Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Hachiko - Chú chó đợi chờ". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
HACHIKO - CHÚ CHÓ ĐỢI CHỜ
Thể loại: thiếu nhi
--- ❃ ❖ ❊---
Tác giả: Luis Prats
Nhà xuất bản Kim Đồng
Nguồn text: AnDucTu (wattpad.com)
Ebook: Bọ Cạp
Giới thiệu
Hachiko, chú chó đợi chờ được chuyển ngữ từ cuốn sách Hachiko. El perro que esperaba của nhà văn người Tây Ban Nha Luis Prats. Tác phẩm kể lại một câu chuyện có thật về chú chó Hachiko được một giáo sư nông nghiệp ở Tokyo là ngài Eisaburo Ueno nhận nuôi. Hachiko đặc biệt quấn quýt với chủ. Nó có một thói quen là chạy ra ga Shibuya mỗi buổi chiều để cho giáo sư Ueno xuống tàu. Sau đó họ sẽ trở về nhà cùng nhau. Ngay cả sau khi chủ đột ngột qua đời, con vật trung thành vẫn kiên tâm đợi chờ mỗi ngày, và không ai hay cái gì có thể ép nó làm khác đi. Câu chuyện cảm động về Hachiko đã được ghi nhận bằng bức tượng Hachiko ở ga Shibuya, được chuyển thể thành phim, truyện tranh và là nguồn cảm hứng để Luis Prats tạo ra tác phẩm văn học này. Với giọng văn từ tốn, giản dị của ông, kết hợp với minh họa màu nước tao nhã của Zuzanna Celej, cuốn sách đã tái hiện tình bạn thủy chung của chú chó akita giữa bối cảnh một nước
Nhật đẹp đẽ, thanh bình
.PHẦN 1: 1924 - 1925C
1.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 1 năm 1924 on tàu hú lên một hồi còi thong thả báo hiệu sắp rời ga Shibuya tiến về phương nam. Vài giây sau, một luồng khói xám tuôn ra từ ống khói tràn ngập khắp khu phố, làm vẩn đục màu xanh trong vắt của bầu trời Tokyo. Cũng như những buổi sáng khác, đó chính là lúc giáo sư Eisaburo Ueno mở cửa sổ căn bếp hướng ra dòng sông, khóe môi ông khẽ cong lên khi nhìn thấy hàng cây xanh hạnh nhân đang tươi cười và ánh nắng mặt trời nhuộm đỏ những lộc non đầu tiên của chúng.
Vừa bắc ấm trà lên bếp đun, ông vừa lẩm bẩm:
- Đây hẳn là một mùa xuân hiếm có.
HACHIKO - CHÚ CHÓ ĐỢI CHỜ
Thể loại: thiếu nhi
--- ❃ ❖ ❊---
Tác giả: Luis Prats
Nhà xuất bản Kim Đồng
Nguồn text: AnDucTu (wattpad.com)
Ebook: Bọ Cạp
TVE-4UGiới thiệu
Hachiko, chú chó đợi chờ được chuyển ngữ từ cuốn sách
Hachiko. El perro que esperaba của nhà văn người Tây Ban Nha
Luis Prats. Tác phẩm kể lại một câu chuyện có thật về chú chó
Hachiko được một giáo sư nông nghiệp ở Tokyo là ngài Eisaburo
Ueno nhận nuôi. Hachiko đặc biệt quấn quýt với chủ. Nó có một
thói quen là chạy ra ga Shibuya mỗi buổi chiều để cho giáo sư
Ueno xuống tàu. Sau đó họ sẽ trở về nhà cùng nhau. Ngay cả sau
khi chủ đột ngột qua đời, con vật trung thành vẫn kiên tâm đợi
chờ mỗi ngày, và không ai hay cái gì có thể ép nó làm khác đi. Câu
chuyện cảm động về Hachiko đã được ghi nhận bằng bức tượng
Hachiko ở ga Shibuya, được chuyển thể thành phim, truyện
tranh và là nguồn cảm hứng để Luis Prats tạo ra tác phẩm văn
học này. Với giọng văn từ tốn, giản dị của ông, kết hợp với minh
họa màu nước tao nhã của Zuzanna Celej, cuốn sách đã tái hiện
tình bạn thủy chung của chú chó akita giữa bối cảnh một nước
Nhật đẹp đẽ, thanh bình.PHẦN 1: 1924 - 1925C
1.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 1 năm 1924
on tàu hú lên một hồi còi thong thả báo hiệu sắp rời ga
Shibuya tiến về phương nam. Vài giây sau, một luồng khói xám
tuôn ra từ ống khói tràn ngập khắp khu phố, làm vẩn đục màu
xanh trong vắt của bầu trời Tokyo. Cũng như những buổi sáng
khác, đó chính là lúc giáo sư Eisaburo Ueno mở cửa sổ căn bếp
hướng ra dòng sông, khóe môi ông khẽ cong lên khi nhìn thấy
hàng cây xanh hạnh nhân đang tươi cười và ánh nắng mặt trời
nhuộm đỏ những lộc non đầu tiên của chúng.
Vừa bắc ấm trà lên bếp đun, ông vừa lẩm bẩm:
- Đây hẳn là một mùa xuân hiếm có.
Từ tầng trên vọng xuống tiếng nước tí tách rơi. Vợ ông, bà
Yaeko, đang tắm và chỉ hơn mười phút nữa thôi, bà cùng cô con
gái “rượu” Chizuko của họ sẽ xuống đây dùng bữa sáng.
Giáo sư ngồi xuống ghế và chờ đợi đến khi ấm nước hú còi như
con tàu lúc rời ga Shibuya đi về phương nam. Ông đứng dậy rồi
châm trà một cách điệu nghệ.
Khi mùi thơm của nước trà bốc lên mùi, vị giáo sư không cầm
được phải thốt lên: “Ừm...” Chỉ ít phút sau, dòng nước trà thơm
lừng đã từ từ trôi xuống cổ họng ông.
Ông nán lại một chút để thưởng thức hương trà thơm ngon rồi
mở tờ Độc Mại Tân Văn ra xem mấy tiêu đề trước giờ ra ga lênh
tàu sang quận Todai tới dạy ở trường Đại học Tokyo.
Ông nhìn quyển lịch đầy màu sắc treo bên cạnh mấy bức điêukhắc chú Ibuki tặng khi ông kết hôn vào 23 năm trước và nhận ra
hôm nay là thứ tư. Đúng lúc đó, ông nghe thấy tiếng dép loẹt
quẹt. Bà Yaeko Ueno bước vào căn bếp và thì thầm:
- Chiều nay anh nhớ mang con chó trở về nhé! Con gái anh chỉ
mong đến hôm nay để được gặp nó thôi!
Nghe vợ nói, giáo sư chợt nhớ ra mình đã đặt mua một chú chó
akita cho Chizuko từ tuần trước. Ông trả lời:
- À, phải rồi, con chó... Tối nay nó sẽ đến nhỉ?
- Vâng, chiều nay họ sẽ mang nó đến văn phòng bưu điện ở ga.
Gấp tờ báo lại, ông đáp:
- Hôm nay anh có giờ lượng giác nên sẽ về muộn hơn một chút,
nhưng anh sẽ mang nó về.
Bà vợ đưa ngón tay lên đe chồng:
- Anh nhớ đừng quên nhé! Không thì anh sẽ làm Chizuko thất
vọng lắm đấy. Anh hiểu chứ?
Giáo sư Eisaburo nhăn nhó, trong lòng có chút chán ngán với
chủ đề con chó akita.
- Vâng. tôi sẽ không quên đâu, thưa phu nhân Yaeko... Anh xin
trịnh trọng hứa với em là anh sẽ không quên. Dù sao chúng ta
cũng không nên quên rằng nó chỉ là một con vật, chứ không phải
một ông hoàng.
- Tôi biết chứ, thưa giáo sư Ueno, nhưng anh đã hứa với con gái
anh rồi.
Với mong muốn nhanh nhanh được rời khỏi nhà để không
phải bắt đầu một cuộc tranh cãi từ sớm tinh mơ, ông trả lời vợ:
- Rồi, rồi. Anh sẽ không quên mà.Ngay lập tức ông đội chiếc mũ lên cái đầu như quả tỳ bà, cầm
lấy ô, cặp táp và tập bài giảng về “Lượng giác ứng dụng trong
nông nghiệp”, chia tay vợ và hẹn đến chiều.
Khi qua cửa, ông kính cẩn khấn gia tiên phù hộ cho một ngày
làm việc tốt đẹp, mặc dù điều đó cũng không cần thiết, vì hôm
nay đã là một ngày tuyệt vời sẵn rồi.
Khi ra khỏi cửa, ông gặp cụ Mizuno đang nhặt rác. Ông bỏ mũ
ra chào. Ông cụ làu bàu chúc ông buổi sáng tốt lành rồi mất hút
vào trong nhà.
Giáo sư tự nhủ:
- Cụ Mizuno tội nghiệp. Kể từ khi con trai mất trong trận
Thanh Đảo, chẳng bao giờ người ta thấy cụ ngẩng đầu lên.
Sau đó, ông hướng tới con đường có rặng cây anh đào, rẽ vào
lối mòn của ngôi đền và đi thẳng đến ga Shibuya đông đúc. Một
chiếc xe điện lao sượt qua nhưng mặt giáo sư Eisaburo không hề
biến sắc. Ông biết những chiếc xe này sẽ không bao giờ đi chệch
khỏi đường của mình. Về điểm này chúng cũng giống như những
con tàu, đúng giờ và rất đáng tin cậy. Cũng như ông chẳng bao
giờ vắng mặt buổi lên lớp nào và luôn luôn giữ lời hứa của mình
dù đó là lời hứa trịnh trọng hay không.
Khi đến quảng trường, ông giáo chào bà Shuto bán đồ ngọt.
Ông tìm kiếm với ánh mắt thèm thuồng của một con nghiện đồ
ngọt và tỏ ra rất phấn khích khi nhìn thấy hôm nay bà có cả bánh
wagashi
[1]
và thạch anmitsu tẩm đường. Ông ngắm nghía tất cả
với vẻ thích thú và người bán đồ ngọt đáp lại lời chào của ông:
- Chào giáo sư. Thế nào, ông có ăn gì không?
Mắt vẫn không rời mấy món ăn nọ, ông vừa mở cửa vào ga vừatrả lời:
- Chắc để lúc về, bà Shuto ạ. Để lúc về...
Bà bán hàng cười lớn và nói:
- Ông phải nhanh lên nhé! Đây là món của ngày hôm nay nên
lát nữa chắc không còn đâu!
Giáo sư Ueno mỉm cười đáp:
- Tôi sẽ cố về nhanh hết mức có thể, bà Shuto. Tôi trịnh trọng
hứa với bà.
❃ ❖ ❊
Ngày làm việc tại trường đại học thủ đô Todai diễn ra trong
yên bình. Giáo sư Ueno lên lớp giờ “Lượng giác ứng dụng trong
nông nghiệp” và “Cải tạo đất hạn”, rồi tham gia buổi họp của ban
chủ nhiệm. Buổi chiều ông lên con tàu quay về nhà lúc năm giờ
kém năm phút.
Con tàu cập bến công viên Chiyoda, ngay sát cung điện hoàng
giáo, và, cũng như mọi lần con tàu đi qua đây, giáo sư Eisaburo
Ueno bỏ mũ để tỏ lòng kính trọng đối với Hoàng đế Taisho và lắc
đầu cảm thán: “Tội nghiệp!” Từ khi còn nhỏ, Hoàng đế đã mắc
bệnh viêm màng não, và con trai Hirohito của ngài trị vì đất nước
khi mới mười tuổi. Nhưng ông vẫn thích kể câu chuyện cười về
cái ngày Hoàng đế Taisho, đáng lẽ phải mở bài phát biểu trong
tay mình ra, thì lại dùng nó như một chiếc ống nhòm để nhìn vào
đám đông.
Năm giờ hai mươi nhăm phút chiều, con tàu hơi nước nhỏ bé
cập ga Shibuya. Từ những cánh gỗ, khách hàng bắt đầu bước
xuống. Các quý ông đưa tay ra đỡ để các quý bà khỏi ngã xuốngđường, bà nào cũng mặc những bộ kinomo sặc sỡ bằng lụa do hai
nhà tạo mẫu danh giá nhất vùng là quý bà Hiziguo và quý bà
Hiziguro may. Lũ trẻ con từ trường về chạy ra cửa phía quảng
trường nhỏ có ba cây hoa anh đào. Và sau cùng, như một người
không phải vội vì lý do gì, giáo sư Eisaburo Ueno bước xuống với
nụ cười nửa miệng, gõ nhịp lên những viên đá cuội bằng chiếc ba
toong đầu bịt bạc. Nhớ lại những lời khen ngợi và câu nói thân
thiện mà anh sĩ quan trẻ dành cho một nữ sinh trường đại học và
cách cô bé mỉm cười, đôi má ủng hồng, ông không khỏi cảm thán:
“Ôi, tình yêu...!”
Kể từ hai mươi năm trước, ngày nào giáo sư Eisaburo Ueno
cũng là người cuối cùng rời khỏi ga, bước qua những cánh cổng
màu đỏ rồi mua cho mình một suất wagashi thơm ngon của bà
Shuto. Ông đi về nhà khi những âm thanh ồn ào của thành phố
tắt dần và ai nấy đều đã quay về tổ ấm của mình, nơi những ống
khói nhỏ báo hiệu giờ ăn tối đã đến.
Khi đi qua đại lộ Inokashira, ông thoáng ngửi thấy mùi thơm
của đồ ăn và ao ước bà Ueno đã làm món cá thu theo cách ông mê
tít, với vừng và các loại rau thơm cùng một bát cơm vừa chín tới.
Do đó, ngay khi về nhà, ông cởi giày, bỏ ba toong và ô vào giá
mà để ô và bước ngay vào bếp, miệng ngân nga một bài hát về
Kachusha của ca sĩ tài ba Matsui Sumako.
Vừa nghe tiếng chồng bước vào bếp, vợ ông, đang làm cá bên
chậu rửa bát, liền quay lại. Chưa kịp chúc ông buổi tối tốt lành, bà
đã thốt lên:
- Con chó đâu?
Giáo sư Ueno đứng như chôn chân ở ngoài cửa, không biết phải
trả lời ra sao. Ông đã hoàn toàn quên mất việc phải mang con chóakita về cho con gái.
Nhận ra ông đã quên chuyện con chó, bà vợ chĩa con dao về
phía chồng rồi kêu lên:
- Chả hiểu anh để cái gì vào đầu thế không biết?
Giáo sư Ueno thảng thốt:
- Đúng là đầu đất! Không biết anh mải nghĩ về cái gì nữa?
Rồi ông mỉm cười liếm mép, nói tiếp:
- Chắc là về mấy cái bánh của bà Shuto.
Và nếu không có trí nhớ tốt thì đôi chân lại khỏe, và càng phải
khỏe hơn khi người ta muốn ăn một bữa tối ngon lành có món
phi lê cá thu với vừng và rau thơm. Ông giáo sư lập tức quay gót,
gọi anh làm vườn Kikuzaburo, người có khuôn mặt cau có đang
làm việc trong nhà, để cùng mình quay lại nhà ga trước khi bưu
điện đóng cửa.D
2.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 1 năm 1924
ù lúc bấy giờ ở Tokyo không còn tuyết nữa, gió vẫn lạnh cắt
da thịt. Thêm nữa, đài đã báo năm đó sẽ có một đợt tuyết lớn lên
giáo sư Eisaburo Ueno mặc áo ấm rồi kiên quyết sải bước quay lại
ga Shibuya cùng Kikuzaburo.
Mặt trăng toả ra một thứ ánh sáng trắng và lạnh như động một
yên bằng bạc trên bầu trời tối đen mà những cơn gió đã quét sạch
đến không còn một gợn mây. Những chiếc đèn đường màu đỏ và
xanh dương đã được thắp lên trên rất nhiều con đường và từ một
vài toà nhà vọng lại tiếng nhạc truyền thống,tiếng hát trong trẻo,
thanh thoát của một nàng kĩ nữ đang nhẹ nhàng nhấn nhá ngón
tay trên dây đàn shamisen, một loại đàn ba dây giống ghi-ta, đệm
cho một bài hát buồn về một người con trai phải đi lính và không
bao giờ có dịp tái ngộ với cô gái anh yêu. Khi bài hát kết thúc,
người nghệ sĩ lại tiếp tục hát một bài hát ru rất phổ biến khiến
giáo sư Eisaburo phải dừng lại lắng nghe.
Ngủ ngoan, con ơi, ngủ ngoan, con hỡi,
Ơi con bé bỏng của mẹ, con ngủ cho ngoan.
Con đẹp làm sao, con đẹp biết bao.
Con yêu quý của mẹ!
Rồi chợt nhận ra đã muộn, ông bảo anh làm vườn Kikuzaburo
đi sau mình hai bước:
- Kikuzaburo, đi tiếp thôi. Nếu ta về nhà mà không có con chó
thì khỏi ăn tối luôn đấy!Chỉ một lát sau, hai người đã đến ga Shibuya. Ông trưởng ga
Kento Sato đang chuẩn bị đóng cánh cửa nhà chờ lại. Khi trông
thấy vị giáo sư vào cái giờ kì quặc này, người đàn ông với hàng ria
mép lơ thơ và cặp kính gọng kim loại không khỏi ngạc nhiên,
song ông lập tức hướng về phía giáo sư và cất lời chào kính cẩn:
- Xin chào ngài, giáo sư.
- Xin chào ông, ông Sato.
Ông trưởng ga đáp lời một cách mãn nguyện:
- Việc ngày hôm nay thế là đã xong xuôi. Chúng tôi sẽ lại bắt
đầu vào lúc năm rưỡi ngày mai. Xin hỏi, có phải ngài để quên cái
gì không?
- Không... Ý tôi muốn nói là có. - Giáo sư chữa lại. - Chúng tôi
đến để lấy một gói bưu phẩm.
Ông trưởng ga nhìn về phía phòng bưu cục và nói:
- Thế thì ngài gặp may rồi: cậu ta vẫn chưa đóng cửa.
Nghe thấy vậy, giáo sư liền tiến thẳng vào văn phòng nhỏ, anh
người làm theo sau.
Ông lên tiếng chào người phụ trách bưu cục:
- Chào cậu, Ibuki.
- Xin chào ngài, giáo sư Ueno, chúc ngài một buổi tối thật tốt
lành.
- Và mát mẻ nữa!
- Đấy, ngài thấy không! - Anh chàng mập lại ca thán với khuôn
mặt như đang bị mắc nghẹn cả đống bánh của bà Shuto trong cổ.
- Tôi đã xin với sếp Sato cả trăm lần về việc lắp máy sưởi, nhưngkhông được, ông ấy quả là keo kiệt. Thế nên tôi mới phải ở đây với
găng tay và khăn choàng. Cả ngày tôi phải uống không biết bao
nhiêu là cốc trà để chống chọi với cái lạnh.
Anh chàng vừa nói vừa run rẩy vì lạnh:
- Thà văn phòng của tôi được đặt trong nhà vệ sinh còn hơn,
ngài hiểu ý tôi không? Vì cả ngày tôi phải ra ngoài suốt để đi
ngoài mà!
Giáo sư Eisaburo khẽ cười, nhưng đối với ông hôm nay đã là
một ngày quá dài để có thể tiếp tục nghe những lời phàn nàn của
Ibuki. Ông nói:
- Chúng tôi đến để lấy một cái hộp gửi từ Odate đến. Trong đó
có một con chó.
- À vâng. Con vật tội nghiệp. Nó đến đây từ chiều. Tôi chẳng
biết nó còn sống không nữa.
Nghe thấy vậy, ông giáo sư choáng váng, nhưng cũng không
thể hỏi gì thêm vì Ibuki đã biến mất sau những kệ hàng trong khi
vẫn không ngừng nguyền rủa cái lạnh. Một lát sau, anh ta trở lại
với một cái hộp gỗ có đục rất nhiều lỗ nhỏ ở xung quanh.
- Của ngài đây. - Vừa đưa nó cho ông, anh ta vừa nói. - Thứ mà
ngài bảo đấy ạ, thưa giáo sư. Một con akita trắng như bông tuyết,
quả là một con chó hiếm có của giống này, nhưng dù gì tôi cũng
sợ là nó không chịu được chuyến đi vừa qua. Lúc này trông nó
giống một cuộn len hơn là một con chó. Đi năm trăm cây số trong
cái lạnh này thì tôi nghĩ kể cả còn sống nó cũng không qua khỏi
được tối nay.
Ông giáo sư mở cái hộp ra, trên hộp có ghi địa chỉ và tên ông.
Và đúng như lời của anh bưu tá, ông nhìn thấy bên trong có một
chú chó akita không to hơn một quả bóng vải.Ibuki tiếp lời, giọng thương cảm:
- Không biết chú chó tội nghiệp đã trải qua những gì trong cái
hộp này nữa! Đi cả chặng đường dài trên những bãi nôn và bãi
tiểu. Nó chỉ là một con cún con. Chết thế này thì thật tội nghiệp!
Giáo sư Ueno bực dọc đáp:
- Anh nói gì thế, Ibuki? Nó đã chết đâu! Trông vậy nhưng
không phải vậy.
Đúng lúc đó, con chó ngóc đầu dậy và nhìn chăm chăm vào vị
giáo sư. Ông nhận thấy con vật cũng hiền lành, nó có bộ lông
mềm mượt giống như tất cả những con cùng loài và đang chao
đảo như một chú vịt con. Tuy nhiên, điều khiến giáo sư chú ý
nhất là làm sao con vật nhỏ bé có thể nhìn ông như vậy. Bởi nó
không nhìn ông giống như đang quở trách người đã làm cho nó
phải di chuyển suốt hai ngày hai đêm trong một cái tủ lạnh.
Không, không hề như vậy, mà trong đôi mắt buồn bã mày xám
tro ấy có cái gì đó sâu sắc hơn và thông minh hơn. Nó nhìn ông
như không mong chờ gì cả nhưng đồng chờ lại như mong chờ tất
cả. Chưa bao giờ giáo sư Eisaburo gặp một con vật nào có cái nhìn
như vậy, kể cả trong quãng thời gian ông thực tập trên những
cánh đồng Kyoto, gần cung điện hoàng gia, và dù ông đã có cơ hội
tiếp xúc với hầu như tất cả các loại động vật.
- Cún con tội nghiệp! - Ibuki lại tiếp tục - Nó đã bị nhốt 2 ngày
và có vẻ như là nó đang...
Ông giáo liền ngắt lời anh chàng:
- Tôi mang nó đi nhé!
Vừa nghe thấy ông nói sẽ mang con chó ra khỏi cái kho đó, cái
đuôi của con vật bắt đầu động đậy và đập vào cái hộp đang nhốtnó.
Anh bưu tá tiến lại gần ông với cây bút lông và lọ mực rồi nói:
- Vâng, tất nhiên rồi. Mời vài ngài ký vào đây ạ.
Giáo sư Eisaburo ký vào sổ biên nhận và làm một việc mà ông
không bao giờ nghĩ là mình sẽ làm. Ông ôm con vật vào lòng và
lấy làm ngạc nhiên vô cùng vì nó nhẹ bẫng. "Có khi nó còn chưa
được hai tháng tuổi,” ông vừa nghĩ vừa đưa tay vuốt ve nó.
Con chó, trắng như những cây anh đào hay những cây mộc
qua vào mùa hoa, cuộn tròn trong vòng tay ông rồi buông ra một
tiếng thở dài. Trước khi giáo sư rời khỏi cửa bưu cục cùng anh
làm vườn Kikuzaburo xách chiếc đèn theo sau, con chó đã ngủ
rồi.
- Tốt rồi, - giáo sư nói thay lời tạm biệt. - Mai sẽ là một ngày
khác.
- Dĩ nhiên rồi, thưa giáo sư! Lại lạnh và buốt như những hòn
đảo ngoài sông! Nhưng nó, - Ibuki nói, đoạn chỉ vào con chó, - thì
sẽ không thiếu thốn một thứ gì cả. Tôi không nhầm chứ?
Vị giáo sư không trả lời mà chỉ mỉm cười. Ông cho con chó vào
trong áo khoác rồi rời khỏi cửa chính của nhà ga với anh người
làm không hề mở miệng trong suốt thời gian họ ở đó.
❃ ❖ ❊
Khi họ về đến nhà, cả bà Yaeko và cô con gái Chizuko đều đang
đứng chờ ông ở cửa. Hai người cùng cúi xuống để ngắm chú cún
con, nhưng chỉ sau một giây niềm vui, của họ đã hóa thành nỗi
hoảng sợ. Chizuko ôm mặt kêu lên:- Nó... nó chết rồi ạ?
Vừa cởi áo choàng vừa ôm. con chó nhỏ đang ngon lành trong
tay, bố cô trả lời:
- Không, nó chưa chết đâu.
Rồi ông ra lệnh, giọng dứt khoát và cương quyết:
- Hai mẹ con đừng đứng như tượng ở đấy nữa, mang cho tôi ít
sữa mau lên.
Có thể do ngửi thấy mùi sữa nóng ngon lành, con chó tỉnh dậy
vào ngóc đầu lên hít hà. Giáo sư vẫn ở lại sưởi ấm cho nó một lúc
nữa rồi vừa cho nó uống từng ngụm sữa nóng vừa vuốt ve nó.
Sau mỗi ngụm sữa, con vật lại ngẩng đầu lên nhìn ông hạnh
phúc, cứ như thể đây là những gì mà nó trông mong trong suốt
hai ngày qua khi ở trong cái hộp, trên chuyến tàu đã đi qua một
nửa đất nước Nhật Bản giữa những cánh đồng lúa lạnh lẽo và
những cánh đồng cẩm quỳ băng giá.
Sau đó, nó quay sang phía khác rồi ngủ tiếp.
Bà ra Yaeko và Chizuko ngồi xuống sàn nhà cùng với giáo sư
Ueno và ngắm con chó một lúc.
Bà nói trong khi vuốt ve con chó:
- Đầu tiên mình phải đặt tên cho nó đã.
Cô con gái quả quyết:
- Con nghĩ là Phú Sĩ, như tên của đỉnh núi ấy mẹ.
Eisaburo Ueno ngạc nhiên gặp nhìn con gái qua cặp kính tròn:
- Cái gì mà Phú Sĩ? Đừng nói chuyện nhảm nhí như vậy, chúng
ta sẽ gọi nó là Hachiko.- Hachiko ư? Bà Yaeko thốt lên, hai mắt mở to để sửng sốt. - Tại
sao lại là Hachiko? Anh lấy đâu ra cái tên này thế?
Chizuko cũng hỏi bố:
- Tên đấy có ý nghĩa gì ạ?
Giáo sư reo lên:
- Hai mẹ con chưa nhìn thấy chân nó sao? Nó có đôi chân vòng
kiềng. Giống như một hachi ( 八), chữ bát ấy!
Cả hai người phụ nữ ngồi yên lặng và vì không ai nói thêm gì,
giáo sư Ueno hài lòng kết luận:
- Quyết định vậy nhé. Đấy sẽ là tên nó.
Hai mẹ con rời đi để kết thúc việc chuẩn bị bữa tối, còn ông
giáo sư ngồi lại với con chó trong vòng tay. Nhưng khi nhìn thấy
cửa trượt mở toang, ông gọi giật lại:
- Hai mẹ con đóng cửa lại đi chứ! Hai người không thấy
Hachiko chỉ là một em bé thôi sao? Hai người muốn nó bị viêm
phổi à?
Chizuko chạy lại đóng cửa sơn theo phong cách Soatu trong
khi bà cho Yaeko chặc lưỡi than thở một cách hờn dỗi:
- Chỉ vì một con chó mà phiền phức vậy đấy!
Tối hôm đó, mãi cho đến lúc nghe thấy tiếng Hachiko thở đều
đều một cách bình thản và hài lòng sau khi đã uống một bát sữa
nóng khác, giáo sư mới đi ngủ với hi vọng sáng hôm sau nó sẽ
đánh thức ông dậy bằng những tiếng sủa vì vui và vì đói.S
3.
Quận Shibuya, Tokyo tháng 1 năm 1924
áng hôm sau, ngay khi mặt trời bắt đầu ló dạng xong màn
sương mùa đông, giáo sư Ueno mới nhận ra rằng giống chó akita
này rất ít khi sủa. Thậm chí chúng chả bao giờ sủa cả, cho nên
sáng hôm đó chú chó con không hề sủa tiếng nào, mà chỉ chờ đợi
trong im lặng bên trên giường của chủ nhân cho đến khi ông
thức dậy và mở mắt ra. Khi nhìn thấy chú cún nằm trên sàn nhà,
giáo sư Ueno mỉm cười và bế xốc nó lên. Hân hoan trước một
ngày mới, ông nói với con chó:
- Sao rồi, bé con? Mày lại đói rồi à? Nào chúng ta xuống nhà
thôi.
Chưa kịp thay đồ, ông đã đi thẳng vào bếp. Ngay khi đến nơi,
ông lặp lại mọi việc y như tối hôm trước. Giáo sư Ueno phá vỡ cả
nghi thức uống trà chưa bao giờ bị gián đoạn, kể cả khi một vụ
động đất kinh hoàng xảy ra, tàn phá Kaito và cảng Yokohama vài
tháng trước đó, và việc đầu tiên ông làm là chuẩn bị cho Hachiko
một bát sữa nóng.
Trong khi chú chó ngồi ngay ngắn nhìn ông, ông hỏi nó:
- Mày có thích không? Ta hứa, và ta trịnh trọng hứa với mày
đấy, Hachiko, rằng ở trong ngôi nhà này mày sẽ không bao giờ
phải thiếu sữa nóng cả.
Khi kết thúc bữa sáng của mình, con chó đã làm một điều
khiến ông hết sức ngạc nhiên: nó lại gần và liếm mặt ông, đôi tai
nhọn khẽ cù vào mặt ông. Khuôn mặt giáo sư bừng sáng với nụcười rạng rỡ trong khi ông tự lau mặt mình. Khi con chó đã no nê,
ông lại bắt đầu pha trà theo nhịp sống hàng ngày. Một lát sau, bà
Yaeko xuống nhà và trông thấy những cử chỉ âu yếm của chồng
mình dành cho kẻ mới tới. Bà nói thầm với con gái:
- Chắc con sẽ khó mà gặp con chó thường xuyên đấy. Trông bố
con chả khác gì một đứa trẻ có đồ chơi mới cả.
❃ ❖ ❊
Vài tuần sau đó, vào một ngày thứ bảy đầy nắng giữa tháng
Hai, khi Hachiko đã hoàn toàn hồi phục sau chuyến đi dài, giáo
sư quyết định đã đến lúc cho nó ra ngoài. Cho tới lúc đó, nó chưa
hề được ra khỏi vườn nhà, nhưng anh làm vườn Kikuzaburo nói
với ông rằng chú còn phải đi thể dục ở bên ngoài.
Anh còn nói thêm với giọng bực bội:
- Tất nhiên đấy là nếu như ngài không muốn chúng ta phải
trồng lại tất cả những cây cúc Nhật và phiền lộ.
Giáo xứ khẽ cười rồi thay đồ để ra ngoài cùng Hachiko. Đúng
lúc đấy, vợ ông bước vào vai nhắc chồng về cuộc hẹn của ông:
- Anh đừng quên là chiều nay Tsumoru sẽ đến đây, cậu ấy
muốn nói chuyện với anh. - Nói chuyện với anh á? - Ông hỏi lại,
một bên chân mày nhướn lên vẻ ngạc nhiên. - À, ừ! Tsumoru, cái
cậu cao cao gầy nhẳng mà đang học làm bác sĩ thú y, đúng
không? Con của chị họ của em họ em...
- Không phải, thưa ngài giáo sư Eisaburo. Đấy là một người
khác. Tsumoru này là bác sĩ kia.
- À! Bác sĩ, phải rồi. Bác sĩ thú y với cả bác sĩ, thật là rắc rối! Thế
mà anh nghĩ là anh sẽ không nhầm được cơ đấy. Rồi, muộn nhấtlà năm rưỡi bọn anh sẽ về tới nhà.
- Vâng, năm rưỡi cũng được. Nhưng anh đừng về muộn đấy.
Ông thề là trời sẽ sập nếu không trễ hẹn, rồi ra đường với chú
cún theo sau.
Vào ngày đầu tiên đi dạo ấy, giáo sư Eisaburo đưa Hachiko ra
công viên Yoyogikamizonocho ở gần nhà. Ở đó, sự sống bắt đầu
đâm chồi nảy lộc giữa những tàn tích của mùa đông khắc nghiệt
mà họ vừa trải qua.
Vừa dạo bước trên con đường anh đào ông vừa nói:
- Rồi mày sẽ thấy, đây là một con công viên hiếm có, tao thề
đấy. Nó cũng to gần bằng cái tên của nó.
Khi đến vườn cây của công viên và nhìn thấy phía trước có
một loạt những ao ước be bé, những lối đi nhỏ ngoằn ngoèo như
những con rắn giữa những bãi cỏ êm mượt, Hachiko không cần
nghe theo lời giải thích nào nữa, nó bắt đầu chạy đuổi theo
những con bướm tưởng tượng, dùng mõm hít hà những bông hoa
một cách thờ ơ, và khi đã mệt, nó quay lại chạy lon ton theo chân
ông giáo, khuôn mặt lộ vẻ hạnh phúc. Cả hai dành phần lớn buổi
chiều hôm đó dưới bóng những cây phong và tuyết tùng
Himalaya, và khi mặt trời khuất dạng sau đường chân trời, họ
quay về nhà.
Sau buổi dạo đầu tiên ấy, Hachiko đã phấn khích với cuộc
phiêu lưu đến nỗi nó đi vào phòng khách, tới hít hà chậu hoa
ikebana quý giá đặt trên cái bàn nhỏ.
Vừa bắc ấm lên đun trà, giáo sư Eisaburo bỗng nghe thấy tiếng
vật gì đó rơi xuống nền nhà trong phòng khách. Ông chạy ra vừa
kịp để thấy Hachiko đặt một chân xuống và bối rối ngửi cái gì đó
ở trên sàn.Chậu hoa ikebana của bà Yaeko vợ ông, chậu hoa mà đã bà đã
dành tới nửa cuộc đời để chăm chút, không còn đứng hiên ngang
trên bàn nữa, mà đã bị lật úp. Đất vãi tung tóe khắp nơi, cây
bonsai nhỏ cong queo nằm chỏng chơ ở một góc nhà, cái cành
khẳng khiu mang những đóa hoa lan hồng đã bị nhổ bật, còn
những viên cuội sông vung vãi khắp chiếu tatami. Không chỉ có
vậy giáo xứ Eisaburo kinh hãi nhận ra Hachiko đã tè lên đó.
Không biết nên phá ra cười hay run sợ, ông thốt lên:
- Nhìn xem mày đã làm gì kia! Giờ chúng ta phải sửa lại chỗ
này ngay! May mà bà Yaeko đang đi chợ, nếu không chắc bà ấy sẽ
cho mày đi “cày tơ bảy món” rồi! Dù ta cũng chưa biết làm thế
nào, nhưng mày nên bắt đầu cầu nguyện sao cho Yaeko không
nhận ra, Hachiko ạ, bằng không chúng ta sẽ biến thành người
chết và chó chết.
Ông giáo sư kết thúc việc cắm lại bình hoa đẹp nhất có thể
ngay khi vợ ông tra khóa vào ổ. Bà vừa đi chợ cá về, anh người
làm Kikuzaburo vác mấy cái hộp theo sau. Thấy chồng đứng
trước tác phẩm ikibana của mình, bà hỏi:
- Anh làm gì ở đây thế?
Giáo sư Eisaburo đứng vụt lên, giấu đôi tay bẩn ra sau lưng
như một đứa trẻ vừa nghịch gì đó.
- Anh đang ngắm tác phẩm ikebana tuyệt vời của em ấy mà. -
Ông đáp mà tim như bị bóp nghẹt.
- Thế à? - Bà nói đầy tự hào. - Thế anh thấy gì?
Ông thở phào nhẹ nhõm, cảm giác đất dưới chân mình như
vững hơn.
- Anh thấy bông hoa anh đào nhỏ bé, và anh thề rằng đây đúnglà một điều tuyệt vời!
Ông tự véo má mình rồi tiếp lời:
- Anh chưa bao giờ gặp bông hoa nào đẹp thế, mà em xem, anh
đã nhìn thấy không biết bao nhiêu hoa anh đào rồi đấy.
Bà vợ cảm động:
- Ôi anh thích nó à?
- Tất nhiên rồi! Hơn thế, nó còn rất thơm nữa!
Bà Yaeko nhìn ông nghi ngờ, nhưng đúng lúc đó, Hachiko cất
tiếng sủa như đồng tình với ý kiến của chủ và bắt đầu vẫy đuôi.
Họ không có thời gian để nói chuyện tiếp vì ai đó gõ cửa và cô
giúp việc Akari đi ra mở cửa. Khi trở vào phòng khách, cô thông
báo:
- Là cậu bác sĩ Tsumoru ạ.
Giáo sư đi thay một bộ Kimono trang trọng vừa được là xong
trong khi cô giúp việc lẫn chàng trai trẻ vào nhà.
Anh này lễ phép cúi chào bà Ueno sau khi cởi giày. Chỉ một lúc
sau ông giáo sư đã xuất hiện trở lại, mời anh vào phòng ông. Cả
hai ngồi xuống sàn trải tatami và bác sĩ trẻ Tsumoru bắt đầu ôn
lại chuyện lần nọ cô Chizuko đã mang cho họ một tách trà nhỏ.
- Giáo sư Eisaburo, ngài không biết tôi đã vui mừng đến thế
nào...
Giáo sư liền ngắt lời:
- Bác sĩ Tsumoru không cần khách sáo đâu! Tôi đoán cậu đến
đây vì có việc gì đó...
Chàng trai trẻ lí nhí:- Thực ra đúng là như vậy ạ. Tôi đến để... e hèm... tôi đến để xin
cưới con gái ngài vì tôi thấy mình xứng đáng với cô ấy.
Nghe vậy giáo sư Eisaburo suýt lên cơn đau tim, nhưng ông đã
kịp trấn tĩnh lại sau vài giây và trịnh trọng trả lời:
- Đây là một vấn đề trọng đại, bác sĩ Tsumoru ạ, rất trọng đại.
Tôi cần phải biết thêm về cậu đã, nếu không làm sao tôi có thể
chấp thuận...
Chàng trai trẻ gật đầu đồng tình và nhìn xuống khiêm tốn. Sau
một loạt câu hỏi của giáo sư Eisaburo về nơi anh ở, bố mẹ anh là
ai, tương lai sự nghiệp của anh như thế nào, và đáp lại là những
câu trả lời hơn cả sự mong đợi, giáo sư đã khiến anh nhìn em khi
hỏi một câu không ai nghĩ đến. Ông nhìn anh chăm chú và hỏi:
- Cậu có thích chó không? Tôi hỏi vậy là vì cách đây mấy tuần
tôi có mua một con chó akita cho Chizuko...
Tsumoru ấp úng mãi mới trả lời vì sợ rằng câu trả lời không
làm ông hài lòng.
- Thật ra là không ạ. Tôi bị dị ứng, dị ứng với chúng. Nếu tôi
đến gần một con chó, toàn thân tôi sẽ nổi mề đay.
Nghe thấy vậy, mắt giáo sư Eisaburo trố ra, khiến chàng trai
không biết phải nghĩ thế nào. Anh lo lắng hỏi:
- Rắc rối với loài chó có phải là vấn đề không ạ?
Giáo sư Eisaburo cười:
- Không đâu, bác sĩ Tsumoru thân mến. Ngược lại hoàn toàn.
Làm sao mà cậu hiểu được hả chàng trai trẻ? Tôi phải bàn với bà
Yaeko về vấn đề này đã.. Nhưng về phía tôi, lời cầu hôn của cậu
đã được chấp thuận.- Vâng, vậy... - Chàng bác sĩ trẻ nói, vẻ đầy bất ngờ. - Tôi rất
mừng khi nghe thấy vậy.
Chàng trai trẻ Tsumoru cúi chào thật thấp để bày tỏ lòng kính
trọng với bà Yaeko và với cô Chizuko rồi ra về.
Tối hôm đó giáo sư Eisaburo ăn tối như một ông hoàng trong
khi chú cún Hachiko được gặm một khúc xương lợn rất to. Sau
bữa ăn bà Yaeko ngắm nghía tác phẩm ikebana của mình và lẩm
bẩm:
- Không hiểu sao em thấy nó hơi khác so với lúc em cắm hôm
qua.
Giáo sư cười đáp:
- Chuyện này có thể xảy ra lắm, vì mấy cái cây này vẫn còn
sống mà.
Trước khi đi nghỉ, giáo sư kể cho vợ nghe nội dung cuộc nói
chuyện với chàng bác sĩ. Sau khi im lặng lắng nghe câu chuyện,
bà Yaeko tròn mắt đầy xúc động và trong đầu bà bắt đầu vẩn vơ
nghĩ về mối lương duyên tương lai.
Khi bà vợ chuẩn bị đi ngủ trong tâm trạng lâng lâng, giáo sư
Ueno đi ra vườn, nơi Hachiko đang ngắm sao. Ông ngồi cạnh vuốt
ve nó. Trời đêm tối đen và mát mẻ nhưng trong vắt đến nỗi người
ta có thể nhìn thấy hàng ngàn ngôi sao đang nhảy múa.
Chỉ tay lên trời, giáo sư hỏi:
- Mày có thấy những vì sao đang tỏa sáng trên bầu trời kia
không? Điều đó có nghĩa là đã gần đến lúc phải mài sắc những
chiếc liềm. Rồi khi sao tắt là lúc cần dùng đến lưỡi cày, chắc chỉ
khoảng bốn mươi ngày nữa thôi. Người ta sẽ phải cắt tỉa những
cây nho khi chòm Mục Phu lên trên mặt biển và mùa thu hoạchnho bắt đầu khi chòm Lạp Hộ và tròn Thiên Lang ở chính giữa
bầu trời.
Hachiko ngẩng đầu lên rồi lại hạ xuống nhìn ông, cứ như nó
hiểu những gì ông đang nói vậy. Có lẽ nó chẳng hiểu gì, nhưng
với nó, chỉ cần nghe giọng nói trầm trầm của chủ nhân kể cho nó
nghe về những điều ấy là đủ.
Ông tiếp tục chỉ vào một chòm sao và nói:
- Mày còn thấy chòm sao kia không? Đấy là chòm Xe Ngựa.
Giáo sư im lặng một hồi còn Hachiko gối đầu vào lòng ông. Sau
đó, ông thì thầm:
- Bữa tối nay ngon nhỉ? Tao nghĩ thế nào mày cũng tè vào chậu
hoa ikebana của bà Yaeko lần nữa cho mà xem.
Con chó gừ gừ như đã hiểu và sau khi giáo sư đi nghỉ, nó cuộn
tròn như quả bóng trong chuồng và không ngừng ngắm nhìn
những vì sao.N
4.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 1 năm 1924
hà Ueno sống rất gần sân ga Shibuya, chỉ cách mấy con phố.
Như vậy khá thuận tiện khi cần đi Tokyo, nhưng phiền một nỗi,
căn nhà cửa rung bần bật cả ngày vì các con tàu chạy qua.
Kể từ thứ hai đầu tiên của tháng Ba, vài tuần sau khi Hachiko
tới trong nhà Ueno đã hình thành một thời gian biểu hàng ngày
rất đặc biệt. Khi ông giáo sư nông nghiệp của trường Đại học
Todai ngủ dậy, Hachiko ngồi chống chân trong bếp nhìn ông đun
trà. Tiếp đó đến lượt nó, ông chủ lấy bữa sáng cho nó vào một cái
bát to màu đỏ. Sau khi ngấu nghiến xong bữa sáng vào khoảng
tám giờ rưỡi, con chó theo chân ông ra ga Shibuya. Khi giáo sư
khuất bóng trong đám đông, nó trở về nhà và chờ ông đến năm
giờ mười lăm chiều. Lúc đó, cứ như thể nó có một chiếc đồng hồ
Thuỵ Sĩ trong đầu và hai tai là hai chiếc kim đồng hồ, nó bắt đầu
cào cửa để bà Yaeko mở ra cho nó phóng như tên lửa ra ga. Và cứ
như vậy, ngày này qua ngày khác, tuần này tới tuần khác, lịch
trình đó dần hình thành trong cuộc sống của họ. Mọi thứ thay đổi
vào các ngày thứ bảy, khi giáo sư quyết định đi dạo trong công
viên Yoyogi hay qua các vườn cây ở Chiyoda, rất gần vườn hoa
hoàng gia. Họ sóng bước bên nhau và Hachiko học tất cả những
gì mà nó cần biết về các loài hoa, cây, bướm, trẻ con, hội hè hay
những câu chuyện ngồi lê đôi mách của những người hàng xóm
trong khu.
Một nơi giáo sư thường xuyên ghé qua lại nhà bà Kokona, nghệ
nhân pha trà giỏi nhất vùng. Ngày đầu tiên Hachiko theo chủ đếnđây, nó ngồi chờ ở cửa và khi trở ra, giáo sư nhìn nó nói:
- Mày muốn biết cái gì mà lại như ta cái kiểu lấc cấc đấy hả? Tại
sao ta lại đến chỗ Kokona? Hachiko tội nghiệp, vì hai lý do. Một
là, nếu ta không đến, bà ấy sẽ không sống nổi mất. Hai là, có như
vậy ta mới biết hết những chuyện ngồi lê đôi mách ở Shibuya
này. Đừng bao giờ tin báo chí, ta có thể khẳng định với mày một
nửa trong số đó nó là nói láo.
Rồi ông nói thêm:
- À, nhân đây, mấy tuần nữa chúng ta sẽ đi biển Kamakura,
mặc dù nơi đó vẫn đang ở trong tình trạng tệ hại sau vụ động đất
năm trước, Hachiko ạ. Có lẽ ở Odate người ta không để ý lắm,
nhưng đối với mọi người ở đây thì nó đúng là rất kinh khủng.
Nhiều tòa nhà bị sập, người dân thì chạy toán loạn trên các
đường phố, gào thét điên dại.
❃ ❖ ❊
Bà Yaeko đã quên cả con chó lẫn cái lạnh ở đôi chân khi quay
về nhà, bởi vì hôn sự của Chizuko và bác sĩ Tsumoru đã được ấn
định vào mấy tuần sau đó và điều này có nghĩa là đến đến lúc
phải lau dọn nhà cửa rồi chuẩn bị sính lễ để cô dâu đem về nhà
chồng, viết thiệp mời rồi gửi đi, gọi rất nhiều cuộc điện thoại rồi
đi chợ mua những bông hồng rực rỡ nhất, những bông diên vĩ dịu
dàng nhất và những bông hoa anh đào xinh đẹp nhất. Trong
những ngày này, điện thoại nhà giáo sư Ueno không ngừng reo.
Cho đến một hôm, khi nghe vợ cằn nhằn một bà bán hoa, giáo sư
thốt lên:
- Có cần rắc rối phức tạp như vậy không?Bà Yaeko che ống nghe và mắng chồng:
- Anh đã có con chó của anh rồi còn gì? Và tất nhiên là để gây
ra một loạt rắc rối!
Giáo sư lẩm bẩm cái gì đó không rõ rồi quay về phía Hachiko
đang nằm nghỉ bên chân mình và nói:
- Hachiko này, trong lúc có đám cưới khi ta đảm bảo với mày
tốt hơn cả là nên tránh xa ra, mày hiểu ta mà nhỉ. Nào, chúng ta
ra công viên thôi.
Dù vậy, bà Yaeko vẫn nuôi hi vọng là sau đám cưới, cô con gái
sẽ mang con chó theo. Bà không biết rằng chồng bà đã chuẩn bị
kỹ càng trước khi đồng ý gả con gái cho bác sĩ Tsumoru, và mọi
chuyện sẽ không như bà mong đợi.
Do đó, mấy tuần sau, trong khi thỏa thuận về quà cưới, chàng
rể nói rõ là mình dị ứng với tất cả các loại động vật, đồng nghĩa
với một trấn động nho nhỏ đối với bà Yaeko. Đầu tiên là bởi
Chizuko sẽ sống ở quận Bunkyo và thứ hai là vì cô sẽ không mang
theo Hachiko. Ngược lại, đối với ông giáo, việc chàng bác sĩ bị dị
ứng có khi còn tuyệt vời hơn cả việc trúng xổ số và ông chỉ thiếu
điều hôn ngay lên trán anh vào cái ngày anh xin cưới.
Bà Yaeko vô cùng bận bịu vì chuẩn bị cho hôn sự và loan tin
với mọi người trên thế giới là cô Chizuko sẽ cưới, một đám cưới
danh giá với một bác sĩ uy tín ở quận Bunkyo. Mặc dù đôi khi
người ta không hiểu bà làm vậy để tỏ ra quan trọng hay để cho
các bà hàng xóm và bạn bè ghen tị, khả năng cao là bà làm vậy tại
vì cả hai lý do trên.
Bà Kokona chủ quán trà xuýt xoa:
- Quả là một đám cưới thuận lợi, nếu như bà muốn biết ý kiếncủa tôi. Chúc mừng bà, phu nhân Ueno! À, còn nữa, cô dâu chú rể
đã nói chuyện với nhau chưa?
- Chưa! Bà nói gì vậy, Kokona? Vẫn chưa. Cái đó phải để đến
hôm cưới chứ!
- Vâng, vậy thì rất tốt, rất đúng lễ nghi. Thế chú rể có môn
đăng hộ đối không?
- Có chứ, rất xứng đôi. Cậu ấy có tới mấy nguồn thu nhập định
và còn làm không hết việc ấy chứ.
Bà Kokona gật gù:
- Nên thế, nên thế.
Đám cưới diễn ra mấy tuần sau đó ở đền thờ Meiji, giữa những
hàng cây anh đào và cây dẻ trong công viên Yoyogi. Các bà các cô
vận những bộ kimono sang trọng màu đen, theo truyền thống
hàng ngàn năm nay, còn các ông mặc áo ghi nghiêm trang, cũng
theo truyền thống ấy. Cô dâu tiến vào trong bộ kimono màu
trắng, đầu đội một chiếc mũi nhỏ, còn chú rể mặc đồ màu xám.
Sau khi các vị sư làm lễ, tất cả mọi người cùng uống rượu sake
và đọc các quy tắc võ sĩ đạo. Khi buổi lễ kết thúc, hai gia đình tổ
chức ăn uống tại một cửa hàng rất sang trọng và trong bữa ăn,
chị họ của một cô em họ đang hỏi bà Yaeko:
- Em nghe nói anh chị có một con chó...
- Vâng, từ mấy tháng nay. Ông giáo sư là người chăm nó.
- Thật mừng vì bác thấy chịu cho nó, chị nhỉ?
Bà Yaeko nổi đóa vì đã chán ngấy chủ đề con chó:
- Mừng ư?
Rồi bà rầu rĩ nói tiếp:- Ông ấy chăm nó như nuôi kĩ nữ vậy. Còn với tôi thì... thì...
mỗi năm ông ấy đưa tôi đi xem kịch được có một lần!
Sâu thẳm trong trái tim mình, bà ghen với Hachiko vì ông bắt
đầu dành hết thời gian cho nó. Nhưng giông tố chỉ thực sự bắt
đầu sau đám cưới ba hôm khi họ tiễn con gái về nhà chồng. Bà vợ
đối mặt với ông chồng:
- Con bé sẽ không mang theo con chó, giáo sư Eisaburo.
- Anh cho là như vậy. - Ông trả lời, giọng hài lòng.
- Anh đã biết là Tsumoru bị dị ứng đúng không?
- Anh đã nghe cậu ấy nói gì đó về chuyện đó...
- Vậy thì ta sẽ gửi trả nó về Odate, phải không?
Bà nói chắc như đinh đóng cột, như thể quay trở lại đề tài này
là điều không cần thiết nữa vậy. Giáo sư có cảm giác như một cơn
dông đen sì bỗng kéo đến che mắt và một con sóng khổng lồ ập
tới cuốn mình đi, còn bà Yaeko, người vốn ghen tuông lắm nhưng
cũng khôn ngoan nhiều, có khi còn hơn cả cáo, không dừng được
phải nói thêm:
- Anh không còn trẻ con nữa, giáo sư Eisaburo. Anh đã 53 tuổi
đầu rồi. Sao anh có thể quấn lấy một con chó như thế?
Ông giáo sư cười thầm. Đối với ông, cảm giác được Hachiko
chờ đợi hàng ngày ở ga Shibuya khi quay về từ Tokyo có lẽ còn
hơn cả hạnh phúc. Ông hỏi:
- Có phải em đang ghen không?
- Em á? Đừng nói nhảm. Có phải anh hóa điên rồi không? - Bà
đáp, giọng bực bội .
- Vậy thì thế này nhé, con chó sẽ ở lại với chúng ta. Quyết địnhnhư vậy đi.
Câu nói đó đã châm ngòi cho một thùng thuốc súng, bởi vì,
vừa nghe xong, bà hát Yaeko bỏ ngay việc mình đang làm và
quay về phía ông:
- Ông Eisaburo Ueno, ông không chỉ hóa điên mà còn nốc
nguyên một thùng sake rồi phải không? Ông thừa biết câu trả lời
là không, không chó chiếc gì hết, dù là nói đùa cũng không!
Ông kiên nhẫn thuyết phục vợ:
- Nó sẽ không sống ở trong nhà, anh sẽ để nó ở trong nhà kho
ngoài vườn như từ trước tới nay.
- Không là không!
Ông nói tiếp, làm như những gì mình vừa nghe thấy chỉ là
tiếng mưa rơi:
- Thế chúng ta chỉ thử mấy ngày thôi em nhé.
- Không là không là không là không!
Hachiko ngồi ngoài cửa ngắm cuộc nói chuyện qua lại giữa hai
người một cách thoải mái như đang xem một trận bóng bàn hấp
dẫn vậy.
Khi cuộc tranh cãi kết thúc, giáo sư Eisaburo Ueno lắc đầu,
nắm vòng cổ kéo con chó đi và đưa nó về căn nhà kho nơi anh
làm vườn Kikuzaburo cất dụng cụ.
Bà Yaeko quay đi và ở lỳ trong phòng bếp với tác phẩm ikebana
của mình đến tận giờ cơm tối. Hôm đó bà chỉ nấu một bát cơm
cùng ít mì mà cả giáo sư Eisaburo Ueno lẫn Hachiko đều không
muốn nếm thử.T
5.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 4 năm 1924
háng tư đến, bốn tháng sau khi có Hachiko và vài tuần sau
đám cưới của Chizuko và Tsumoru, việc đi dạo của giáo sư Ueno
với con chó đã trở thành thói quen hằng ngày. Mặt trời tỏa nắng
tới chiều muộn và ông thích thả bộ bên bờ ao khi một bàn tay vô
hình tô vẽ lên khu vườn muôn ngàn sắc màu.
Mùa xuân đang tới, những cây tuyết tùng cao như cột buồm
của những con thuyền đang neo ở cảng Yokohama tỏa bóng
xuống những khóm mận. Những bông súng ca hát trên mặt hồ
và những bông sen mỉm cười tươi tắn với mặt trời.
Nhưng giữa những câu sồi, những bông hoa rực rỡ nhất là
những bông cúc, loài quốc hoa của Nhật Bản.
Một buổi chiều, giáo sư nói:
- Hachiko, nhìn những màu sắc này xem. Những màu sắc thật
đậm đà, màu xanh của trời thật trong trẻo và màu đất son thật
rực rỡ, có mất cả đời người họa sĩ cũng không thể vẽ giống như
vậy được. Mày có thể chắc chắn về điều đó.
Hachiko gật đầu tán thành, bởi vì nó rất thích những cuộc đi
dạo ngày chủ nhật. Giáo sư có rất nhiều điều để kể cho nó nghe,
ông giống như một cuốn sách để mở vậy. Ông giải thích cho nó
cây lúa lớn lên như thế này hay làm sao để phân biệt một cây liễu
với một câu phong trắng lá răng cưa.
- Hachiko này, mày có thấy bãi đất bằng ở kia không? Đây
chính là nơi cơ trưởng Tokugawa đã thực hiện chuyến bay đầutiên bằng máy bay đấy. Thật tuyệt vời khi được nhìn thấy nó bay
vút lên trời với những tiếng ồn đinh tai nhức óc, ta thề là thế.
Ngày nọ, hai chủ tớ đi dạo và gặp Okinawa trong vườn cùng
hai con. Giáo sư lập tức bỏ mũ ra chào bà:
- Chào buổi sáng, phu nhân Okinawa. Chào hai cháu.
Rồi vừa vuốt ve Hachiko ông vừa nói:
- Con chó rất đẹp, phải không nào? Không sao đâu, thưa phu
nhân, phu nhân đừng sợ, hai cháu có thể lại gần nó. Chào Koki.
Chào Airi. Đúng rồi, nó vẫn chỉ là một chú cún con thôi, nhưng
nó thông minh hiếm thấy đấy. Giống akita, vâng, thuộc hạng tốt
đấy ạ. Một con chó dành cho chiến binh, cho một samurai. Yaeko
ư? Không, không đâu, vợ tôi không thích nó lắm. Con chó là của
Chizuko, nhưng khi con bé lấy chồng rồi về nhà chồng thì nó ở lại
với chúng tôi. Vâng, rất tốt, chúc bà một ngày tốt lành, bà
Okinawa và xin gửi lời chào trân trọng tới ông nhà.
❃ ❖ ❊
Trong những buổi dạo chơi, giáo sư giải thích cho Hachiko
nghe bướm thuộc lớp sinh vật nào, ăn gì và sống ở đâu. Một hôm,
ông nhìn thấy một con bướm hiếm có đến nỗi ông làm một việc
khác hẳn mọi khi. Ông chạy ra khỏi con đường mòn, vào bãi cỏ và
đuổi theo con vật đến khi nó đậu trên một cành cúc. Ông huýt
sáo gọi Hachiko lại, nó chạy ngay đến gần và bắt đầu hít ngửi con
côn trùng.
Vừa nghiên cứu sinh vật nhỏ bé kia, giáo sư vừa nói với
Hachiko:
- Mày đừng ngạc nhiên. Hachiko này, ta trịnh trọng thề vớichú mày rằng con bướm sọc đen vàng này là một con Sephia.
Người ta ít khi nhìn thấy loài này ở quanh đây. Nó là một con vật
khá đặc biệt đấy.
Những lần khác, ông lại nói cho nó nghe về những cây cổ thụ
đang tỏa bóng mát cho lũ trẻ chơi thả diều hay cho những người
già ngồi đọc báo trên ghế băng.
- Còn đây là một cây bạch quả, một cây cổ thụ này nhé. Mày sẽ
không gặp được cái cây nào già hơn nữa ở khu này đâu, mày có
thể chắc chắn về điều đó.
Những ngày khác, giáo sư lại lo lắng vì bà Yaeko và ông thú
nhận điều đó với chú chó khi họ dạo chơi giữa những hàng cây.
- Hachiko này, ta trịnh trọng hứa với chú mày, rằng năm nay
sẽ không có chuyện chúng ta mua máy giặt cho bà Ueno đâu, để
xem bà ấy có nổi điên lên không. Không, bà ấy không hề đứng về
phía chúng mày, mặc dù bà ấy tỏ ra như thế. Bà ấy đang cáu ta
đấy, rất cáu!
Trong những dịp khác, khi giáo sư nhận thấy cái đói đang cào
xé ruột, ông bảo với nó:
- Nào chúng ta đi thôi, Hachiko, nếu không sẽ muộn mất!
Lúc ấy, con chó nhìn ông như thể không hiểu muộn thì sao,
như thể những quầy đổi tem và những chỗ bán kem sẽ bị phù
phép và biến mất vậy. Nhưng nó không sủa, cũng chẳng phàn
nàn gì, chỉ nhìn ông với một điệu bộ mỉa mai và theo ông về tận
nhà, vừa đi vừa cố tìm kiếm những chú bướm giống như con họ
đã nhìn thấy ngày nọ.
Khi chủ tớ về tới nơi, Hachiko chạy vào nhà qua cửa vườn và
theo như thói quen mọi ngày, nó sủa ba lần để mọi người biết họ
đã ở nhà và khi bà Ueno mở cửa sau cho họ, nó vẫy đuôi và chạyvòng tròn quanh chính mình ba lần, cho tới khi bà chủ nhà lên
tiếng:
- Ta đã thấy chủ tớ các người về nhà rồi. Cái con chó ồn ào này!
❃ ❖ ❊
Mỗi chiều chủ nhật, Hachiko đều khiến bà Ueno nổi giận vì nó
không thể cho bà nghe chương trình dài kì trên đài. Thế là bà lại
đứng lên, còn con chó chạy đến nằm bên chân ông chủ một cách
đắc ý, cứ như nó vừa hoàn thành nhiệm vụ vậy.
Một ngày mùa xuân khác, lúc ấy đã vào tháng Tư, khi ra khỏi
nhà, Hachiko bỗng trở nên đặc biệt hồi hộp và kích động khi nhìn
thấy những cái bóng dài rực rỡ sắc màu tràn ngập trên đường. Có
hàng nghìn cái như vậy, giống hệt những đám mây nhỏ đang làm
vẩn đục màu xanh trong vắt của bầu trời Tokyo. Thế là nó ngẩng
đầu lên, đứng yên không động đậy, rồi bắt đầu sủa. Giáo sư liền
nói: “Người ta có thể nghe thấy tiếng chó sủa của chú mày từ tận
cung điện Hirohito đấy. Hachiko, không được sủa!”
Rồi chỉ tay nên những mái nhà, ông giải thích cho nó:
- Mấy cái đèn lồng cá chép bay trên hiên nhà này đều vô hại.
Tất nhiên là mày phải thích chúng rồi! Đang dịp lễ hội Kodomo
đấy, biết không? Chúng ta tổ chức lễ hội này để cầu cho lũ trẻ lớn
lên khỏe mạnh. Kia là cá chép, cái chép sông đấy, chúng bơi
ngược dòng, như lũ trẻ ấy. Mày có thấy con màu đen bay quanh
đỉnh cây sào không? Nó đại diện cho người cha trong gia đình.
Đúng thế, con màu đỏ đại diện cho người mẹ và những con còn
lại là các con. Người ta làm thế để cầu thần linh phù hộ cho bọn
trẻ lớn lên khỏe khoắn và mạnh mẽ.Họ đi tiếp đến công viên Yoyogi, vừa thả bộ, giáo sư vừa lẩm
bẩm một bài hát dân dã:
Hoa anh đào, hoa anh đào,
Trên những rặng núi, khắp các vùng quê,
Trải dài ngút mắt.
Tới công viên, mê đắm khi thấy mùa mới đã tràn về sau những
đợt lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông, giáo sư cất tiếng hát
vang:
Như sương, mây bung nở
Ôm ấp lấy thân, cành
Mau đi nhanh! Đi nhanh!
Tới ngắm hoa đào nở!
Rồi ông nói với Hachiko:
- Này Hachiko, nhìn xem những cây hạnh và anh đào đâm chồi
nảy lộc thế nào kìa. Ta thề với chú mày đây sẽ là một mùa xuân
độc nhất vô nhị. Và ta trịnh trọng hứa đấy! Phải, phải, đừng có
nhìn tao kiểu xấc xược ấy. Nếu cần, chúng ta có thể ra văn phòng
công chứng để chứng thực điều đó, mày hiểu chứ? Mà năm nay
mày sẽ được thấy bãi biển và được tắm biển đấy, bởi vì ta là
Eisaburo Ueno. Không ư? Mày không tin ta ư? Rồi mày sẽ thích
cho mà xem!
Con chó lại dạo bước bên cây ba toong, đi theo tiếng động nho
nhỏ quen thuộc còn giáo sư tiếp tục màn độc thoại của mình. Khi
quay về, họ đổi đường khác và đi qua gần nhà ga.
Bà Fujiwara đang ở quầy bán cá, sắp xếp lại các mặt hàng mà
người ta vừa chở đến trong những chiếc giỏ gai. Vừa nhìn thấyhọ, bà thốt lên:
- Con chó đẹp quá, thưa giáo sư!
Cửa hàng của bà Fujiwara nằm ngay cạnh tiệm tạp hóa của
ông Matsumoto. Nghe thấy tiếng bà hàng xóm, ông này cũng
chạy ra. Ông béo như một thùng phi cá trích, chậm chạp và kiên
nhẫn như một con trâu rừng khi không bị lôi khỏi hang. Lúc nào
trên mặt ông cũng nở nụ cười đầy tự hào. Vừa nhìn thấy con chó,
ông trầm trồ với giọng nghiêm trọng:
- Nó lớn nhanh thật đấy!
- Vâng, kể từ khi đến đây, Hachiko đã lớn thêm và tăng được
vài cân rồi ạ.
Hachiko đã trở nên khá nổi tiếng trong khu phố, bởi vì khi lên
tàu ở ga Shibuya họ đều thấy nó đang chờ giáo sư Eisaburo và nó
cũng quen biết hết những người chào nó hay vuốt ve nó.
Ngày nọ, khi họ trở về nhà vào khoảng năm rưỡi chiều, cô kĩ
nữ Mio Sasaki khiến họ dừng lại. Cô mặc một bộ kimono bằng lụa
đỏ thêu vô số những con chim từ thiên đàng. Chắc cô đang đi dự
một bữa tiệc riêng trên đường Dogenzaka. Thấy Hachiko đi cùng
giáo sư, cô e lệ nhìn xuống và trầm trồ:
- Đáng yêu quá!
Trong giây lát, giáo sư có cảm giác như cánh cửa trên trời vừa
được mở ra trước mắt mình. Ông chưa bao giờ có cơ hội nói
chuyện với cô, hai má ông đó ửng lên như hai quả anh đào chín
mọng. Ông lí nhí đáp:
- Vâng. Nó ở với chúng tôi cũng được mấy tháng rồi.
Cô Sasaki vuốt ve Hachiko rồi rơi bàn tay thoa phấn trắng phớ
lên chào tạm biệt. Sau đó, cô lại tiếp tục uyển chuyển bước vềphía đường Dogenzaka, chân dường nhưng không hề chạm đất.
Ông giáo lại thì thầm:
- Trông cô ấy như búp bê ý nhỉ?
Hachiko quay đầu lại nhìn ông chủ với ánh mắt như thế không
hiểu nổi vì sao ông lại hồi hộp như vậy.
Đây là thời gian biểu một tuần của giáo sư Eisaburo: sáng sáng,
ông đến nhà ga cùng Hachiko, ông kết thúc buổi sáng ở trường
đại học Todai, quay về bằng tàu, đón chú chó ở ga Shibuya và vào
những ngày cuối tuần cả hai cùng đi dạo tới lúc đôi chân kêu đủ
rồi mới dừng. Khi một thứ hai mới bắt đầu, ông lại kên tàu sớm
trong khi Hachiko quay về nhà và ở đó cả ngày, ngủ trưa hoặc gà
gật, cho đến khi chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trong đầu nó nhắc nhở đã
đến lúc con tàu từ Tokyo trở về. Lúc đó, tưởng như ai đó vừa đánh
lửa cho cái tên lửa siêu âm đấy, nó phóng như bay ra ga để chờ
giáo sư, cứ như thể đó là lẽ sống của nó vậy.M
6.
Bãi biển Kamakura, vịnh Sagami- Tháng 7 năm
1924
ùa hè năm đó đến sầm sập không hề báo trước. Lũ trẻ đã
kết thúc năm học, mọi người mang theo những chiếc ô hay quạt
giấy đầy màu sắc, các quán cà phê phủ kín vỉa hè với những bàn
và ghế, và những người làm kem bắt đầu ra tay hào hứng vì mùa
mới đã sang.
Cùng đến với mùa hè là kỳ nghỉ của giáo sư Ueno vào giữa
tháng Bảy. Họ bắt chuyến tàu ra vịnh Sagami. Ở đó, họ thuê một
căn nhà nhỏ và nghỉ một tuần để tận hưởng ánh nắng mặt trời và
biển.
Đó là những ngày họ dạo chơi trên bờ biển. Trong khi bà Yaeko
nhặt vỏ sò hay tắm nắng, giáo sư cùng Hachiko đi ra tận bến
thuyền xem các tàu đánh cá quay về bến và mỗi lần một con sóng
đánh vào bờ, Hachiko lại sủa lên còn giáo sư thì cười vang.
Ông nói, mắt như bị cuốn vào khoảng xanh bao la.
- Mày có thích không? Thích hả? Ta đã thề với mày là biển rất
đẹp mà. Đúng vậy, rất đẹp!
Lúc đó, Hachiko ở bên cạnh cũng ngước nhìn đường màu xanh
mờ ảo nơi mây và nước gặp nhau và chờ giáo sư nói hết những gì
cần nói.
- Ta hứa với mày, một cách trịnh trọng, hẳn rồi, rằng một ngày
nào đó chúng ta sẽ tới chân núi Phú Sĩ. Ở đó, chú mày sẽ phải
ngẩng cao đầu và nhắm mắt lại vì ánh sáng chói lóa của tuyếttrắng. Chúng ta sẽ uống trà trong những túp lều trên sườn núi. Ở
đó họ biết cách pha trà, không giống như bà Kokona, Hachiko à,
chú mày không bao giờ biết được họ đã đun những lá trà ba lần
hay ba mươi ba lần. Không, đừng nhìn ta như vậy, cậu bé. Chúng
ta còn phải làm nhiều thứ, rất nhiều thứ. Ta không biết chúng ta
có đủ thời gian để làm hết những gì ta đang toan tính trong đầu
không. Bởi vì ta lúc nào cũng thích đi du lịch, chú mày biết chứ?
Tao muốn đi New York, nơi có những tòa cao đến nỗi chỉ nhìn
thôi cũng xây xẩm mặt mày, hay đến Roma, nơi mà người ta bảo
nhìn đâu cũng toàn tác phẩm nghệ thuật, cả con người ở đây
cũng đẹp như vậy. Đó là điều người ta nói, nhưng đừng để ý. Tất
cả những gì ta biết đều là nhờ đọc những quyển sách cẩm nang
du lịch mà thôi.
Cứ như vậy, mùa hè trôi qua, lúc nào cũng nhớp nháp dù đã có
món trà lạnh mang từ Tokyo hay những chiếc lá cọ mà mọi người
dùng làm quạt và phe phẩy không ngừng tay, hoặc những buổi
đêm mát mẻ vừa ngồi ngắm sao vừa ăn ngấu nghiến một miếng
dưa mát rượi. Sau đó, họ quay về với nhịp sống hàng ngày và mọi
người tiếp tục chào giáo sư với lời bình luận:
- Hè này Hachiko đã lớn rồi đó ạ. - Ông trưởng ga nói với giáo
sư khi những lớp học ở đại học Todai bắt đầu trở lại.
Giáo sư Ueno vuốt ve Hachiko, đoạn ra hiệu cho nó quay về và
cảm thán:
- Vâng, nước biển có tốt cho tất cả mọi người mà!
Hè qua, thu đến, nhuộm vàng những tán cây và rải thảm các
con phố bằng những chiếc lá vàng và đỏ. Những chiếc lá phong
và dẻ nhanh chóng chuyển từ màu xanh sang đỏ, những bài lũ
trẻ hát trên đường đến trường cũng đổi khác, ví dụ như:Mặt trời khuất sau những rặng núi, mùa thu cho cây cối áo mới,
rạng rỡ trong ngàn muôn sắc màu: son, đỏ, nâu, vàng.
Lá phong cùng dây leo điểm trang những thân cao cây cao vút, dệt
thành đường diềm đẹp đẽ viền quanh chân núi.
❃ ❖ ❊
Mùa đông cũng đến thật đột ngột, đi cùng với nó là cái lạnh,
những cơn mưa, những đợt gió vi vút và những bát súp đậu nành
hay súp cá thu. Nhưng kể cả vậy thì thời gian biểu hàng ngày của
giáo sư Ueno và Hachiko cũng không hề thay đổi.
Ngày nối ngày người ta thấy họ đi rồi về từ ga Shibuya và chào
những người mình gặp trên đường: những người bán hàng như
bà Fujiwara và ông Matsumoto, cô kỹ nữ Mio Sasaki, người luôn
khiến hai má giáo sư đỏ ửng lên, ông trưởng ga Sato, anh Ibuki,
người dường như lúc nào cũng càu nhàu khó chịu khi thấy
Hachiko và rất nhiều những người khác nữa, khó mà kể hết được.
Lễ mừng năm mới năm đó hơi buồn, Chizuko đã về nhà chồng
ở Bunkyo nên hai ông bà Ueno phải ăn tết với nhau tại gia. Ông
giáo sư có mời cụ Mizuno hàng xóm sang chơi, nhưng chỉ hết
chén sake thứ ba, ông cụ đã bật khóc khi nhớ tới con trai của
mình. Thế là giáo sư lại phải đưa ông về nhà. Khi trở về, ông nói
với Hachiko:
- Cụ Mizuno tội nghiệp chẳng bao giờ quên được.
Đúng lúc đó, tuyết bắt đầu rơi. Giáo sư vội vã đi vào để khỏi bị
lạnh cóng, còn Hachiko cố giơ chân trước ra bắt lấy những bông
tuyết rơi từ trên trời xuống nom như những đóa hoa bằng bông.
Vừa mở cánh cửa vào nhà, giáo sư vừa nói:- Vào đi.
Bà Yaeko đang ngồi đợi ông trong phòng ăn với cái chăn phủ
lên chân nghe thấy vậy liền thốt lên:
- Nhưng... không phải chúng ta đã thỏa thuận là nó sẽ ngủ
dưới nhà kho sao?
- Tuyết rơi rồi mà.
Vậy là, kể từ hôm đó, Hachiko bắt đầu sống ở nhà trên với ông
bà Ueno, và thậm chí thỉnh thoảng giáo sư còn khiến bà Yaeko
ngạc nhiên khi vuốt ve đầu con chó trong lúc nó quấn lấy chân
ông. Chỉ khi sự ngạc nhiên chuyển sang thù ghét, ông mới thôi
vuốt ve nó và cười lớn thỏa mãn.
- Phu nhân Yaeko à, cẩn thận kẻo bà cũng yêu con chó đấy!
Bà nhảy dựng lên:
- Ông làm như nó là của riêng mình ông chắc, giáo sư
Eisaburo? Chẳng lẽ tôi không hề cho nó ăn à? Hừm!
Giáo sư giơ tay lên và nhại lại:
- Hừm!
Năm mới không mang lại biến đổi gì nhiều và cuộc sống của
nhà Ueno tiếp tục theo nhịp điệu hàng ngày. Một vài ngày chủ
nhật Chizuko ghé thăm và mời hai người đến dùng cơm ở
Bunkyo, nơi cô sống với chồng, bác sĩ Tsumoru. Ngay khi đồng hồ
điểm bốn giờ, giáo sư bắt đầu bồn chồn và chỉ mong chóng được
về nhà. Ông đã phải để Hachiko lại với Kikuzaburo và đang thèm
được đi dạo một vòng chết đi được.N
7.
Đại học Tokyo tháng 8 năm 1925
ăm đó, mùa đông trôi qua nhanh, không có tuyết, mưa hay
cơn gió to nào thổi được tấm bạt che cửa hàng bánh của bà Shuto,
của bà bán cá Fujiwara hay của cửa hàng ông Matsumoto, cũng
như ngăn cản được Hachiko đến đón ông chủ trước cửa nhà ga
vào lúc năm rưỡi chiều. Dường như lông của nó dựng đứng lên
khi nhìn thấy giáo sư bước xuống thang và nó giơ lưng ra để nhận
được vài cái vỗ nhẹ của ông. Thỉnh thoảng ông chào nó:
- Hachiko, cậu bé ngoan. Chú mày nhớ ta lắm hả?
Sau một mùa xuân dịu êm, những đợt nóng của mùa hè sẽ sớm
ập đến, theo như báo chí dự báo là sẽ rất khủng khiếp, vì nhiệt độ
có thể tới bốn mươi độ. Bởi vậy, một buổi chiều, giáo sư Ueno
nhìn Hachiko rồi nói:
- Khéo năm nay mình phải đi biển sớm hơn mới được. Có thể ta
sẽ mang mày đi cuối tuần tới. Mày thấy sao?
Có lẽ Hachiko hiểu những lời nói đó, vì đột nhiên nó đứng dậy
chạy vòng tròn giữa sân, thế là bà Yaeko hét lên từ trong bếp:
- Ông làm gì vậy, ông giáo sư? Sao ông lại thay đổi như thế?
Chuyển đi biển Kokomura như giáo sư đã hứa bị hoãn lại vì
ông nhận được một nhiệm vụ cao cả, đó là làm diễn giả trong một
buổi hội thảo quan trọng ở Todai. Cũng vì vậy mà ông phải nhốt
mình giữa đống sách vở, giấy tờ trong suốt bốn ngày.
Hachiko đã đến nhà giáo sư Ueno được một năm rưỡi. Nó đã
lớn và cao bằng một chú chó trưởng thành. Trong suốt một nămrưỡi đó, nó liên tục theo ông chủ mỗi sáng đi bắt tàu, và vào đúng
năm giờ mười lăm mỗi chiều, bà Yaeko mở cửa để nó chạy ra ga.
Ở đó, nó chờ giáo sư Eisaburo. Trong lúc chờ đợi, nó ngắm nghía
bà Shuto hay Ibuki đi lại ở đằng này, đằng kia. Nếu họ nói gì với
nó, nó lại sủa lên với họ nhưng vẫn ngồi yên, đôi tai luôn dỏng
lên lắng nghe. Khi đoàn tàu đi vào ga cùng những tiếng rít kin kít,
đuôi nó bắt đầu đập đập xuống đất và phải cố gắng làm nó mới
không chạy như bay ra phía cửa, bởi giáo sư đã bảo với nó cả trăm
bận là không được và nó luôn nghe lời ông. Khi nhìn thấy ông đi
ra quảng trường, nó trở nên vô cùng hân hoan và họ cùng nhau
trở về nhà ăn tối.
❃ ❖ ❊
Sáng ngày hai mươi tháng Năm, khi những cây anh đào nở rộ
với hàng nghìn sắc hồng khác nhau và Tokyo trông như một khu
vườn được vẽ lên từ bảng màu bất tận của một họa sĩ, Hachiko
thức dậy trong tâm trạng lo âu, gần như hoảng loạn.
Ngày hôm đó, trước khi ra ga, giáo sư Eisaburo Ueno cũng hồi
hộp không kém, ông khá lo lắng và thậm chí có phần bất an, bởi
vì hôm đó là ngày diễn ra hội thảo. Ông đã kiểm tra tới bốn lần để
chắc rằng mình mang đầy đủ giấy tờ trong cặp, ông đã thắt nơ cổ
rồi lại tháo ra cả nửa chục lần là ít.
Đến tám giờ rưỡi, ông đã sửa soạn xong xuôi. Ông chỉnh lại nút
thắt nơ lần cuối và đội mũ lên.
Vợ ông quát vọng ra từ nhà bếp:
- Sao mà ông phải hồi hộp đến thế vì một buổi hội thảo chứ? Cứ
như là ông chưa phát biểu trong hội thảo bao giờ vậy!Ông trả lời:
- Đây là một cuộc hội thảo lớn mà, bà Yaeko!
Kể từ lúc thức dậy, Hachiko không ngừng đi loanh quanh
trong nhà như đang tìm kiếm gì đó.
Bà Yaeko nhận xét:
- Con chó bị làm sao thế nhỉ? Có vẻ nó đang hồi hộp lắm. Nhìn
xem, đúng như em nói. Hồi hộp chẳng khác gì anh cả.
- Đừng nói linh tinh nữa, bà Ueno. Thế em muốn nó phải làm
sao?
Đổi từ giọng mỉa mai sang nghiêm túc, bà nói thêm:
- Em không biết. Nhưng em không thích như vậy.
Giáo sư Ueno quan sát Hachiko, nó không ngừng nhấp nhổm,
vẻ bất an dù nó đang nằm dưới chân bà Yaeko. Giáo sư nhìn thấy
trong mắt nó điều gì đó mà chính ông cũng không thích, ông nói:
- Anh cũng không biết nữa, Yaeko. Nhưng vào lúc này anh còn
nhiều việc khác phải suy nghĩ.
- Được rồi! Anh đi đi kẻo muộn. Em sẽ lo cho nó, anh không
phải bận tâm, đến năm giờ hai mươi lăm anh sẽ thấy nó ở quảng
trường ga Shibuya.
Nhưng đến khi giáo sư cầm lấy cây ba toong đầu bịt bạc và rốt
cuộc cũng đội được mũ tử tế trước gương, Hachiko bắt đầu tru
lên. Sau đó nó đứng dậy và chạy về phía ông. Nó ngoạm lấy ống
quần để giữ ông lại và bắt đầu cấm cản.
Ông giáo gắt lên:
- Đủ rồi đấy, Hachiko! Mày đang làm cái quái gì vậy? Có gì
không ổn à? Yên nào!Hachiko ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên ông Eisaburo Ueno
mắng nó, nó bèn nằm trên sàn vẫy đôi không ngừng và nhìn theo
ông giáo sư ra tận cửa. Lúc mở cửa, ông nói:
- Thôi nào, mày đừng buồn...
Trước khi đi, ông giáo sư nghĩ lại và lại gần nó. Ông vuốt ve
đầu con chó và thì thầm:
- Hôm nay chú mày không đi theo ta sao?
Hachiko sủa và theo ông ra cửa. Họ đi bộ như thường lệ qua đại
lộ có hàng anh đào, khi họ ngang qua hàng cá của bà Fujiwara, bà
giơ tay chào cả hai và từ cửa hàng tạp phẩm của mình, ông
Matsumoto cũng không quên tỏ lòng kính trọng với giáo sư, dù
tay vẫn đang dở cầm mấy quả cà chua.
Lát sau, họ tới nhà ga, nơi các hành khách tụ tập mỗi ngày.
Giáo sư tiến đến quầy mua vé, rồi quay lại phía Hachiko, khi ấy
đang đứng giữa quảng trường.
- Chiều nay khi ta về chúng ta sẽ đi dạo nhé. Ta trịnh trọng hứa
với chú mày đấy, Hachiko. Chú mày có nghe ta nói không? Trịnh
trọng. Chỉ hai ta thôi, đồng ý không? Hãy đợi ta ở đây như thường
lệ nhé. Hẹn gặp lại sau nhé!
Giáo sư vẫy tay chào nó và đôi mắt Hachiko buồn bã dõi theo
chủ cho đến khi cánh cửa đóng lại sau lưng ông. Sau đó nó hồi lại
đó trong lặng lẽ.
Nửa tiếng sau, nó chậm rãi quay về nhà, cả bà Fujiwara, đang
chọn cá thu, cũng như ông Matsumoto, đang tiếp một bà khách,
đều cảm thấy lạ khi con chó bước đi với cái đầu cúi gằm, vì lúc
nào họ cũng cũng thấy Hachiko vui vẻ, cố gắng đuổi bắt những
con bướm tưởng tưởng.Về đến nhà, Hachiko rúc vào nhà kho trong vườn. Nó tru lên
và làu bàu một hồi lâu, cho đến khi bà Yaeko lại gần nó và làm
một việc mà trong suốt một năm rưỡi qua từ khi đó về nhà bà
chưa bao giờ làm. Bà ngồi cạnh nó và vuốt ve đầu nó. Khi Hachiko
ngừng rên rỉ, bà nói với nó:
- Đúng rồi, cậu bé ngoan.
Thời gian còn lại của ngày hôm đó cũng phần nào yên bình
hơn đối với bà Ueno, trừ việc Hachiko không chịu ăn miếng nào
trong chỗ đồ ăn mà bà để vào bát cho nó, cứ như thể nó đột nhiên
bị lên sởi hay mắc bệnh gì đó còn nặng hơn vậy.
Ít phút trước lúc năm giờ, Hachiko bắt đầu cào cửa nhà, rồi
chạy ra vườn và sủa điên dại cho tới khi bà Yaeko từ trên gác
xuống mở cửa cho nó. Nó phóng như bay về phía ga, còn bà mỉm
cười nhìn nó chui qua cái lỗ ở hàng rào.
Nụ cười của bà không giữ được lâu, vì đúng lúc đó điện thoại
không ngừng đổ chuông. Bà đi về phía ống nghe, nhấc lên và
nghe thấy giọng nói quen thuộc của đồng nghiệp của chồng:
- Vâng? A! Chào giáo sư Yamamo... Sao cơ ạ? Ông nói sao? - Bà
sợ hãi đáp, máu trên mặt tựa hồ đông cứng lại. - Khi nào ạ? Sao lại
có chuyện như thế?
Sau khi nghe vị giáo sư ở trường Đại học Todai khẩn báo, bà
Yaeko thấy thế giới như đảo lộn. Bà chỉ còn đủ sức để hỏi:
- Ông nói họ đưa ông ấy đi đâu ạ? Tôi hiểu rồi. Vâng, tất nhiên
rồi, chúng tôi sẽ đến bệnh viện ngay đây ạ.
Bà bỏ máy, quay về phía cửa sổ và nhìn theo con chó chạy về
phía đường anh đào dẫn tới ga Shibuya với đôi mắt ngấn lệ.
Hachiko đợi chủ ở quảng trường nhà ga, nhưng chỉ vô ích. Chiềuhôm đó giáo sư không trở về. Ông đã chết vì một cơn đột quỵ giữa
lúc đang trình bày trong cuộc hội thảo ở Đại học Todai, và các bác
sĩ đã không lẽ thể làm gì được.
❃ ❖ ❊
Tang lễ của giáo sư rất giản dị, giống như ông vẫn muốn vậy.
Người ta đưa thi thể ông về nhà vào lúc tám rưỡi tối. Họ mặc cho
ông quần áo màu trắng và từ biệt ông trong phòng ăn thơm mùi
hoa, nến và hương khói vây xung quanh.
Mọi người bắt đầu đến thăm viếng vào buổi tối hôm đó và cả
ngày hôm sau, khi lễ an táng diễn ra tại nghĩa trang Aoyama.
Đến chia buồn với bà Yaeko, bà hàng xóm Kokona nói:
- Thật là bất hạnh, Yaeko, ngay giữa hội thảo!
- Người ta bảo là bị nhồi máu não.
- Không, người ta không thể làm gì cả. - Tay siết chặt đầu khăn
mùi xoa, phu ngân Yaeko trả lời. - Vâng, chuyện xảy ra đột ngột
quá!
Mọi người vừa uống trà, ăn bánh vừa ca ngợi giáo sư và những
nỗ lực của ông trong việc xây dựng lại những vùng đất canh tác
sau trận động đất năm 1923. Con gái Chizuko của ông bận rộn
tiếp đón khách khứa để không phải nghĩ gì nữa. Khoảng hai giờ
cô bắt đầu lo lắng không biết Hachiko đang ở đâu vì không ai
nhìn thấy nó kể từ hôm trước đó. Những cuộc thăm viếng, chia
buồn kéo dài cả ngày nhưng Hachiko không hề xuất hiện ở nhà.
Khi buổi lễ cầu siêu bắt đầu, bà Yaeko hỏi:
- Không biết nó chui vào đâu nhỉ?Cô con gái trả lời:
- Con không biết, thưa mẹ. Nhưng tốt hơn hết là ta không nên
trì hoãn, bây giờ cần ưu tiên những việc khác đã.
Sang ngày hôm sau, từ sáng sớm người ta đã đưa thi thể giáo
sư Eisaburo vào quan tài và phủ quanh ông những bông hoa và
một vài quyển sách. Họ đặt chiếc ba toong ở gần ông cho chuyến
đi dài đang đợi phía trước.
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, đoàn người tiến về đền thờ để làm lễ
rồi ra nghĩa trang. Đoàn đưa tang theo xe ngựa đến Aoyama. Bầu
trời đột nhiên trở nên ảm đạm và mưa bắt đầu rơi.
Cuối cùng họ cũng đến nghĩa trang và chôn cất giáo sư xong
xuôi. Khi buổi lễ đơn giản kết thúc, bà Yaeko, đứng trong vòng
tay của con gái Chizuko và con rể Tsumoru, đặt một bông cúc lên
mộ.
Sau đó, tất cả quay lại Shibuya trong lặng lẽ. Đó là một ngày
mưa tháng Năm và khắp nơi đang mùa hoa. Đó là một trong
những ngày mà giáo sư đã có thể đi dạo với Hachiko cả buổi sáng
ở Yoyogi dưới tấm rèn dệt nên từ nước mưa và ngắm nhìn những
bông hoa đang nở rộ. Nhưng giờ đây, ông đã an nghỉ dưới mộ,
giữa những cây anh đào đang trổ hoa.
Sau buổi lễ, một số khách đến dự đám tang nói rằng:
- Chúng tôi nhìn thấy Hachiko trước quảng trường ga Shibuya.
Con vật tội nghiệp! Hình như nó đang chờ ai đó...PHẦN 2: 1925 - 1935Đ
8.
Ga Shibuya, Tokyo – Tháng 6 năm 1925
ã hai tuần lễ trôi qua kể từ cái chết của giáo sư Eisaburo, ga
Shibuya vẫn đông nghẹt như mọi ngày.
Cô Sasaki, kỹ nữ nổi tiếng nhất vùng, xuống tàu chiều đó cùng
một kỹ nữ tập sự. Hai người bước đi điệu đà như khi các cô dốc
sức mua vui cho những vị khách giàu có. Họ mặc những bộ
kimono rất đẹp may từ tơ tằm màu đỏ có những họa tiết tinh xảo
thêu tay. Mặt và tay họ đều thoa phấn trắng bệch đến nỗi đôi môi
trông như những vết máu trên một cái mặt nạ bột mì, mái đầu
được làm đỏm bằng một búi tóc cao và đen nhánh như than, óng
lên vẻ sạch sẽ và gọn gàng tới mức không một sợi nào rơi khỏi búi
tóc. Họ mang theo nhạc cụ trên tay và che nắng bằng những
chiếc ô vẽ hình hoa anh đào.
Họ ngạc nhiên khi thấy con chó của giáo sư Ueno ở quảng
trường, vì cả khu phố đều đã biết tin về cái chết đột ngột của ông
vào ngày hai mươi mốt tháng Năm vừa qua.
Cô Sasaki lại gần ông trưởng ga Sato và hỏi:
- Đây chẳng phải là con chó của ngài giáo sư quả cố sao?
- Đúng vậy, thưa cô Sasaki thân mến, chính là nó. Hai tuần nay
ngày nào nó cũng đến đợi ông ấy.
- Ông nói sao? Con vật tội nghiệp!
Khi đi ra từ văn phòng bưu điện, Ibuki nói xen vào:
- Rồi nó sẽ chán cái việc chờ đợi này thôi.Người phụ trách bưu phẩm đã hơi ngán ngẩm với việc phải
nhìn thấy con chó đứng trước nhà ga mỗi ngày vào cùng một giờ.
Anh không thích chó.
Chỉ cái ô về phía con chó, cô Sasaki trả lời:
- Anh đừng nghĩ vậy! Nó là một con akita, chó của các samurai,
như thế nghĩa là nó có sự kiên định.
Đúng lúc đó, bà Shuto ném cho Hachiko một cái bánh nhỏ từ
quầy hàng của mình và nói:
- Nào Hachiko, ăn đi này!
- Đừng mất công chờ đợi nữa! - Ibuki vừa trở vào văn phòng
vừa bảo. - Chủ của mày sẽ không bao giờ quay về nữa đâu! Mày
hiểu không?
Cô Sasaki giận dữ nói:
- Đừng độc ác thế, Ibuki! Đừng nói với nói như thế!
- Nhưng đó là sự thật.
Cô kĩ nữ trả lời:
- Đấy đúng là sự thật và tất cả chúng ta đều biết điều đó.
Nhưng đôi khi chúng ta muốn sống mà không cần biết sự thật.
Đôi lúc sự thật khiến ta rất đau đớn.
Trong lúc đó, Hachiko hít ngửi cái bánh bà Shuto ném cho. Nó
ăn hết veo và liếm mũi.
Cô Sasaki và cô gái đi cùng từ biệt chú chó khi nghe thấy tiếng
còi tàu chuyến năm rưỡi. Hành khách bắt đầu rời tàu xuống sân
ga còn Hachiko ngóc đầu lên tìm giáo sư. Nhưng hôm ấy, cũng
như hôm sau rồi hôm sau nữa, nó không hề nghe thấy tiếng ba
toong đầu bịt bạc gõ trên nền đất. Mặc dù vậy, Hachiko khôngtuyệt vọng. Nó biết giáo sư sẽ trở về. Chắc ông đã lên chuyến tàu
khác hoặc hôm ấy ông đã không đến Đại học Todai, hoặc có thể...
Nhưng nó biết chắc chắn là ông sẽ về, bởi vì ông ta trịnh trọng
hứa với nó như thế.
❃ ❖ ❊
Một tháng sau, vào đầu tháng Bảy, bà Yaeko quyết định
chuyển đến sống với con gái, cô Chizuko, bên quận Bunkyo.
- Tôi không thể sống tiếp ở đây được nữa, bà hiểu không? - Bà
tâm sự với bà chủ quán trà Kokona. - Căn nhà và con chó gợi cho
tôi quá nhiều kỷ niệm về ông giáo sư.
- Thế bạn sẽ làm gì với Hachiko?
- Tôi cần phải giải quyết vấn đề này trước khi chuyển đi,
nhưng tôi nghĩ là tôi đã biết ai có thể chăm sóc nó rồi.
Sau vài cuộc điện thoại, bà goá Ueno đã giải quyết xong vấn đề
con chó
- Mấy người họ hàng của ông giáo sư có trang trại ở Hisai-Shi sẽ
đến đưa nó đi.
Con gái bà nói:
- Trang trại đó ở gần quận Mie, ở miền nam, thế thì ta sẽ không
bao giờ gặp lại nó nữa.
- Mẹ biết chứ, Chizuko. Nhưng con muốn chúng ta làm gì bây
giờ? Cả mẹ và con đều không thể giữ nó lại được. Ở đó người ta sẽ
chăm sóc nó.
Những người họ hàng của giáo sư Eisaburo, hay nói đúng hơn
là những người đàn ông có nhiệm vụ mang con chó đi, đến bằngô tô sau khi đã trải qua gần ba trăm cây số ngăn cách họ với
thành phố này. Họ đi mất một tuần và tới đây ngay trước khi bà
Yaeko hoàn thành việc chuyển đến sống với Chizuko. Họ là
những người nông dân mặt xám dữ tợn của vùng Mie, rất hiếm
khi đến thành phố và điều khiến họ gần gũi nhất với nền văn
minh chính là điện thoại bình thường mà ngay ở vùng quê nơi
những người anh em họ của giáo sư sinh sống cũng có.
Khi họ đến cửa nhà, bà Yaeko hỏi:
- Họ sẽ đối xử tốt với nó chứ ạ?
Người lái xe trả lời:
- Thưa phu nhân, xin bà hãy tin tưởng điều đó. Nó sẽ được đối
xử như một ông hoàng.
Vừa nói người đàn ông vừa túm lấy dây đeo cổ của Hachiko,
ông ta kéo con chó ra và buộc nó bằng sợi dây thừng. Sau đó, với
một cú đá, ông ta đẩy nó lên xe. Khi con chó đã nằm cuộn tròn
ngoan ngoãn như phu nhân Yaeko ra lệnh, bà lại gần vào vuốt ve
đầu nó. Bà thấy lông của nó cứng lên trong lòng bàn tay mình.
- Mày phải ngoan nhé, Hachiko. - Bà nói với nó. - Mày sẽ đi với
những người này, họ sẽ chăm sóc mày. Mày hiểu điều đó, đúng
không?
Con gái bà nói thêm vào:
- Nó hiểu điều đó mà.
- Con chắc chứ?
- Nó thông minh mà, thưa mẹ.
Bà Yaeko vừa lau nước mắt vừa nói:
- Ừ, nó thông minh, rất thông minh.Hachiko liếm láp bàn tay bà trong khi người đàn ông mặt rỗ
chằng rỗ chịt vì đậu mùa, một trong số hai người vừa đến, kiểm
tra xem con chó đã được buộc chặt chưa.
❃ ❖ ❊
Bà Yaeko không hay biết rằng Hachiko sủa không dứt cho tới
tận khi xe về đến vùng quê Hisai-Shi, cách đó hơn ba trăm cây số
về phía nam. Nó nhận ra những con đường uốn lượn, những cánh
đồng lúa mất hút đến vô tận đang dần đưa nó rời xa ga tàu. Điều
đó làm cho nó càng lúc càng lo lắng hơn, nó không ngừng nhấp
nhổm có mỗi kilomet mà xe đi được. Gã lái xe nói với bạn đồng
hành:
- Bảo nó nằm im, không thì tao sẽ cho nó một trận đòn nhớ đời!
Nhưng Hachiko không hiểu điều gì cả. Điều duy nhất nó cảm
nhận được là sợi dây đang siết chặt cổ nó và nó chỉ nghĩ đến việc
nhảy ra khỏi chiếc xe để quay trở lại ga Shibuya chờ ông giáo sư.
Một tuần sau đó, nó đến trang trại. Họ lôi nó xuống xe. Khi
nhìn thấy một nơi lạ lẫm, xung quanh toàn những gương mặt dữ
tợn, Hachiko trở nên sợ hãi và cấm cẳn ngay khi người lại gần.
Một trong những người đàn ông giơ gậy lên và đập nó một phát
đau điếng vào lưng. Gã quát:
- Im ngay!
Hachiko chưa bao giờ bị đánh bằng gậy một cách thù địch như
thế, nó quay lại và cắn một phát vào chân hắn. Gã kêu lên đau
đớn, hai kẻ khác lập tức vớ lấy gậy tiến lại và vụt túi bụi khiến nó
rú lên, cho đến khi một gậy chí mạng làm nó lăn ra đất bất tỉnh.
- Mày giết nói rồi đấy! - Quản đốc trang trại quát.Gã đàn ông có khuôn mặt rỗ vì đậu mùa trả lời:
- Thế tôi còn có thể làm gì được nữa? Nó là một con quái vật,
ông cũng thấy rồi đấy! Nếu nó tỉnh lại tôi sẽ cho nó một trận đòn
nữa để làm cho nó thuần hơn. Như vậy nó mới biết nghe lời!
Gã lái xe tiếp lời:
- Haruto nói đúng đấy. Có thế nó mới học được cách cư xử.
Trông là biết ông chủ của nó chả dạy dỗ gì nó cả.
Khi thấy con chó vẫn còn thở, một trong số họ nói với những
người còn lại:
- Nó vẫn còn sống. Tốt hơn hết là chúng ta nên đi mở một
thùng sake. Các anh đã đi một chuyến dài và chúng ta sẽ ăn
mừng vì điều đó.
Tối hôm đó, Hachiko tỉnh dậy và nó nhận ra rằng lần đầu tiên
trong đời, nó bị buộc vào một cái cọc. Ngay lập tức nó bắt đầu nhá
sợi dây thừng buộc mình vào cái cọc mặc dù đầu nó quay mòng
mòng, bốn chân đứng không vững vì đã ba ngày trời mà không
được ăn uống gì ngoài nước lã và mấy nắm củ cải. Nó không dừng
lại cho đến khi cắn đứt hoàn toàn sợi dây rồi nhảy qua hàng rào
trốn khỏi Hisai-Shi.
Những gã nông dân đã uống quá nhiều sake, đến nỗi họ chỉ
nhận ra con chó đã trốn thoát khi người ta đã thấy nó trên đường
chạy về Tokyo.Đ
9.
Quận Shibuya, Tokyo – Tháng 6 năm 1925
ã qua một tháng rưỡi kể từ ngày người ta mang Hachiko đi
Hisai-Shi và bà Yaeko chuyển đến sống tại nhà con gái ở Bunkyo.
Anh làm vườn Kikuzaburo ở lại cùng với chìa khóa của nhà
Ueno. Họ đã đăng bán, và vào buổi chiều mưa gió hôm ấy, một
cặp vợ chồng giáo viên đến để xem nhà. Khi chỉ cho họ xem
phòng khách và phòng ăn, Kikuzaburo nói:
- Căn nhà này là của một người vĩ đại ở Tokyo, ông bà có biết
không ạ?
Người vợ tò mò hỏi:
- Ôi, vậy ư? Của ai thế ạ?
Kikuzaburo tự hào trả lời:
- Của ngài giáo sư Ueno đấy ạ. Hẳn ông bà biết ông ấy, đúng
không ạ?
Khi thấy gương mặt ngơ ngác của những người mới đến, anh
làm vườn ngước mắt lên nhìn trời và thốt lên:
- Ông giáo sư Eisaburo Ueno đấy, thưa ông bà! Người đã cải tạo
lại những cánh đồng ở Kanto sau trận động đất năm 1923 theo
lệnh của Bộ trưởng Goto Shinpei đó! Hai vị không nhớ sao?
Hai vợ chồng giáo viên vội gật đầu tán thành để khỏi bị anh
chàng dữ tợn kia đá ra ngoài, rồi họ đi qua phòng ăn để ra vườn.
Kikuzaburo mở cánh cửa bên hông nhà dẫn ra vườn. Họ thấy khu
vườn đã hóa thành một bãi sình. Bỗng người vợ buột miệng kêulên một tiếng và chỉ tay về phía những bụi cây:
- Ở kia có một con chó!
Kikuzaburo trông thấy một cái túi da bọc xương chốn giữa
những cây hoa cúc mọc sát bờ rào. Ban đầu anh không hiểu họ
đang nói về cái gì, nhưng khi nhìn thấy sợi dây đeo cổ anh nhận
ra rằng mình rất quen với con vật này. Anh hét lên:
- Ôi trời ơi! Chẳng phải đây chính là Hachiko sao? Mày làm gì ở
đây thế? Mày phải ở Hisai...
Khi thấy cục máu đông trên đầu nó, thấy toàn thân nó bẩn
thỉu và non chẳng khác nào một con quỷ, anh choáng váng hét
lên:
- Bọn họ đã làm gì mày thế này?!
Anh bỏ những người xem nhà lại và đi rửa vết thương cho con
chó. Sau đó anh đặt trước mặt nó một cái đĩa với những thứ đồ ăn
còn thừa từ trưa. Hachiko xơi ngấu nghiến cứ như chưa bao giờ
được ăn thứ gì ngon như vậy trong suốt cuộc đời mình.
Ăn xong cũng vừa tới năm giờ, Hachiko liền chạy như bay ra
nhà ga với cái bụng đã no căng. Nó ở đó chờ đón giáo sư.
Ngày tháng Chín ấy trời mưa như trút. Khi đến ga, Hachiko
nghe thấy các bé gái mặc đồng phục xuống tàu vừa đi vừa hát:
Ngày mưa, ngày mưa ơi, tớ thích bạn!
Mẹ tớ sẽ mang ô ra đón,
Tí tách, lép bép, rào rào rào!
Các em tụ tập gần đó và thấy nó ướt như chuột. Sau khi vuốt ve
nó, các em mở những chiếc ô đầy màu sắc ra và rời khỏi quảng
trường.Ôi, ôi, bé gái này ướt hết cả rồi,
Em đang đứng khóc dưới cây liễu
Tí tách, lép bép, rào rào rào!
Khi cô bé cuối cùng khuất sau con đường anh đào, Hachiko
quay về nhà Ueno, ướt đến tận xương, và nhận ra rằng ở đó chẳng
còn ai. Nhưng nó nghe thấy tiếng Kikuzaburo đang đi lại ở gần
đó, khi thấy ánh sáng hắt qua khe nứt trên cánh cửa lều và bắt
đầu cào cửa cho đến khi anh làm vừa mở cửa ra. Anh kêu lên:
- Trời ạ, mày đã về rồi đấy à? Thôi nào, vào nhà đi, kẻo mày bị
viêm phổi mất.
Hachiko hắt xì hơi và tới nằm bên cạnh đống lửa. Kể từ đó, căn
lều trở thành ngôi nhà mới của nó, mặc dù nó dành phần lớn thời
gian trong ngày để lang thang khắp các đường phố. Tới giờ chờ
giáo sư, nó lại chạy đến nằm trước nhà ga.
Chỉ ít tuần sau, những hành khách quen thuộc của ga bắt đầu
nhận ra Hachiko đang chờ ai đó và Ibuki là người phụ trách việc
cập nhật cho cả thế giới biết những gì đã xảy ra với con chó.
Cứ như vậy, một năm nữa lại trôi qua. Hè về, vào những buổi
chiều nóng bức kinh khủng của tháng Tám, khi các con đường
như đang bốc khói và kể cả những bóng ma cũng như không dám
ra đường nếu không mang theo một cái ô đầy màu sắc, Hachiko
vẫn đến quảng trường đúng lúc năm giờ. Nó ngồi trước cửa ga,
thở dốc vì nóng và uống một chút nước ở trong cái bát mà Ibuki
bí mật đặt trước cửa văn phòng bưu điện để chờ nó xuất hiện bất
cứ lúc nào. Lúc nhìn thấy nó, anh thản nhiên đọc tiếp tờ báo đang
cầm trong một tay, còn tay kia đuổi lũ ruồi đang vo ve trên mấy
kiện hàng.Một hôm, giáo sư Yamamoto, người đã chứng kiến cơn đột quỵ
của giáo sư Eisaburo trước đông đảo sinh viên, đi thăm một số
người bạn mới sinh con sống ở quận này. Khi qua ga, ông gặp một
con chó. Ông bèn tới hỏi ông trưởng ga Sato:
- Xin lỗi ngài, tôi là giáo sư Yamamoto, đồng nghiệp của giáo
sư Ueno quá cố. Tôi đang tự hỏi không biết đó có phải là...
Ông Sato trả lời:
- Vâng, đó là Hachiko, con chó của ngài giáo sư.
- Thế nó loanh quanh ở đây bao lâu rồi á?
Ông kia trả lời:
- Một năm rưỡi.
- Sao cơ?
- Đúng thế đấy ạ. Nó đã đợi chủ một năm rưỡi rồi, phải không,
Hachiko?
Con chó sủa lại với ông trưởng ga, ngay sau đó ông này quay
lại làm việc vì đã đến lúc một đoàn tàu vào ga. Giáo sư Yamamoto
hỏi với theo khi ông đi xa dần:
- Và chưa có ai nhận nuôi nó sao?!
Ông Sato trả lời từ trong ga:
- Có, đã có người nhận nuôi nó, thậm chí cố trói nó bằng dây
thừng, nhưng nó đã chạy trốn!
- Không có ai chăm sóc nó sao, kể cả vợ của giáo sư?
- Không, không. Vợ goá của ông giáo, bà Yaeko, chuyển sang
sống với con gái với ở gần Đại học Todai cũng được một năm rồi.
Hiện nay người chăm sóc nó là anh Kikuzaburo, trước kia làngười làm vườn của họ.
Đúng là như vậy. Kể từ khi nó quay về, đói khát và đầy thương
tích, Hachiko và Kikuzaburo đã ngủ chung cùng nhau trong một
căn lều mà anh này dựng lên bên cạnh nhà Ueno, giờ đã là nhà
của cặp vợ chồng giáo viên. Cứ như thế, mọi việc tiếp diễn trong
suốt một thời gian dài.B
10.
Ga Shibuya, Tokyo – Tháng 12 năm 1929
ốn năm trôi qua, xoay vòng như những chiếc chum trên cọn
nước sông tưới cho những cánh đồng lúa. Hachiko ngủ trong lều
với Kikuzaburo. Anh này sống qua ngày bằng cách làm một số
việc vặt, lúc chỗ này lúc chỗ kia, công xá chẳng đáng là bao.
Mỗi ngày, vào lúc năm giờ, Hachiko lại đứng như trời trồng ở
ga Shibuya và chỉ quay về khi hành khách cuối cùng rời ga còn
ông Sato cùng Ibuki đóng cửa tắt đèn đợi đến ngày hôm sau.
Dần dần, cả hai người đàn ông, lẫn bà Fujiwara và ông
Matsumoto đều trở nên thân thiết với Hachiko. Ngày thì ông Sato
mang cho nó mấy quả trứng gà, ngày thì bà Fujiwara hay ông
Matsumoto cho nó miếng cá hoặc lon hộp thức ăn đóng hộp.
Một ngày tháng Mười Hai, Ibuki đang đứng trong không gian
tĩnh lặng của văn phòng bưu điện, chân gõ nhẹ xuống sàn cho
ấm, thì một mái đầu bóng lộn điệu đà ngó vào văn phòng và hỏi:
- Con chó của ai vậy? Hình như nó bị bỏ rơi.
Đó là nhân viên của toà thị chính với chiếc huy hiệu chuồng
chó gắn trên ngực, một người đàn ông lùn xủn, mũm mĩm, mang
một bộ ria mép nực cười mom có vẻ gì đó rất phô trương.
Ibuki uống một hớp trà và trả lời:
- Chủ của nó mất cách đây bốn năm. Kể từ đó, ngày nào nó
cũng chờ ở đây. Nó thường đến đây trước năm giờ một chút và ở
đến năm rưỡi, sáu giờ. Sau đó nó bỏ đi, hôm sau quay lại.Gã kia rút đầu ra khỏi cửa rồi đi về phía Hachiko. Ibuki đứng
dậy và đến bên cạnh quầy bánh của bà Shuto, mắt không ngừng
dõi theo tay nhân viên toà chính trị có khuôn mặt không mấy
thân thiện.
Người có ria mép nhắc lại như muốn ghi vào đầu chi tiết vừa
rồi:
- Lúc bốn giờ đúng, anh ta đã nói thế, đúng không nhỉ?
Đúng lúc đó, tàu vào ga, và người đầu tiên ra đến quảng trường
là cô Sasaki, cô kĩ nữ nổi tiếng nhất quận. Cô nhẹ nhàng bước đến
chỗ họ đứng. Nhìn thấy cô, bà Shuto mời:
- Hôm nay cô dùng gì, hả cô Sasaki? Một miếng bánh vừng
nhé?
- Không, hôm nay tôi lấy hai chiếc. Một cho tôi và một cho
Hachiko.
Cô kéo tay áo lên một chút rồi ném chiếc bánh cho con chó, nó
đớp lấy khi miếng bánh còn đang bay và nhai ngấu nghiến.
-Cậu bé ngoan. - Đoạn, cô hỏi Ibuki. - Hôm nay nó đã ăn gì
chưa?
- Rồi, cô không phải lo lắng, nó vẫn được ăn uống đầy đủ. Lúc
trước trưởng ga Sato đã đến và mang cho nó vài thứ. Cả lũ trẻ khi
đi học về cũng cho nó ăn một đống kẹo rồi.
Gã nhân viên toà thị chính bỏ đi, còn họ ở lại với con chó và
cùng quan sát gã đi xa dần. Cô Sasaki hỏi:
- Người đó là ai vậy?
- Một người đến từ trại chó. -Ibuki trả lời, vẻ khinh miệt.
Đó không phải là lần cuối viên thanh tra trại chó ghé thăm ga.Tuần sau đó, hắn còn đến lần nữa. Lần cuối cùng là một buổi
chiều ảm đạm và xám xịt, khi hầu như không còn ai ở sân ga nữa.
Hắn đến trên một chiếc xe tuần vào lúc năm giờ mười lăm với
một mục đích duy nhất: mang Hachiko đi và tống nó vào trại
chó.
Quảng trường lúc đó gần như trống trơn: Ibuki đã đi vệ sinh,
trưởng ga đang uống trà và người duy nhất đứng gác trước cánh
cổng đỏ của ga là Hachiko. Gã nhân viên nhìn ngó xung quanh,
rồi khi đã chắc chắn không có ai trông thấy, hắn túm lấy dây
buộc cổ của con chó. Nhưng Hachiko quả không hổ danh là
Hachiko. Khi thấy mình bị kéo đi, nó bấu chặt chân xuống nền
đất, hướng về phía cửa ga và sủa không ngừng.
Viên thanh tra giơ ngay gậy lên, định nện vào đầu nó. Đúng lúc
đó, người ta nghe thấy giọng nói trầm trầm của Ibuki, khi ấy vừa
đi tiểu về:
- Này, ông đang làm gì thế, gã đầu chim kia?! Đồ quái vật! Đồ
đần độn! Đồ nhếch nhác!
Anh chạy ngay lại, mặt đối mặt với gã nhân viên nhà nước.
Vừa khoanh tay trước ngực anh vừa hỏi:
- Ông nghĩ ông đang làm gì thế, gã ngốc này?
Ibuki không phải là người đặc biệt cơ bắp, nhưng nhiều năm
trước anh từng là vận động viên đấm bốc. Anh có cái mũi gãy và
con mắt phải bị sụp xuống một nửa, hai điểm này khiến mặt anh
có thứ thần thái của con quái vật trong câu chuyện của Tsuruya
Nonboku
[2]
.
Nhìn lên vai anh, gã nhân viên trả lời:
- Tôi mang con chó đi, tất nhiên rồi.Ibuki bỗng thấy trong người bùng lên ngọn lửa vừa nóng bỏng
vừa nguy hiểm mà anh chưa từng cảm nhận được từ sau khi bỏ
đấm bốc.
- Ông bảo sao?
Gã nhân viên toà thị chính tiếp lời:
- Tôi có lệnh...
Vừa túm chặt lấy ve áo của gã nhân viên, Ibuki vừa giơ nắm
đấm lên và gằn giọng:
- Cái lệnh của ông chả là gì với chúng tôi cả.
Nghe thấy tiếng ồn ào, ông trưởng ga, khi ấy đang ở trong văn
phòng nhỏ của mình, cũng chạy ra quảng trường. Ngay trước khi
nắm đấm của Ibuki kịp tạo cho gã nhân viên trại chó một khuôn
mặt mới, ông hỏi:
- Có chuyện gì ở đây thế Ibuki?
Tay vẫn nắm chặt ve áo của gã hèn hạ nọ và mắt vẫn không rời
hắn, anh bưu tá trả lời:
- Đây, ông thấy đội này nói muốn mang Hachiko về trại chó.
Ông trưởng ga nhảy dựng lên một cách đáng sợ:
- Anh bảo sao?
Đột nhiên, rất nhiều hành khách tập trung xung quanh Ibuki,
gã nhân viên và Hachiko. Con chó vẫn dán mắt vào cửa ga như
thể những việc đang diễn ra không làm nó quan tâm. Chuyến tàu
lúc năm giờ hai mươi nhăm vừa cập ga, cô kĩ nữ Sasaki tiến về
phía quảng trường với một cô gái trẻ khác, cụ Mizuno, hàng xóm
của giáo sư Ueno, người đã mất con trong chiến tranh, lũ học
sinh cũng đi tới, các con của ông chủ tiệm tạp hóa Matsumoto vàcả chính ông nữa, cũng chạy hộc tốc đến, riêng ông Matsumoto
cầm trong tay một con dao sắc và dài như thanh gươm của một
samurai.
Gã nhân viên sợ hãi khi thấy đám đông tụ tập trong chớp mắt
và bỗng thấy mình đang bị vây tứ phía. Nhưng kể cả vậy, gã vẫn
giơ cao tờ lệnh mang theo và kêu lên:
- Con chó này không có chủ, chúng tôi phải mang nó về trại
chó.
Ibuki nổi điên:
- Sao mà nó không có chủ được? Chủ của nó là tôi!
Anh nhân viên bưu điện là người đầu tiên nói ra điều đó.
Nhưng tiếp sau anh, ông trưởng ga Kento Sato cũng thét lên giận
dữ:
- Tôi cũng là chủ của Hachiko!
- Cả tôi! - Cô kĩ nữ Mio Sasaki lên tiếng.
- Cả tôi nữa! - Bà Shuto hét lên.
- Cả tôi! - Cả tá người vây quanh Hachiko đồng thanh kêu lên.
- Cả chúng tôi nữa! - Bà bán cá Fujiwara và ông chủ tiệm tạp
hóa Matsumoto cũng cùng thét.
Trước khi kịp định thần, gã nhân viên toà chính trị chính đã
thấy mình đứng giữa vòng vây của một đám người đòi quyền sở
hữu Hachiko. Mặc dù biết mọi người đang bu quanh mình,
Hachiko vẫn không nhìn ai, bởi đôi mắt nó đang mải nhìn ra cửa,
chờ nghe tiếng ba toong bịt đầu bạc nện xuống nền đất.
Gã nhân viên trại chó được cứu bởi hai nhân viên khác, theo
lệnh đưa gã đi khỏi đó trước khi có việc không hay xảy ra, và hòabình trở lại ga Shibuya.
Thấy anh bưu tá bảo vệ Hachiko một cách dữ dội đến thế, ông
trưởng ga Sato trầm trồ:
- Ái chà, Ibuki! Tôi cứ nghĩ là anh không thích chó cơ đấy! Nhỡ
tôi mà lơi ra, hẳn anh đã đấm cho hắn một cú đến nỗi người ta sẽ
thấy hắn ở nơi cao nhất tại đền Meiji đấy nhỉ?
Ibuki nhấm nhẳng đáp:
- Thôi, ngài không cần phải đào bới lại chuyện cũ làm gì. Việc
ngài cần làm là lắp cho tôi một cái máy sưởi be bé trong văn
phòng, vì chúng ta đang ở thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa
đông đấy!
Hai ngày sau biến cố trên, Hachiko xuất hiện ở ga với chiếc
vòng cổ mới, trên đó in dòng chữ TÀI SẢN CỦA ÔNG EISABURO
UENO VÀ GA SHIBUYA.M
11.
Ga Shibuya, Tokyo – Tháng 4 năm 1931
ột vài tháng sau đó, Kikuzaburo buộc phải rời Shibuya để
về quê vì việc gia đình. Vào buổi tối mà anh thu dọn bốn thứ
dụng cụ, gói ghém túi hành lí bên trong chả có mấy của nả,
Kikuzaburo còn gắng đợi cho đến khi Hachiko từ nhà ga trở về để
từ biệt nó.
Anh cố thì thầm vào tai con chó những câu gì đó như là xin lỗi,
nhưng suốt một hồi lâu vẫn không cất lên lời. Khi nó bắt đầu hít
ngửi hành lí của anh, anh nói:
- Mày thấy rồi đấy, tao phải đi đây. Mày không hiểu đâu,
nhưng tao phải đi. Mày đừng lo, tao đã nói với lũ trẻ ở ga rằng tao
phải về quê, chúng sẽ chăm sóc cho mày. Mày chỉ phải tìm một
chỗ ngủ mới, bởi vì tao cho là mày sẽ không muốn đi cùng tao
đâu, đúng không? Tao đã nghĩ vậy đó. Đương nhiên rồi, mày còn
phải chờ ông giáo sư nữa mà.
Tối hôm đó, sau khi ăn một bát cơm cá, Hachiko ra tiễn
Kikuzaburo. Họ đã sống trong túp lều đó gần sáu năm. Khi anh
làm vườn mất hút trên những con đường ở Shibuya, nó quay lại
ga, vì trong căn nhà từng thuộc về gia đình Ueno đã không còn
giọng nói nào quen thuộc nữa.
Đã qua chín rưỡi và ở đó giờ chẳng còn ai. Dần dần, tất cả
những người có ít nhiều ý nghĩa với nó đều lần lượt biến mất: đầu
tiên là giáo sư Eisaburo, sau đó là Chizuko và bà Yaeko, và nay là
Kikuzaburo. Kể từ hôm đó, bà Shuto, bà Fujiwara và ông
Matsumoto là những người chăm chút cho nó để nó không phảithiếu cái ăn. Khi nó đi qua cửa hàng của họ trên đường ra ga, từng
người gọi nó lại và mang cho nó một đĩa thức ăn thừa.
Buổi tối mà Kikuzaburo rời đi, Hachiko trú thân dưới những
toa tàu cũ bỏ đi gần nhà ga. Câu chuyện của nó được truyền
miệng từ người này sang người khác. Mọi người quan sát nó với
ánh mắt pha trộn giữa tò mò, ngạc nhiên, và ngưỡng mộ.
Tên của nó trở nên nổi tiếng đến mức một phóng viên của báo
Độc Mại Tân Văn thậm chí đã đến Shibuya để tìm hiểu đích xác
trường hợp của nó. Sau hai ngày phỏng vấn người dân, một tuần
sau, ảnh Hachiko đã xuất hiện trên trang báo trong mục xã hội
với tiêu đề: “Câu chuyện về chú chó trung thành: Hachiko”.
Có những ngày nó đi tới tận Yoyogi, có lẽ với hi vọng mơ hồ là
được gặp giáo sư đi dạo với chiếc ba toong bịt đầu bạc và đang tìm
những con bướm đánh thức sự tò mò trong ông, nhưng may mắn
không bao giờ mỉm cười với nó.
Nhiều ngày và nhiều tháng trôi qua.
Sang năm mới, Hachiko nghe thấy những tiếng hát và tiếng
hét, cả những chiếc chuông vọng từ đền thờ và những tiếng nổ
đinh tai của pháo hoa tô vàng nền tuyết trắng.
Ở Tokyo thỉnh thoảng có tuyết rơi vào tháng Hai và thường
xuyên vào tháng Ba, nhưng với Hachiko, cái lạnh, gió hay những
trận mưa làm nó ướt nhẹp từ đầu đến chân đều không có nghĩa lí
gì. Cứ đến năm giờ rưỡi nó lại đứng chờ ở sân ga và quan sát tất cả
các hành khách, từng người, từng người một.
Đến tháng Tư, trong các công viên, sự sống lại nhú lên, và điều
này càng khích lệ nó đứng chờ ở sân ga, quan sát tất cả các hành
khách từng người, từng người một.
Khi đến ngày lễ Kodomo, trên những ngăn gác mái tràn ngậptiệc tùng và những lời chúc tụng, Hachiko nhớ lại lần đầu tiên nó
nhìn thấy những con cá chép đầy màu sắc bay phấp phới trên
những cây sào dựng trước các nhà và giáo sư đã giải thích cho nó
rằng chúng có ý nghĩa như thế nào. Điều đó như tiếp thêm sức
mạnh để nó chạy ra ga và quan sát tất cả các hành khách, từng
người, từng người một.
Khi mùa hè ngột ngạt tới, nó tìm đến những bóng râm khoáng
đạt của những cây dẻ hay phong và nằm dưới gốc cây. Đến năm
giờ chiều, nó đứng lên để chạy ra sân ga để đợi và quan sát tất cả
các hành khách, từng người, từng người một.
Vào tháng Chín, khi cây cối lại được nhuộm trong màu sắc rực
rỡ của mùa thu - màu son, màu đỏ, màu hạt dẻ, và màu vàng -
còn lá phong cùng dây leo trang điểm cho những cây thông cao
vút, dệt nên một đường viền đẹp đẽ dưới chân những dãy núi, thì
ở Shibuya, nó vẫn chờ ngoài ga để quan sát tất cả các hành khách,
từng người, từng người một. Rồi mùa đông phản phúc cũng quay
lại, đó là lúc nó đi tìm chỗ trú dưới những toa tàu cũ bỏ đi. Từ chỗ
nằm, nó lắng nghe những tiếng hát, những tiếng hét mừng năm
mới, xem pháo hoa nhuộm màu cho tuyết và dù tuyết hay cái
lạnh cũng không buộc nó phải ngừng đến sân ga để quan sát tất
cả các hành khách, từng người, từng người một, vì nhỡ đâu, nó có
thể gặp ông giáo sư ở đó.
Cứ như vậy, một năm mới bắt đầu, và Hachiko luôn bắt đầu
một ngày mới, một tháng mới, và một năm mới theo cùng một
cách như vậy. Khi đêm đến, nó quay về bên dưới toa tàu cũ, nằm
giữa những đường ray sắt, nhắm mắt lại và mơ. Nó mơ thấy
những buổi đi dạo ở công viên Yoyogi, mơ về những con bướm và
giáo sư Eisaburo, về những cây anh đào đang nở hoa và những
bài ca với giai điệu vui vẻ, nhưng chủ yếu nó mơ thấy lúc ông giơtay thật cao chào nó và nói với nó hãy đợi ông ở đấy, tại ga
Shibuya, cho đến khi ông trở về. Đó là điều mang đến cho nó sức
mạnh và lòng dũng cảm để đi ra ga từ ngày này sang ngày khác,
phòng khi thời khắc nó mong chờ xuất hiện.
Cứ như thế, tháng ngày trôi qua. Đến một ngày tháng Tư năm
1933, chỉ một thời gian ngắn trước khi diễn ra lễ Kodomo, khi
bầu trời sẽ lại được phủ kín bởi những chiếc đèn lồng cá chép đầy
màu sắc, người ta bắt đầu thực hiện chiến dịch kêu gọi làm cho
Hachiko một bức tượng. Bức tượng sẽ được làm từ tiền ủng hộ
của những hành khách vẫn ngày ngày lên tàu xuống ga và một
nghệ nhân có tên Teru Ando là người chịu trách nhiệm tạc tượng.
Nhà điêu khắc đến ga với một người phụ việc, đo đạc và chụp
ảnh từ mọi góc độ trong khi Hachiko nhìn ông hoài nghi như
không thể hiểu nổi người đàn ông với mái tóc bú dù và ánh nhìn
xuyên thấu này đang làm cái quái gì nữa.
Sau bài báo, tiếng tăm của Hachiko đã lan ra khắp quận và
khắp cả Tokyo, đến nỗi không ít người đã lặn lội tới tận ga
Shibuya để xem nó chờ ở cửa ga thế nào, rất nhiều người tò mò đã
chụp ảnh nó và đến bên nó, chứ như thể nó là một điểm thu hút
khách ở công viên vậy.T
12.
Ga Shibuya, Tokyo – Tháng 4 năm 1934
háng Tư năm 1934, các khu vườn đã trở thành tổ cho những
con ong tươi cười với những cây hạnh và những con bướm vẽ
thêm màu sắc lên nền trời xanh trong của Tokyo. Những cây hoa
anh đào nở rộ ganh đua nhau khoe sắc, lộng lẫy hơn cả những
đoá hồng.
Hôm đó, người ta long trọng tổ chức lễ khánh thành bức tượng
của Hachiko, còn chú chó lắng nghe bài diễn văn mà không biết
chính xác những tiếng nhạc, tiếng huýt sáo, tiếng ca hát hỗn độn
và cả đống người đang tụ tập ở quảng trường có nghĩa lí gì. Cũng
vào buổi chiều ngày hôm đó, khi buổi lễ kết thúc và khi đồng hồ
của ga điểm năm giờ hai mươi nhăm phút, Hachiko đứng dậy và
vẫy đuôi. Nhưng kể cả trong dịp này, giáo sư Ueno cũng không
bước xuống từ toa tàu. Nó quay lại, tiu nghỉu nằm xuống bên bệ
đỡ của bức tượng của chính mình.
Vừa ném cho chú chó một chiếc bánh, bà Shuto vừa nói:
- Hãy kiên trì, Hachiko. Trong cuộc đời này cần phải kiên trì.
Đúng lúc đó xảy ra một việc mà cả ông trưởng ga lẫn Ibuki đều
chưa từng tưởng tượng ra bao giờ. Ở khu nhà chờ, trong số những
hành khách cuối cùng xuất hiện một người phụ nữ mặc kimono
trang trọng màu nước biển.
Bà tiến lên từng bước một, cứ như thể đó là một việc nặng nhọc
vô cùng, và lại gần nơi ông Sato đang trực.
Ông lễ phép đứng dậy:- Thật là bất ngờ! Chúng tôi không ngờ lại được gặp bà ở đây
đấy, phu nhân Ueno. Bà đã rời khỏi Shibuya này bao nhiêu năm
rồi nhỉ?
Bà trả lời:
- Gần tám năm rồi ạ.
Giọng bà nghe khàn và buồn. Thật sự bà góa Ueno không thay
đổi mấy. Đã tám năm trôi qua kể từ cái chết của giáo sư, ngoài
mấy sợi tóc bạc và hai bọng mắt nhỏ, bề ngoài của bà vẫn y như
trước đây.
Bà Yaeko ngạc nhiên thấy một con chó akita đang nằm trên
đám cỏ trong sân ga, mắt nhìn xa xăm. Bà ngắm nghía nó một
lúc. Rồi bà lại gần người bán báo đang kẹp một tệp Độc Mại Tân
Văn dưới cánh tay và hỏi:
- Đó là Hachiko sao?
Anh này trả lời bà với tất cả lòng kính trọng:
- Vâng, thưa phu nhân Yaeko, chính là nó.
- Thế nó loanh quanh ở đây đã lâu chưa? Tôi đã cho nó về
Hisai-Shi rồi cơ mà.
- Lâu lắm rồi, thưa phu nhân Ueno. Đã nhiều năm rồi.
Bà ngạc nhiên hỏi lại:
- Nhiều năm rồi ư?
- Nó chưa từng bỏ một ngày nào để đến chờ ông giáo sư. Bà cần
biết điều này. Có hôm chúng tôi đã nói chuyện với cô Akari và
chồng để hỏi thăm xem bà dạo này ra sao?
Bà kể:- Ông giáo sư mang nó về khi nó được mấy tuần, và từ đó đến
nay đã được chín năm rồi.
Người bán báo nói:
- Tôi nhớ chứ, kể từ đó nó chưa bỏ một ngày nào để tới đây,
thưa bà Yaeko. Tất cả mọi người đều biết nó và chúng tôi thay
nhau cho nó ăn, như bà thấy đấy, hôm nay người ta đã khai
trương một bức tượng để tuyên dương nó.
Ngắm nhìn bức tượng bằng đồng ở giữa sân ga, ba vợ goá của
ông giáo sư Eisaburo hỏi:
- Thế nó ngủ ở đâu?
- Chúng tôi không biết, nhưng không xa đây lắm đâu, vì khi
mặt trời ló dạng, nó đã canh gác và chờ đợi ở đây rồi.
Đã chín năm trôi qua kể từ lần cuối bà thấy nó, Hachiko nay đã
già. Khi thấy con chó bước đi khập khiễng và có vẻ như nhìn
không còn rõ nữa, bà nói chắc nịch:
- Tôi sẽ mang nó đi.
- Tôi không nghĩ là nó muốn đi khỏi đây, thưa bà Yaeko. Nó sẽ
đợi giáo sư đến ngày mà...
Bà xen ngang:
- Thật chua xót. Thật chua xót quá.
Bà Yaeko tiến tới chỗ Hachiko đang nằm, bà đứng trước mặt nó
và nhìn nó hồi lâu. Đầu tiên con chó không để ý tới bà mà vẫn
chăm chú nhìn ra cửa ga, nhưng sau đó nó ngửi thấy hương sen
thoang thoảng, làm nó quay lại khoảng thời gian hạnh phúc nhất
với đồ ăn nóng trên bếp lửa và những bàn tay mềm mại vuốt ve,
nó ngước lên nhìn.Bà Yaeko nhận ra ngay rằng con chó gầy guộc, không được ai
chăm sóc, và bẩn thỉu. Lông của nó, trước cứng và khỏe, nay đã
rụng cả nắm, còn trên đầu có một vết thương cũ đã lên sẹo. Môi
dưới xệ xuống và hàm đã mất mấy cái răng, chắc chắn là do
không được ăn uống đầy đủ. Thêm vào đó, có vẻ như nó không
còn vểnh tai trái lên được nữa, cái tai cụp xuống bất động trên
đầu nó. Kể cả như vậy, nó vẫn giữ nguyên cái nhìn đó. Khi nhận
ra người phụ nữ, nó đứng lên để đến bên bà một cách nặng nhọc,
như thể đang gánh tất cả mọi vấn đề của nước Nhật trên vai vậy.
Bà đưa tay vuốt đầu nó rồi nói:
- Xin chào, Hachiko. Mày vẫn chờ ông ấy à?
Con chó sủa lộn và liếm tay bà. Bà là người mà nó nhớ, người
đã sống cùng nó và giáo sư Eisaburo Ueno trong ngôi nhà nhỏ có
khu vườn đầy hoa cúc và phiền lộ, cạnh quán trà của bà Kokona,
nơi có treo một cái đèn xanh ngoài cửa mà ông chủ nó hay đến để
nghe những chuyện ngồi lê đôi mách.
Với vẻ phiền muộn, bà Yaeko cho Hachiko ăn một cái bánh và
nói với nó:
- Chúng ta đi nào! Chắc hôm nay mày chưa ăn gì hả?
Con chó nằm xuống bên cạnh và bà Yaeko vuốt ve lưng nó.
- Hôm nay ta sẽ ở lại đợi ông ấy cùng mày nhé, mày thấy sao?
Hachiko bắt đầu gặm cái xương mà ông Matsumoto đã mang
cho nó khi đến đón mấy cô con gái ở nhà ga. Trong hai giờ đồng
hồ, bà ngồi ở quảng trường, nhìn ngắm những người bán hàng,
những người bán trà và các cô kĩ nữ đến ga Shibuya. Bà Yaeko ở
đó, giống như thứ ánh sáng xanh xao của những chiếc đèn đường
đang nhuộm lên những bức tường của nhà ga, trong khi âm
thanh kèn kẹt của những con tàu trở nên xa dần.Trong thời khắc đó, rất nhiều hành khách lại gần Hachiko, gãi
đầu nó hay cười với nó, nhưng nó vẫn nhìn đăm đăm vào cánh
cửa lúc mở ra, lúc đóng vào, phát ra những tiếng động của kim
loại mỗi khi có người đi qua. Nó chờ nghe tiếng gõ của cây ba
toong của giáo sư Eisaburo Ueno.
Có một ngày nào đó, ông đã nói với nó rằng tất cả những nghệ
nhân đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật cắm hoa ikebana đều có
chung một đặc điểm, đó là tất cả những gì họ thấy chỉ là một
bông hoa và tất cả những gì họ mơ đến là trăng. Giáo sư, như mọi
người đều biết, không bao giờ nói sai cả. Tuy Hachiko không có
đủ kiên nhẫn để cắm hoa ikebana, nó cũng mơ đến một vầng
trăng.
Vào lúc sáu rưỡi, khi Hachiko già nua gối đầu trên thảm cỏ mà
ngủ, bà Yaeko khó nhọc đứng dậy và đi vào ga để quay về nhà
Chizuko ở Bunkyo. Bà không hề ngoái đầu lại, vì bà biết mình sẽ
không cầm lòng được.C
13.
Ga Shibuya, Tokyo – Tháng 4 năm 1935
ác bác sĩ thú y Nhật cho rằng tuổi thọ tối đa của một con chó
giống akita là mười tuổi. Hachiko đã sống được mười một năm
mấy tháng. Mười năm trong số đó nó dành để chờ giáo sư
Eisaburo Ueno bởi vì ông đã hứa sẽ đến đón nó ở ga Shibuya, và
nó chờ ở đấy vì một lí do hết sức giản đơn: ông giáo sư đã hứa với
nó như thế.
Chiều hôm đó, mùng tám tháng Ba, Hachiko đang nằm dưới
một toa tàu cũ. Trời lạnh đến cắt da cắt thịt, lạnh như đóng đinh
vào tim. Bốn chân nó run rẩy, nhưng kể cả như vậy nó vẫn đứng
dậy và tiến vào ga. Nó tiến lên chậm rãi giữa những đường ray
hướng về Shibuya, một con đường mà trí nhớ của nó đã quen
thuộc bởi vì nó đã đi qua đây chính xác là ba nghìn năm trăm
linh ba lần. Điều đó đồng nghĩa với gần mười năm dưới những
màn tuyết của tháng Hai, dưới những cơn gió của tháng Mười
Một và những cơn mưa của tháng Tư.
Thế nào là mười năm lạnh lẽo, đói khát, không có niềm vui,
thất vọng và vỡ mộng? Không là gì. Không là gì cả, nếu như buổi
chiều hôm đó, Hachiko có thể gặp lại giáo sư Ueno. Do đó, mặc dù
buổi chiều hôm đó gần như tối đen và lạnh cóng vì tuyết rơi, nó
vẫn đứng trước cửa ga Shibuya như mọi ngày. Ibuki và ông
trưởng ga nhìn thấy nó đến và nói chuyện với nhau:
- Nó đi khập khiễng. Một mắt không nhìn thấy nữa.
Ông trưởng ga Sato nói:- Tội nghiệp. Có lẽ nó không qua khỏi tối nay.
Ibuki lại gần nó, vuốt ve đầu nó và cố gắng lôi nó về phía nhà
kho, nơi mà cuối cùng nó cũng được hưởng một chút hơi ấm của
máy sưởi, nhưng Hachiko không từ bỏ. Nó đứng chôn chân vào
nền đất và nếu như ai muốn làm cho nó di chuyển chắc sẽ phải
cần đến một cái xẻng.
Hôm đó, Hachiko sủa với tất cả mọi người chào nó như muốn
từ biệt. Những người cuối cùng rời khỏi nhà ga sau khi bà Shuto
thu dọn hàng họ là Ibuki và ông trưởng ga Sato, nó nhìn họ như
thế đó là lần cuối cùng nó được nhìn thấy họ sau mười năm chia
sẻ ngần ấy buổi chiều chờ đợi. Vào lúc nửa đêm, tuyết bắt đầu
phủ dày trên người nó, nhưng nó vẫn nằm trước cửa.
Sự tĩnh lặng đeo bám nỗi cô đơn của nó bị phá vỡ bởi một cơn
gió cắt da cắt thịt như một con dao sắc, cắm sâu vào cơ thể đói
khát của nó. Nó lim dim đôi mắt vì những bông tuyết không cho
nó nhìn cánh cửa, nhưng nó vẫn ở nguyên chỗ cũ, vì nhỡ đâu có
thể chính vào đêm đó giáo sư sẽ quay về.
Mũi nó đông cứng lại và run rẩy. Nó là người duy nhất biết
điều đó, nhưng sự sống của nó đang tắt dần như một ngọn nến
hay một que hương đã tỏa thơm trong đền và chỉ còn lại tro tàn.
Đột nhiên, giữa màn sương của mùa đông đang phủ kín những
tuyến đường sắt, nó nghe thấy tiếng còi tàu từ xa vọng lại. Tiếng
còi phát ra từ một con tàu đang chậm chạp tiến đến giữa màn
tuyết, một việc lạ lùng, vì con tàu cuối cùng đã đến Shibuya cách
đó tới ba giờ và trong ga cũng không còn ai nữa, kể cả ông trưởng
ga Sato hay bà Shuto hay Ibuki, tất cả đã ra về, vừa đi vừa nguyền
rủa cái lạnh.
Hachiko cố gắng vểnh tai lên, nhưng tim nó đập rất chậm. Sựsống còn sót lại trong cơ thể nó nhỏ giọt ra ngoài theo nhịp điệu
của con tàu đang rầm rập tiến vào ga. Nhưng đó là con tàu mà
Hachiko chưa từng thấy bao giờ ở Shibuya, bởi vì nó có màu
trắng và vàng.
Ống khói của nó như được làm bằng vàng, những khung cửa
sổ tỏa sáng chói mắt và nếu ai đã nhìn thấy nó, họ sẽ nói rằng
bánh xe được làm bằng thủy tinh.
Hachiko cũng không nhìn thấy con tàu, bởi vì nó đã nhắm mắt
để không bao giờ phải mở ra nữa.
Trong vài giây, không có chuyện gì xảy ra cả. Người ta chỉ
nghe thấy những tiếng huýt gió do hơi nước thoát ra từ đầu máy
vừa phanh lại trên sân ga. Có vẻ như chẳng có hành khách nào
xuống tàu, và rồi những đám mây cùng sương mù dần tan đi, mở
ra một bầu trời đầy sao, như bị vẩy lên những đốm màu xanh và
trắng.
Trong chính giây phút ấy, khi Hachiko nhắm mắt lại để không
bao giờ mở ra nữa, cánh cửa nhà ga từ từ mở ra và một cây gậy
đầu bịt bạc bắt đầu gõ lên vỉa hè.
Người vừa đến cười nói:
- Chú mày vẫn ở đây ư, Hachiko? Ta đã biết mà. Cậu bé ngoan.
Ta xin lỗi vì hôm nay chú mày phải chờ lâu hơn một chút, chỉ tại
ta đã bị lỡ chuyến.
Hachiko mở mắt ra và nó không thể tin vào thứ nó trông thấy
trước mặt. Nó đã chờ mười năm để được gặp lại ông. Nhưng cuối
cùng ông ở đó, ở chính nhà ga này. Giáo sư Eisaburo Ueno, giống
như Hachiko từng biết, không hề quên nó. Ông ở đó, vừa xuống
chuyến tàu của niềm vui, hạnh phúc và hi vọng. Hachiko định
phàn nàn nhưng nó không dám nói gì khi thấy một bàn tay quenthuộc đang vuốt ve trên mình nó. Giáo sư Ueno thì thầm với nó:
- Nào, chúng ta đi nào. Hôm nay mày có thể theo ta lên tàu. Ta
đã hứa là một ngày nào đó mày sẽ được lên tàu mà, mày có nhớ
không? Và những lời hứa trịnh trọng sẽ được thực hiện.
Hachiko run rẩy đứng dậy và bám dính lấy hai ống quần ông.
Cả hai dần dần leo lên các bậc thang của nhà ga Shibuya cũ kĩ. Họ
đến sân ga và lần đầu tiên Hachiko được nhìn thấy con tàu.
Nhưng trước khi leo lên tàu, giáo sư dừng lại một lúc, bởi vì từ
một căn nhà gần đó vọng lại một giọng hát trong trẻo, êm ái, và
tươi sáng của một cô kĩ nữ đang hát một bài hát phổ thông:
Tuyết chầm chậm rơi, mưa đá chầm chậm rơi.
Rơi rơi không ngừng, chất cao thành đống.
Núi đồi, ruộng đồng đội mũ bông trắng như tuyết.
- Chú mày có nghe thấy bài hát đó không, Hachiko? Đấy là cô
Sasaki. Cô ấy hát vẫn khá hay nhỉ. Không, đừng đứng yên ở đó.
Hôm nay chú mày sẽ đi với ta. Chú mày có nhớ rằng có lần ta đã
hứa sẽ mang chú mày đi biển không? Ngày đó đã đến rồi đây. Đó
là một lời hứa trịnh trọng và sẽ không bao giờ bị xoá bỏ. Chú mày
hiểu, đúng không? Không bao giờ.
Hachiko nhìn ông chủ và với một cú nhảy, nó đã lên được chọn
tàu vàng, rồi nó rúc vào lòng giáo sư như nó đã làm khi mới được
vài tháng. Một lần nữa, nó cảm nhận được hơi ấm của đôi tay ông
trên lưng nó. Giáo sư cười còn Hachiko ngủ thiếp đi ngay lập tức
khi hai bàn tay ông vuốt ve nó. Người nó run lên một lúc, vì đó là
kí ức đầu tiên về giáo sư mà nó có, kí ức đến từ thời mà nó còn
chưa biết gì, nhưng nó cũng không quan tâm đến chuyện đó, bởi
hơi ấm ấy làm nó thấy ấm lòng.
Đầu máy hú lên thong thả báo hiệu con tàu đang rời khỏi gahướng về phương nam. Khói bốc lên từ ống xả tràn ngập khu phố,
còn một cột khói trắng như tuyết dần phủ mờ bầu trời đen sì của
Tokyo.
Vài giờ sau, khi mặt trời bắt đầu ló rạng giữa màn sương của
ngày hôm đó, ngày mùng chín tháng Ba năm 1935, khi những
chồi non đầu tiên của hàng cây hạnh đã bắt đầu xoè nở và tuyết
trên núi Phú Sĩ sáng lóa lên trong bóng tối, ông trưởng ga Sato bắt
gặp Hachiko đang nằm trước cửa ga. Nó đã trải qua một đêm chờ
giáo sư Ueno và đó là lần cuối cùng nó phải chờ đợi trong đời.
Liền sau đó, Ibuki cũng tới, người anh như đông cứng lại khi
nhìn thấy cảnh tượng ấy. Hai người bê nó lên và bắt đầu sụt sịt vì
Hachiko đã lạnh cóng như một bông tuyết.
Khi họ đặt con chó trong nhà ga, ông trưởng ga Sato bật khóc,
hết thảy những người khác cũng vậy, anh Ibuki, bà Shuto khi đến
mở cửa hàng, cô kĩ nữ Mio Sasaki đang trên đường về nhà, ông
chủ hiệu tạp hóa Matsumoto và bà bán cá Fujiwara, khi biết tin
Hachiko đã chết. Dần dần, hàng chục hành khách cùng vây
quanh chú chó akita và ngày hôm đó, rất nhiều người đã lỡ tàu.
Bà Shuto vừa lau nước mắt vừa nói:
- Việc chờ đợi đã kết thúc rồi. Việc chờ đợi đã kết thúc rồi,
Hachiko ạ.
Có một điều mà không ai trong số họ biết được, đó là cách
Shibuya rất nhiều cây số, trên bờ cát vàng óng ả của một bãi biển
trải dài tít tắp, vị giáo sư nông nghiệp già đang dạo bước và bên
cạnh ông, đúng như ông đã trịnh trọng hứa, một chú chó đang
sủa vui vẻ khi đạp chân trên sóng.Phần kết
Các nhân vật trong câu chuyện này đều có thật. Hachiko là
một chú chó akita sinh ra tại một trang trại gần Odate, cách thủ
đô Tokyo năm trăm ki lô mét. Khi được vài tháng tuổi nó đã được
đưa tới tận thành phố này và sống trong ngôi nhà của giáo sư
Eisaburo Ueno tại quận Shibuya gần một năm rưỡi cho đến khi
giáo sư mất vào năm 1925 vì bị tai biến mạch máu não khi đang
diễn giảng tại trường Đại học Tokyo.
Sau đó, Hachiko đã trải qua mười năm chờ đợi ông. Ngày ngày,
cứ đúng giờ đó, nó đứng ở nhà ga để chờ ông xuống tàu. Những
người dân trong quận đã mời nghệ nhân điêu khắc Teru Ando tạc
cho con chó một bức tượng. Bức tượng này được khánh thành
vào năm 1934. Hachiko cũng có mặt trong buổi khánh thành và
chết vào ngày mùng tám tháng Ba năm 1935 vì bệnh giun sán tại
chính ga Shibuya khi đang chờ giáo sư Eisaburo Ueno.
Bức tượng Hachiko bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai. Khi
chiến tranh kết thúc, người ta đã dựng một bức tượng khác với đề
từ: HACHIKO: CHÚ CHÓ TRUNG THÀNH. Nơi đây đã trở thành
điểm tụ tập tại ga tàu đông đúc nhất ở Tokyo. Hàng năm, vào
ngày mùng tám tháng Ba, ngày mất của Hachiko, người ta tổ
chức lễ kỉ niệm ở quảng trường Shibuya và dưới chân bức tượng
được phủ đầy hoa.
Xác của Hachiko đã được giữ lại làm tiêu bản và nay bạn vẫn có
thể chiêm ngưỡng nó tại Bảo tàng khoa học tự nhiên Tokyo. Tuy
nhiên, một phần thi thể của nó đã được chôn cất bên cạnh mộ
của giáo sư tại nghĩa trang Aoyama.Người ta đã dựng hai bộ phim về Hachiko: Phiên bản Nhật có
tên Hachiko momogatari (1987) và một phiên bản chuyển thể của
Mĩ do diễn viên Richard Gere thủ vai chính mang tên Hachiko, A
Dog's Tale (2009).Chú Thích
[1]
Wagashi là từ chỉ các loại bánh ngọt của người Nhật, vừa
thơm ngon lại vừa được trình bày một cách đẹp mắt, tinh tế.
[2]
Tác giả của vở kịch kabuki nổi tiếng Yotsuya Kaidan (Truyện
mà của Yotsuya) sáng tác vào năm 1925. Vở kịch nói về sự phản
bội, giết chóc, và trả thù này được coi là một trong những truyện
ma nổi tiếng nhất mọi thời đại ở Nhật. Trong vở kịch, Oiwa là
một phụ nữ xinh đẹp bị chồng phản bội. Cô bị lừa bôi một thứ
kem có độc lên mặt, khiến khuôn mặt của cô biến dạng. Về sau cô
chết, hóa thành một hồn ma xấu xí và tìm đến trả thù những kẻ
đã hại mình.