Hình tượng Người lái đò
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, con người với tình cảm gắn với quê hương, đất nước, và tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút thể hiện rõ nét phong cách đó. Thông qua việc miêu tả người lái đò trên sông Đà, tác giả ngợi ca những người lao động bình thường nhưng là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghề nghiệp. Họ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng miền Tây Bắc Tổ quốc nói riêng, xây dựng đất nước nói chung.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của dân tộc, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm, và tôn vinh cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách nổi bật, tài hoa và độc đáo. “Người lái đò sông Đà” rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
Trước hết, ta thấy ông lái đò là một người lao động trí dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong công việc. Cuộc sống của người lái đồ, chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Hàng ngày, người lái đò phải đối đầu với các kẻ thù trên sông nước như: vách đá, những cái hút nước, thác nước, đá sông…chúng bày thạch trận như một trận đồ thiên la địa võng để thách đố và trấn áp tinh thần những người chiến sĩ làm nghề sông nước. Và qua những hiểm trở đó, ta thấy được đây là một con người từng trải, hiểu biết thành thạo nghề lái đồ và đã đạt đến trình độ “lấy mắt và trí nhớ tỉ mỉ những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở”. Trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò về con sông Đà thật đáng khâm phục, bởi ông đã thuộc long con sông Đà như thuộc một thiên trường ca, thuộc đến cả
Hình tượng Người lái đò
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, con người với tình cảm gắn với quê hương, đất nước, và tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút thể hiện rõ nét phong cách đó. Thông qua việc miêu tả người lái đò trên sông Đà, tác giả ngợi ca những người lao động bình thường nhưng là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghề nghiệp. Họ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng miền Tây Bắc Tổ quốc nói riêng, xây dựng đất nước nói chung.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của dân tộc, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm, và tôn vinh cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách nổi bật, tài hoa và độc đáo. “Người lái đò sông Đà” rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
Trước hết, ta thấy ông lái đò là một người lao động trí dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong công việc. Cuộc sống của người lái đồ, chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Hàng ngày, người lái đò phải đối đầu với các kẻ thù trên sông nước như: vách đá, những cái hút nước, thác nước, đá sông…chúng bày thạch trận như một trận đồ thiên la địa võng để thách đố và trấn áp tinh thần những người chiến sĩ làm nghề sông nước. Và qua những hiểm trở đó, ta thấy được đây là một con người từng trải, hiểu biết thành thạo nghề lái đồ và đã đạt đến trình độ “lấy mắt và trí nhớ tỉ mỉ những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở”. Trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò về con sông Đà thật đáng khâm phục, bởi ông đã thuộc long con sông Đà như thuộc một thiên trường ca, thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng: “dã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Qua cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Tuân, công việc vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò trở thành một trận chiến đầy gay cấn. Và qua mỗi trận chiến như thế, người đọc nhận thấy được sự dũng cảm, tài trí và điêu luyện trong công việc của người lái đò. Đó chính là một cuộc vượt thác đầy hiểm nguy chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số một.
“Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoạt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Đây là vòng vây được miêu tả nhiều nhất. “Sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cản chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”. Có những hòn đá được nhân hóa như những tên tướng giặc, phối hợp cùng sóng nước và đá như một đội quân đầy sát khí. Nhà văn đã sử dụng xả một hệ thống các từ ngữ ẩn dụ, liên tưởng độc đáo, khiến cho khúc sông trở nên chiến trường, có hai chiến tuyến rất rõ ràng, không khi trở nên căng thẳng, gay cấn. Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình, hiên ngang lao thẳng vào vòng vây kẻ thù để tìm đường tiến lên. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là “nước bám lấy thuyền như đô vật túm lấy thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy can trường: “hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, “mặt méo bệch” nhưng “tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn, tỉnh táo”. Càng đọc, ta càng thấy như đây là một cuộc tỉ thí giữa hai dô vật quá chênh lệch về sức lực và thế võ, mà người lái đò, nhờ bởi sự gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm, đã chiến thắng.
Phá xong trùng vi thứ nhất, người lái đò phá luôn vòng vây thứ hai. Dòng sông khúc này như một thực thể biết suy nghĩ, bày thêm nhiều cửa tử, và cửa sinh lại “lập lờ ở phía tả ngạn con sông”. Chờ đón ông lái đò, là cả một “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” với “bốn năm bọn thủy quân của ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn của tử”. Thế nhưng, ông lái đò nay đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Người lái đó, vì thế mà đã thay đổi chiến thuật: “cưỡi lên sông Đà như cưỡi hổ”, chỗ “rảo bơi”, chỗ “đè sấn”, chỗ “chặt đôi ra” để mở đường tiến, “bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”. Tại trùng vi thạch trận này, bằng cách sử dụng hang loạt động từ mạnh, Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy một lười lái đò thông minh, chủ động, đầy kinh nghiệm, lấn lướt con sông Đà.
Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đò đã chủ động tấn công. Ông phóng thẳng con thuyền chọc thẳng vào cửa giữa, vút, vút thuyền “như mũi tên tre xuyên qua nhanh qua hơi nước”. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thủy quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng “tiu nghỉu bộ mặt xanh lè” vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé. Biện pháp so sánh tài tình được sử dụng nhuần nhuyễn nhằm thể hiện một trình độ lái đò đạt đến sự tài hoa nghệ thuật, người lái đò táo bạo, quyết liệt, lái đò nhanh và chính xác như tên bay khỏi nó cắm trúng đích đến.
Trước vòng vây thạch trận hung bạo, ông dũng cảm táo bạo vượt qua ba vòng thạch trận đầy khó khăn, nguy hiểm. Thế nhưng sau đó thì tất cả đều trở thành bình thường: “sóng thác xèo xèo trong trí nhớ”, chẳng ai bàn lời nào về những chiến thắng vừa qua mà họ chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh,… Có lẽ vì cuộc sống thường nhật của họ phải đối diện với thiên nhiên khốc liệt nên với họ, tất cả đều “không có gì là hồi hộp đáng nhớ”. Họ thật khiêm nhường, cái phi thường đã trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ như hòa vào phong thái tài hoa, nghệ sĩ.
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong các sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rất rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà còn car những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Ông lái đò trong tác phẩm được miêu tả như một người lao động dũng cảm lại vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc của mình. Nguyễn Tuân đã tạo nên những tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Để tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò, tác giả đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng. Tác giả cũng đã sử dụng nhiều phép liên tưởng, so sánh độc đáo, thú vị. Từ ngữ sinh động, phóng phú có sức gợi cảm cũng câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu cũng đã góp phần tạo nên thành công của tùy bút.
Đằng sau những con người giản dị vô danh đó là cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên dữ dội khiến họ trở nên kì vĩ, lớn lao. Họ đã chiến thắng trong cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên nhờ kinh nghiệm, sự ngoan cường, ý chí quyết tâm. Tất cả những điều đó đã đưa họ đến thắng lợi huy hoàng, tô đậm cho khúc tráng ca về sự nghiệp lao động vinh quang của con người mới. Họ đúng là chất vàng mười của Tây Bắc mà tác giả dày công tìm kiếm.
Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn cơ ngợi vẻ đẹp giản dị, anh hùng mà tài hoa của người lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ một tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam.