Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Đề thi HSG cấp thành phố môn Sinh học lớp 9 - TP Hà Nội năm học 2014-2015 (có đáp án)". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 . HÀ NỘI NĂM HỌC 2014 – 2015
Câu I (3,0 điểm) . 1. Thế nào là một hệ sinh thái ? Nêu các yếu tố cấu thành nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Hãy liệt kê các kiểu hệ sinh thái trên trái đất.
2. Phân biệt ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi trong quần thể sinh vật.
3. Vì sao trong môi trường thủy sinh nơi có sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn thường có nhiều mắt xích và hiệu suất sinh thái cao hơn so với chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn ?
Môn thi: Sinh học Ngày thi: 09 tháng 4 năm 2015 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm: 02 trang)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 . HÀ NỘI NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu I (3,0 điểm) . 1. Thế nào là một hệ sinh thái ? Nêu các yếu tố cấu thành nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Hãy liệt kê các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. / 2. Phân biệt ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi trong quần thể sinh vật. . 3. Vì sao trong môi trường thủy sinh nơi có sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn thường có nhiều mắt xích và hiệu suất sinh thái cao hơn so với chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn ?
Nhiệt độ (0C)
Câu II (3,5 điểm) , 1. Kể tên các mối quan hệ sinh thái có thể có giữa các sinh vật với sinh vật trong quần thể và trong quần xã. . 2. Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí (0C) trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.
Hãy mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm không khí trong một ngày ở mỗi địa điểm nêu trên. . b. So sánh các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật tương ứng thường phân bố ở hai địa điểm nêu trên. . 3. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng
Thời gian trong ngày
a.
40
35
30
25
20
06 giờ
12 giờ
18 giờ
24 giờ
Vùng trống
Dưới tán rừng
Quan sát biểu đồ , căn cứ vào mối liên quan giữa nhiệt độ với ánh sáng và độ ẩm.
Câu III (3,0 điểm) . 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của prôtêin. / 2. Tại sao nói hình thức sinh sản hữu tính thường ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính ? Trong trường hợp nào sinh sản vô tính thể hiện tính ưu việt ? . 3. Phân giải một đoạn ARN tinh sạch bởi hai enzim khác nhau đã cho 2 tập hợp các đoạn như sau: / - Phân giải do enzim 1: G, pXAUUG, AUXUXG-OH, AAUXXAG. . - Phân giải do enzim 2: pX, X, X, X, X, U, U, G-OH, AU, AGAU, GGAAU. Hãy tái lập phân tử ARN và giải thích.
Câu IV (3,0 điểm) . 1. Nêu vai trò của đột biến gen. . 2. Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. . 3. Giải thích cơ sở sinh học của quy định Luật hôn nhân và gia đình: những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau.
Câu V (2,5 điểm) . 1. Trình bày các bước tiến hành và kết quả quan sát tiêu bản cố định nhiễm sắc thể trong các kì khác nhau của nguyên phân bằng kính hiển vi quang học. / 2. Phân biệt hai hình thức phân bào: nguyên phân và giảm phân . 3. Sự khác biệt trong phân chia tế bào chât của tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào sinh noãn và tế bào sinh tinh.
Câu VI (3,0 điểm) . 1. Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật. . 2. Phân biệt thường biến, đột biến và biến dị tổ hợp về khái niệm, nguyên nhân phát sinh, tính chất và vai trò. . 3. Trong chọn giống người ta có thể gây đột biến bằng tia phóng xạ hoặc tia tử ngoại. Hãy nêu những điểm khác nhau về đặc điểm tác dụng của hai loại tia này.
-------------------Hết-----------------
Câu VII (2,0 điểm) . Ở một loài động vật, cá thể đực mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XY, cá thể cái mang bộ nhiễm sắc thể XX. Trong một phép lai giữa mẹ lông đen, thẳng với bố lông vàng, xoăn thu được F1 đồng loạt có lông đen thẳng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm: . - giới cái: 89 con lông đen, thẳng và 31 con lông vàng, thẳng. . - giới đực: 46 con lông đen, thẳng; 44 con lông đen, xoăn; 14 con lông vàng, thẳng và 15 con lông vàng, xoăn. Biện luận để xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng trên và viết sơ đồ lai minh họa
Môn thi: Sinh học Ngày thi: 09 tháng 4 năm 2015 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm: 02 trang)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 . HÀ NỘI NĂM HỌC 2014 – 2015
HDC CHÍNH THỨC
Câu I: 3,0 Điểm
Nội dungĐiểm1.
1,5đ* Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái:
+ Các hợp chất vô cơ, chất hữu cơ và chế độ khí hậu+ Sinh vật sản xuất là+ Sinh vật tiêu thụ.+ Sinh vật phân giải như
+ Yếu tố con người ( không nêu ý này vẫn cho đủ điểm)
* Các hệ sinh thái trên trái đất:
– Hệ sinh thái trên cạn, gồm:HST rừng nhiệt đới, savan, hoang mạc, thảo nguyên,…
– Hệ sinh thái nước mặn gồm:HST ven bờ, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi,…
– Hệ sinh thái nước ngọt, gồm: HST nước đứng (ao, hồ), HST nước chảy (sông, suối),...
Nếu HS nêu tự nhiên và HST nhân tạo: cho 0,25 đ0,25
0,5
0,25
0,25
0,252.
0,75 đ
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
- Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
- Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thểt không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể0,25
0,25
0,253.
0,75 đ- Do môi trường thủy sinh có nhiệt độ ổn định hơn nên sinh vật mất ít năng lượng điều tiết nhiệt hơn môi trường sống trên cạn.
- Sinh vật thủy sinh chuyển động mất ít năng lượng hơn sinh vật trên cạn do nước có kha năng nâng đỡ cơ thể sinh vật.
- Môi trường thủy sinh có đa dạng sinh học cao thường kèm với nguồn thức ăn phong phú là điều kiện cho chuỗi thức ăn có thể dài.
- Kích thước của sinh vật thủy sinh phù hợp với hình thức bắt mồi và nuốt toàn bộ con mồi, nên năng lượng mất qua thức ăn thừa giảm. Trong khi ở trên cạn, nhiều loài thú bắt mồi thường không ăn hết con mồi, bỏ lại lượng thức ăn thừa.0,25
0,25
0,25Câu II: 3,5 Điểm.
1.
1,0 đ* Các mối quan hệ sinh thái:
- Có trong quần thể:
+ Quan hệ hỗ trợ : sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội,…
+Quan hệ cạnh tranh : quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại,…
- Có trong quần xã:
+ Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác,…
+ Quan hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm,…
0,5
0,5
2.
2đa) Nhìn chung cường độ ánh sáng tăng và giảm trong ngày tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ :
+ Ở vùng trống: cường độ ánh sáng mặt trời thay đổi nhiều trong ngày.
+ Ở dưới tán: cường độ ánh sáng trong ngày thay đổi không nhiều.
- Độ ẩm không khí thay đổi theo sự tác động tổ hợp của “nhiệt-ẩm”. Vào buổi sáng, khi nhiệt độ tăng, lượng nước bốc hơi giảm nên độ ẩm cũng giảm dần.
b) Thực vật ở vùng trống mang đặc điểm của cây ưa sáng, thực vật dưới tán rừng mang đặc điểm của cây ưa bóng.
Đặc điểm Cây ưa sángCây ưa bóngVị trí phân bốNơi trống trải hoặc tầng trên của tán rừng, nơi có nhiều ánh sángDưới tán của cây khác hoặc nơi có ít ánh sángHình thái láPhiến lá nhỏ, dàyPhiến lá rộng, mỏngCấu tạo giải phẫu láLá có nhiều lớp mô giậuLá có ít lớp mô giậuCách xếp láLá xếp nghiêng so với mặt đấtLá nằm ngang so với mặt đấtHoạt động sinh lýQuang hợp đạt cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng caoQuang hợp đạt cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng thấp(Đủ 4-5 ý cho 1 điểm)
0,5
0,5
1
3.
0,5đCây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.0,5Câu III: 3,0 điểm
1.
1đ* Cấu trúc của protein: theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân, đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các axit amin.
- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
- Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở protein dạng sợi bện lại với nhau kiểu dây thừng.
- Cấu trúc bậc 3: là dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc hai cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại protein.
- Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại protein gồm hai hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
* Chức năng của prôtêin: Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào, xúc tác cho các phản ứng sinh hoá, điều hòa sự trao đổi chấ (enzim và hoocmôn, bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng,…→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống0,25
0,25
0,25
0,25
2.
1,25đ* Sinh sản hữu tính có ưu việt hơn sinh sản vô tính vì:
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản bằng con đường giảm phân tạo ra giao tử và thụ tinh có xảy ra sự phân li độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể đã tạo ra nhiều loại giao tử, nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.
® Nhờ đó mà loài sinh sản hữu tính vừa duy trì được tính trạng chung, vừa tạo ra biến dị tổ hợp đảm bảo tinh thích ứng cao.
- Sinh sản vô tính là hình thức theo cơ chế nguyên phân chỉ tạo ra các thế hệ tế bào con giống hoàn toàn tế bào mẹ. Nên trong phân bào bình thường không tạo ra các biến dị, sinh sản sinh dưỡng không có biến dị để chọn lọc khi điều kiện sống thay đổi.
* Ưu việt hơn trong trường hợp
- Môi trường ổn định
- Khi số lượng cá thể còn rất ít, thậm chí chỉ còn 1 cá thể.
- Khi sinh vật chiếm lĩnh môi trường sống mới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,253.
0,75đ* Đoạn ARN đó có trình tự: pXAUUGGAAUXXAGAUXUXG-OH
* Giải thích:
- Căn cứ vào kết quả phân giải của enzim 1 ta thấy phân tử ARN có thể có trình tự là pXAUUG……AUXUXG-OH vì p ở đầu 5’ và OH ở đầu 3’
- Căn cứ kết quả phân giải enzim 2 ta thấy có đoạn GGAAU và AGAU vậy G phải nằm sau pXAUUG và trước AAUXXAG, tiếp theo là AUXUXG-OH0,25
0,25
0,25Câu IV: 3,0 Điểm
1.
1đ
- Đa số các đột biến gen tạo ra là các gen lặn, chúng tồn tại trong QT ở trạng thái dị hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp sẽ biểu hiện thành KH, KH có thể có lợi cho SV
- Đa số ĐB gen là có hại cho SV, song chúng làm phong phú KG, tăng cường khả năng thích nghi khi MT sống thay đổi ® Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. ĐB có thể có lợi cho người ® Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống0,5
0,52.
1đTrao đổi đoạn NSTChuyển đoạn NSTNguyên nhânDo sự tiếp hợp của các cromatit trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ trước của giảm phân 1Do rối loạn TĐC nội bào, những biến đổi sinh lí, hóa sinh trong cơ thể do các ảnh hưởng của các tác nhân phóng xạ, hóa chất, nhiệt độ,…Cơ chếXảy ra trong phạm vi 1 cặp NST, có xảy ra hiện tượng đứt đoạn và trao đổi cho nhau các đoạn bị đứt, có sự sắp xếp lại gen trong phạm vi từng cặpXảy ra trên 1 cặp NST hoặc giữa các cặp NST khác nhau, các đoạn NST bị đứt ra rồi chuyển đôit cho nhau, có thể chuyển đoạn tương hỗ hoặc không tương hỗ.Vai trò,
Ý nghĩa- Xuất hiện các biến dị tổ hợp, sắp xếp lại gen trên NST tạo nên các nhóm tính trạng mới
- Tổ hợp các gen tốt vào một nhóm liên kết có thể hình thành những giống mới có giá trị cao- Cấu trúc lại NST, phân bố lại gen trong các nhóm gen liên kết
- Đa số chuyển đoạn lớn là có hại
0,25
0,25
0,25
0,253.
1đGiải thích: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau vì Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến gen lặn được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp thành kiểu hình gây hại ® Suy thoái nòi giống: Tỷ lệ chết, mắc bệnh tật di truyền cao và làm giảm sức sống
1Câu V: 2,5 Điểm
1.
1đ- Đặt tiêu bản lên kính, dùng vật kính với bội giác bé để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu. Tiếp đến là chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp
- Trong tiêu bản sẽ thấy các TB đang ở các kỳ khác nhau:
+ TB ở kỳ trung gian có nhân hình tròn, không thấy rõ NST
+ TB ở kỳ giữa sẽ thấy có các NST tập trung ở giữa TB thành hàng
+ TB ở kỳ sau sẽ có các NST phân thành 2 nhóm về 2 cực của TB0,25
0,25
0,25
0,252.
1đĐặc điểm so sánhNguyên phânGiảm phânLoại TB xảy raTB sinh dưỡng, TB sinh dục ở vùng sinh sản và vùng tăng trưởngTB sinh dục giai đoạn chínSố lần phân bào12 ( NST chỉ nhân đôi 1 lần)Kỳ trướcKhông xảy ra trao đổi chéoCó thể xảy ra trao đổi chéo ở kỳ trước 1Kỳ giữaCác NST kép xếp 1 hàng- Kỳ giữa 1 các NST kép xếp 2 hàng
- Kỳ giữa 2 các NST kép xếp 1 hàngKỳ sauMỗi NST kép phân li thành 2 NST đơnMỗi cặp NST tương đồng phân li thành 2 NST kép ở kì sau 1Kỳ cuốiCác NST ở trạng thái đơnCác NST kép ở trạng thái kép ở kì cuối 1Kết quảTừ 1 TB con qua 1 lần phân bào tạo 2 TB đều có bộ NST 2nTừ 1 TB qua 2 lần phân bào tạo 4 TB con đều có bộ NST n
0,25
0,25
0,25
0,253.
0,5đ- TBTV có sự hình thành vách ngăn xenlulozo ở giữa TB, TBĐV có sự thắt eo của MSC để phân chia TBC
- TB sinh noãn phân chia TBC không đồng đều chỉ có 1 TB chứa phần lớn TBC, TB sinh tinh phân chia TBC đồng đều cho các TB con0,25
0,25Câu VI: 3,0 Điểm
1.
1,0 đ
Biến dị tổ hợpĐột biếnThường biếnKhái niệmLà sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện các KH khác bố mẹ, KH này gọi là biến dị tổ hợpNhững biến đổi trong vật chất di truyền (AND, NST), khi biểu hiện thành kiểu hình gọi là thể đột biếnNhững biến đổi kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trườngNguyên nhânPhân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinhTác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể và AND và NSTẢnh hưởng của điều kiện môi trường, không gây ra sự biến đổi kiểu genTính chất và vai trò- Xuất hiện với tỷ lệ không nhỏ, di truyền được
- Là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa- Mang tính cá biệt ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được
- Là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa- Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền được
- Đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể2.
1,25 đSự tạo tinh
n
n
n
n
n
n
2n
2n
2n
2n
Tinh trùng
Nguyên phân
Tinh bào bậc 1
Tinh bào bậc 2
Tinh nguyên bào
Giảm phân 2
Giảm phân 1
Vẽ sơ đồ không chú thích = 0,5
Chú thích SL NST n/2n = 0,25
Chú thích tên gọi tinh nguyên bào,…, tinh trùng = 0,25
Chú thích quá trình NP, GP1, GP 2 = 0,253.
0,75đTia phóng xạTia tử ngoại- Có khả năng xuyên sâu qua mô sống
- Dùng để chiếu xạ với liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy
- Dùng để gây ĐB gen, ĐB NST- Không có khả năng xuyên sâu
- Dùng để xử lý VSV, bào tử, hạt phấn
- Chủ yếu dùng để gây ĐB gen
0,25
0,25
0,25Câu VII: 2,0 Điểm