong ngành hàng không, vận tải...
B. Sản xuất thiết bị điện ( dây điện điện), trao đổi nhiệt ( dụng cụ đun nấu)..
C. Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm ( Au, Pt, Ag).
D. Trang trí nội thất, xây dựng nhà cửa, hỗn hợp tecmit...
Câu 20: Điều nào sau đây không đúng?
A. Al khử được Cu2+ trong dung dịch .B. Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.C. Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt.D. Al(OH)3 tan được trong dd HCl và dd NaOH.Câu 21: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tanB. chỉ có kết tủa keo trắngC. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên D. không có kết tủa, có khí bay lênCâu 22: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh
A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ
B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm
C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh
D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 23: Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇄ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.
Câu 24: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh
A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ
B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm
C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh
D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là đúng.
A. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một thời gian lại xuất hiện nhiều dần
B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn
C. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2, xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2 có dư
D. Cho một luồng khí CO2 từ