Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn lớp 9". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
1.Phần 2: Đọc hiểu văn bản:
Cho đoạn văn sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại , như câu chuyện về một vị tiên , một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ , với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị , với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối , cháo hoa.”
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Xác định nội dung đoạn trích?
Câu 3: Từ đoạn trích em hiểu gì về vẻ đẹp của con người chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Câu 4: Từ đoạn văn trên em hãy viết một đoạn văn khác trình bày suy nghĩ của em về lối sống của các bạn trẻ hiện nay.
Phần II: Đọc -hiểu văn bản:
Câu 1:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh (0,5 điểm).
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích : Tác giả đã giới thiệu về phong cách sinh hoạt của Bác Hồ ( 0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Học sinh trình bày được cảm nhận của mình về vẻ đẹp trong lối sống sinh hoạt của Bác Hồ :
+ Sự giản dị là đức tính nổi bật trong con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó được biểu hiện qua đời sống vật chất
PAGE
PAGE 1
1.Phần 2: Đọc hiểu văn bản:
Cho đoạn văn sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại , như câu chuyện về một vị tiên , một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ , với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị , với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối , cháo hoa.”
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Xác định nội dung đoạn trích?
Câu 3: Từ đoạn trích em hiểu gì về vẻ đẹp của con người chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Câu 4: Từ đoạn văn trên em hãy viết một đoạn văn khác trình bày suy nghĩ của em về lối sống của các bạn trẻ hiện nay.
Phần II: Đọc -hiểu văn bản:
Câu 1:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh (0,5 điểm).
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích : Tác giả đã giới thiệu về phong cách sinh hoạt của Bác Hồ ( 0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Học sinh trình bày được cảm nhận của mình về vẻ đẹp trong lối sống sinh hoạt của Bác Hồ :
+ Sự giản dị là đức tính nổi bật trong con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó được biểu hiện qua đời sống vật chất ( nơi ở giản dị, trang phục không cầu kì cao sang và việc ăn uống mang đậm chất dân tộc).
+ Đó là phong cách sống rất bình dị trong sáng thanh cao .Phong cách sống giản dị của Bác cũng chính là biểu hiện của lối sống vì mọi người ,vì lợi ích chung của dân tộc
- Bày tỏ sự kính yêu ngưỡng mộ trước phong cách sống của Người
2 II. Đọc – hiểu văn bản(Tự luận) ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau : ‘‘ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống, biểu hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ ,vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.’’
Câu 1 : Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt gì ?
Câu 2 : Nêu nội dung của đoạn văn.
Câu 3 : Câu văn : ‘‘Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ, vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.’’ có ý nghĩa gì ?
Câu 4 : Theo em cuộc sống hiện đại ngày nay nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ? Hãy trình bày quan điểm của em bằng một đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
. II. Đọc – hiểu văn bản(Tự luận) ( 3,0 điểm)
CâuĐáp ánĐiểm 1
Phương thức biểu đạt : Nghị luận 0,5 2Nội dung: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống 0,5
3
Ý nghĩa: Nghệ thuật đã có sức mạnh cảm hóa, lôi cuốn kì lạ đối với con người trong cuộc sống. 0,5
4Hình thức: Một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu)
Nội dung: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần dựa trên các ý sau:
+ Đối với cuộc sống hiện tại phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh thần được nâng cao nên nhu cầu của con người đối với văn nghệ rất cần thiết.
+ Nếu không có văn nghệ thì nhận thức bị hạn chế , ngăn cẳn tầm nhìn đối với xã hội, đời sống con người sẽ nhạt nhẽo.
+ Nếu không có văn nghệ mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cuộc sống bị tách rời không gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Văn nghệ có tác động lớn đối với cuộc sống khắc khổ mà con người thường ngày đang phải bận bịu, vất vả với nhiều áp lực của công việc và cuộc sống . Văn nghệ giúp con người thư giãn có tâm hồn, cảm xúc… có tinh thần hăng say hơn đối với công việc và cẩm thấy cuộc sống thật có ý nghĩa.
- Lưu ý: Nếu nội dung trình bày thuyết phục, chặt chẽ cho điểm tối đa. Nội dung sơ sài chỉ nói chung chung trừ 0,25 -> 0,5 điểm ở mỗi ý
0,25
0,25
0,5
0,53. Phần II: Đọc -hiểu văn bản( 3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa.”
(Trích “Người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ)
Câu 1.Tâm trạng nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dẫn như thế nào? (0,5 điểm).
Câu 2. Cách giải quyết tâm trạng bằng cái chết của Vũ Nương theo em có hợp lý không? (1,0 điểm).
Câu 3. Qua đoạn trích dẫn cùng với hiểu biết của em về tác phẩm hãy viết đoạn văn chỉ rõ vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất. (1,5 điểm).
Phần II: Đọc -hiểu văn bản:
Câu 1:
-Tâm trạng của nhân vật Vũ Nương buồn bã, đau đớn vì bị chồng nghi oan.(0,5 điểm).
Câu 2:
- Cách giải quyết tâm trạng bằng cái chết của Vũ Nương là hợp lý vì:
+ Phù hợp với tính cách của nàng. (0,5 điểm)
+ Nàng không còn cách lựa chọn nào khác vì sự mù quáng, độc đoán đến tàn nhẫn của Trương Sinh và xã hội phong kiến thời xưa(0,5 điểm)
Câu 3:
- Vũ Nương đã phải chịu nỗi oan khuất vì thói ghen tuông mù quáng của Trương Sinh- một người giàu có nhưng ít học, hiểu biết nông cạn. Bên cạnh đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ và cái xã hội đồng tiền làm đen bạc thói đời.(0,75 điểm)
- Vũ Nương chụi oan khuất còn là vì sự ngây thơ của đứa trẻ bé bỏng. Vì chiến tranh phi nghĩa đã đẩy gia đình nàng vào cảnh sống xa nhau, dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc.(0,75 điểm)
* Lưu ý: Nếu nội dung trình bày thuyết phục, chặt chẽ cho điểm tối đa. Nội dung sơ sài chỉ nói chung chung trừ 0,25 -> 0,5 điểm ở mỗi ý
4. II/ Đọc hiểu văn bản: Cho đoạn văn sau : (3Điểm)
“Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Phương thức biểu đạt chính cuả đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Vì sao Hồ Chi Minh lại có một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
Cấu 3: Viết một đoạn văn 10-15 câu nêu suy nghĩ việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Việt nam trong thời đại ngày nay?
II/Đọc hiểu văn bản:
Câu 1:
-Nêu nội đúng nội dung chính Hồ chí Minh có một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (0,25Điểm)
-Nói đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận (0,25 điểm)
Câu 2 Vì Hồ chí Minh đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, đã trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện (1điểm)
Câu 3
-Hình thức: Học sinh viết đúng một đoạn văn, đúng đủ số câu (0,25điểm)
-Nội dung: 1,25(điểm)
Học sinh biết trình bày theo qua điểm của mình về việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Việt nam trong thời đại ngày nay:
+ Người Việt Nam cần tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
+ Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó qua những việc làm cụ thể.
+ Bên cạnh đó cũng cần loại trừ những tư tưởng, phong tục cổ hủ lạc hậu không còn phù hợp.
+ Phê phán những hành động thái độ phi văn hóa hoặc làm mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp....
Bài viết mạch lạc trong sáng rõ ràng nội dung bố cục.
Lập luận lí lẽ chặt chẽ hợp lí. Chấp nhận những suy nghĩ, kiến giải riêng của các em miễn là thuyết phục.
(Tùy theo mức độ cho diểm hợp lí).
5. PHẦN II: ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát hay được hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”
( Trích “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”-G.Mác – két)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2. Em hiểu như thế nào về lí trí của tự nhiên?
3. Các dẫn chứng mà tác giả đưa ra có tác dụng gì? Từ đó em hiểu được thái độ nào của tác giả?
4. Dựng một đoạn văn khoảng 10 dòng bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh sau khi học xong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn G.Mác-Két.
PHẦN II:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận (0.5điểm)
2.Lí trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên. 0.75đ.
3.Tác dụng của các dẫn chứng giúp chúng ta hiểu được: 0.5đ
- Sự sống hiện nay trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
- Chiến tranh hạt nhân phản lại quá trình tiến hoá của tự nhiên, gây đau thương cho sự sống trên trái đất.
- Thái độ của tác giả (lên án, phản đối chiến tranh hạt nhân). 0.25đ
4. Đoạn văn đảm bảo được nội dung như sau: 1điểm.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng triệu con người.
- Lên án phê phán chiến tranh hạt nhân.
- Đấu tranh cho hoà bình là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách cho toàn thể loài người.
6.Phần II: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn với giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?..."
(Trích Làng - Kim Lân)
1- Đoạn văn diễn tả tâm tạng nhân vật ông Hai trong hoàn cảnh nào ?
2- Chỉ ra và nêu tác dụng của hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên ?
3- Em hiểu gì về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên ?
4- Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10-15 dòng nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
Phần II: Đọc hiểu
1- Đoạn văn diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nhe tin đồn nhảm làng Chợ Dầu theo Tây đi Việt gian. (0,5 điểm)
2- Tác dụng của hinhf thức độc thoại nội tâm: (0,75 điểm)
- Làm nổi bật tâm trạng đớn đau, day dứt của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
3- Tâm trạng đau đớn, day dứt, tủi thẹn của ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây cho ta thấy ông Hai là người yêu làng, yêu nước nồng nàn, sâu sắc của ông Hai.
4- Đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau: (1 điểm)
+ Giải thích được về tình yêu quê hương: Là tình cảm gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.
+ Khẳng định đây là tình cảm thiêng liêng cao quý vì quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với ký ức tuổi thơ.
+ Các biểu hiện của tình yêu quê hương: Nỗi nhớ thường trực trong mỗi lần xa quê, yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra, yêu con người thuộc về mảnh đất đó, có những hành động thiết thực để xây dựng quê hương...
+ Phê phán những người quên đi nguồn cội, quên đi quê hương.
+ Nhận thức, hành động: Học tập tốt để trở thành người công dân có ích xây dựng quê hương...
*HS trình bày những suy nghĩ của bản thân về lòng dũng cảm của tuổi trẻ Việt nam hiện nay.
Chấp nhận những suy nghĩ, kiến giải riêng của các em miễn là thuyết phục.
* Yêu cầu về hình thức: đúng thể loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, đủ số dòng theo yêu cầu.
7. Phần II: Đọc -hiểu văn bản( 2.5 điểm):
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( của Lê Minh Khuê):
“Chúng tôi bị bom vùi luôn.Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê-Ngữ văn 9,t ập II, NXB GiáoDục, 2005 tr 116)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm)
Câu 2. “Chúng tôi” được nói tới trong đoạn văn trên là những ai? (0, 5 điểm).
Câu 3: Từ đoạn trích trên và toàn bộ văn bản, hãy nêu ngắn gọn những vẻ đẹp chung của họ?( 1,0 điểm)
Câu 4. Một trong những nét đặc sắc của truyện ngắn“Những ngôi sao xa xôi”là việc lựa chọn ngôi kể, hãy chỉ ra tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó (0,5 điểm).
Phần II: Đọc -hiểu văn bản:
Câu 1:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5 điểm).
Câu 2: “Chúng tôi” được nói đến trong đoạn trích là Phương Định, Nho, Thao (0,5 điểm), kể đúng tên hai nhân vật cho 0,25 điểm
Câu 3: Nêu được những vẻ đẹp chung của các nhân vật ( 1,0 điểm):
- Dù họ còn rất trẻ tuổi, lại sống và chiến đấu giữa cái nguy hiểm, ác liệt của chiến trường nhưng họ vẫn ánh lên những phẩm chất cao đẹp:
+ Họ là những người con gái hồn nhiên, mơ mộng và rất yêu đời, đầy chất nữ tính.
+ Họ chiến đấu rất gan dạ, kiên cường tràn đầy long dũng cảm.
+ Họ có tình đồng chí đồng đội đoàn kết,gắn bó keo sơn, thương yêu nhau như chị em trong gia đình.
(Mỗi ý đúng,cho 0,25 điểm)
Câu 4:
-Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi thứ nhất (0,25 điểm).
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể này: Tạo điểm nhìn trần thuật phù hợp để miêu tả cuộc sồng chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật chính Phương Định (0,25 điểm).
8. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“ Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa… từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của nhà khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.”
( “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G. Mác-két)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?( 0,5 điểm)
2. Nêu nội dung của đoạn văn trên( 0,5 điểm)
3. Theo tác giả tại sao chiến tranh hạt nhân “ không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa( 0,5 điểm)
4. Từ đoạn văn trên nêu suy nghĩ của em về việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới ( 1,5 điểm)
II. Đọc – Hiểu văn bản ( 3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luân ( 0.5 đ)
Câu 2: Nội dung của đoạn là nêu lên hậu quả của chiến tranh hạt nhân: Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên ( 0,5 đ)
Câu 3: Tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm “ Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”. ( 0,25đ)
- Từ đó dẫn đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hóa, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên( 0,25đ).
Câu 4: Nêu suy nghĩ của em về việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới ( 1,5đ)
* Yêu cầu: HS viết được một đoạn văn nghị luận nêu được suy nghĩ của mình về việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Đảm bảo được các ý:
- Giải thích: “ Chiến tranh”, “ hòa bình” ( 0,5đ)
+ Chiến tranh: Là một hiện tượng chính trị có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.
+ Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng , hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của từng nhân loại.
+ Bảo vệ hòa bình: Là giữ gìn cuộc sống, xã hội hòa bình, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
+ Tại sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình: Vì hậu quả của chiến tranh vô cùng khủng khiếp( HS đưa dẫn chứng về hậu quả của chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam để lí giải) (0,25đ)
- Phê phán những kẻ có âm mưu bành trướng, xâm lược, khủng bố..(0,25đ)
- Những việc làm để chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới( 0,5đ)
+ Nhân dân tiến bộ toàn thế giới đã tiến hành như: Mít tinh, biểu tình…phản đối chiến tranh xâm lược.
+ Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới như: xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới, tôn trọng hòa nhã, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phản đối khủng bố tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc..
( Lưu ý: Căn cứ vào thực tế bài viết, GV tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của HS linh hoạt để cho điểm, tránh máy móc)
9. Đọc đoạn văn sau:
Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Kéo co thu hút nhiều người, Tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo co được đông đảo thanh , thiếu niên ưa thích.
( Trích văn bản trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9 tập 1
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 27)
1.Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn.( 0,5đ)
2.Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ)
Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết vì sao kéo co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích?( 0,5đ)
4.Viết đoạn văn nghị luận về việc bảo tồn, giừ ging và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em. ( 1,5đ)