Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Bai 32 12NC". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
Bài 32. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU HỌC SO SÁNH
VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:
- Phân biệt được cơ quan tương đồng,cơ quan tương tự,cơ quan thoái hoá,ví vụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của cơ quan tương đồng,cơ quan tương tự,cơ quan thoái hoá đối với việc nghiên cứu tiến hoá của sinh vật.
Chứng minh được nguồn gốc chung của các loài thong qua sự phát triển phôi của chúng.
- Phân tích được mối quan hệ họ hang gần xa thong qua sự phát triển phôi của chúng.
II. Kiến Thức trọng tâm:
- Cơ quan tương đồng và bằng chứng phôi sinh học so sánh.
III. Phương tiện dạy học:
- Các tranh ảnh về các bằng chứng về giải phẩu học so sánh.
IV. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (không kiểm tra)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thứcGV: Các loài sinh vật tồn tại hiện nay có quan hệ họ hang không?
HS……..
GV: Dựa vào những bằng chứng nào để xác nhận mối quan hệ nguồn gốc của các loài?
HS: Đọc sgk trả lời :Các cơ quan tương đồng
GV: Vậy cơ quan tương đồng là gì?
GV: Cho học sinh nêu các ví dụ trong sgk
GV: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh điều gì?
GV: Phản ánh nguồn gốc chung của chúng và phản ánh sự tiến hoá phân li.
GV: Thế nào là cơ quan thoái hoá?
HS…………………….
GV: Nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá?
HS……………………
GV: cho học sinh đọc và nêu ví dụ trong sgk
GV: Thế nào là cơ quan tương tự?
HS……………..
GV: Phân tích ví dụ trong sgk
Cánh sâu bọ và cánh dơi,cánh chim.
Cánh côn trùng phát triển từ mặt lưng của phần ngực,cánh chim và cánh dơi là biến dạng của chi trước,chúng cùng thực hiện chức năng bay nên có hình dạng ngoài giống nhau.
Tương tự HS giải
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN GV: Trần Văn Thu
Tiết 33 Bài 32. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU HỌC SO SÁNH
VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:
- Phân biệt được cơ quan tương đồng,cơ quan tương tự,cơ quan thoái hoá,ví vụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của cơ quan tương đồng,cơ quan tương tự,cơ quan thoái hoá đối với việc nghiên cứu tiến hoá của sinh vật.
Chứng minh được nguồn gốc chung của các loài thong qua sự phát triển phôi của chúng.
- Phân tích được mối quan hệ họ hang gần xa thong qua sự phát triển phôi của chúng.
II. Kiến Thức trọng tâm:
- Cơ quan tương đồng và bằng chứng phôi sinh học so sánh.
III. Phương tiện dạy học:
- Các tranh ảnh về các bằng chứng về giải phẩu học so sánh.
IV. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (không kiểm tra)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thứcGV: Các loài sinh vật tồn tại hiện nay có quan hệ họ hang không?
HS……..
GV: Dựa vào những bằng chứng nào để xác nhận mối quan hệ nguồn gốc của các loài?
HS: Đọc sgk trả lời :Các cơ quan tương đồng
GV: Vậy cơ quan tương đồng là gì?
GV: Cho học sinh nêu các ví dụ trong sgk
GV: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh điều gì?
GV: Phản ánh nguồn gốc chung của chúng và phản ánh sự tiến hoá phân li.
GV: Thế nào là cơ quan thoái hoá?
HS…………………….
GV: Nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá?
HS……………………
GV: cho học sinh đọc và nêu ví dụ trong sgk
GV: Thế nào là cơ quan tương tự?
HS……………..
GV: Phân tích ví dụ trong sgk
Cánh sâu bọ và cánh dơi,cánh chim.
Cánh côn trùng phát triển từ mặt lưng của phần ngực,cánh chim và cánh dơi là biến dạng của chi trước,chúng cùng thực hiện chức năng bay nên có hình dạng ngoài giống nhau.
Tương tự HS giải thích các ví dụ còn lại.
GV: Cho HS đọc sgk,quan sát hình 32.2 để trả lới câu lệnh trong sgk.
thảo luận và thống nhất
GV: Nêu các định luật.
Theo C.M.Bero (1792-1876) nhà phôi sinh học người Nga phát biểu năm 1837 như sau:
ĐL 1: Trong quá trình phát triển phôi,các tính trạng chung xuất hiện sớm hơn các tính trạng riêng. Ví dụ; 1 con thỏ trong quá trình phát sinh cá thể là 1 ĐVCXS,trước khi là ĐV có vú,và là 1 ĐV có vú trước khi là ĐV ăn thực vật.
ĐL 2.Các cấu tạo ít chung nhất bắt nguồn từ các cấu tạo chung nhất và cứ như thế tới khi các tính trạng riêng biệt nhất được thể hiện.
ĐL 3. Phôi của 1 con vật nhất định lúc nào cũng khác biệt với các phôi thuộc dạng khác.
ĐL 4. Về cơ bản,phôi của 1 ĐV bậc caokhông bao giờ giống dạng trưởng thành thuộc một loài thấp hơn,mà chỉ giống với phôi của dạng này.
I. Bằng chứng giải phẩu học so sánh.
1. Cơ quan tương đồng(cơ quan cùng nguồn)
a. Định nghĩa.
Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể,có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau
b. Ví dụ: (sgk)
-Tuyến nọc độc của rắn - tuyến nước bọt của các ĐV khác.
- Gai xương rồng - biến dạng của lá…
2. Cơ quan thoái hoá.
a. Định nghĩa
Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
b. Nguyên nhân.
Điều kiện sống của loài thay đổi→ một số cơ quan mất dần chức năng,tiêu giảm,chỉ để lại vết tích xưa.
c. Ví dụ. Sgk
3.Cơ quan tương tự(cơ quan có cùng chức năng)
a. Định nghĩa.
Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
b.Ví dụ. sgk
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
1. Sự giống nhau trong phát triển phôi.
- Trong giai đoạn đầu,phôi cá,thằn lằn,thỏ,người đều có đuôi và khe mang,từ đó cho thấy chúng có chung nguôn gốc.
- Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.Những đặc điểm giống nhau càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hang càng gần.
2. Định luật phát sinh vật.
Theo 2 nhà khoa học người Đức Muller và Haeckel
- Nội dung: Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài.
- Ví dụ: sgk
- Định phát sinh vật phát ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loài.
4. Củng cố:
- Phân biệt cơ quan tương đồng,cơ quan tương tự,cơ quan thoái hoá.
5. Dặn dò:
Ôn tập lý thuyết dựa vào câu hỏi 1,2,3,4,5 và 6 trong sách giáo khoa.
6. Rút kinh nghiệm: