Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Khái quát về quá trình dạy học". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Theo quan niệm phổ biến, có 3 hiện tượng chủ yếu trực tiếp liên quan tới quá trình giáo dục:
+ Quá trình giáo dục tổng thể hay quá trình giáo dục theo nghĩa rộng,
+ Quá trình dạy học,
+ Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp hay quá trình tác động giáo dục đến ý thức và hành vi con người.
Tổ chức của cơ cấu này như sau:
+ Quá trình giáo dục tổng thể(QTGDTT) bao gồm hai QTGD bộ phận là quá trình dạy học(QTDH) và QTGD theo nghĩa hẹp;
+ QTDH lại bao gồm việc dạy và học các môn học chính khoá cũng như những giờ học ngoại khoá;
+ QTGD theo nghĩa hẹp thì được chia ra các QTGD cụ thể và hẹp hơn nữa là QTGD đạo đức, QTGD thẩm mỹ, QTGD thể chất, QTGD lao động, v.v…
Đây là một biểu tượng lý thuyết được xem là chính thống trong KHGD, song trong nhà trường người ta không thể làm thế nào tổ chức được và thực thi được một cơ cấu như thế. Vì sao vậy? Có lẽ cần phải thảo luận rõ hơn nữa một số khái niệm thường được giải thích lẫn với nhau: Giáo dục và QTGD, Hoạt động giáo dục và Hoạt động của người học, Dạy học và QTDH, QTGD và Hoạt động giáo dục.
1. Giáo dục và Quá trình giáo dục.
Trong hiện thực xã hội rộng lớn có nhiều hiện tượng như hiện tượng chính trị, văn hóa, kinh tế, đạo đức..trong đó một mảng đặc biệt mang những thuộc tính sư phạm- đó là giáo dục. Giáo dục là hiện tượng xã hội, là hiện tượng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội giữa con người với nhau.
Trong hiện thực giáo dục có những yếu tố và nhân tố nhất định đã được mô tả và giải thích bằng lý luận khoa học và thiết kế kỹ thuật, được hoạch định và được tổ chức thực tế bằng các công cụ pháp lý, xã hội, hành chính, kinh tế, tâm lý, sư phạm, có cấu trúc chặt chẽ trên nhiều phương diện (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, nhân lực, tài chính, thời gian, không
PAGE
PAGE 10
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Theo quan niệm phổ biến, có 3 hiện tượng chủ yếu trực tiếp liên quan tới quá trình giáo dục:
+ Quá trình giáo dục tổng thể hay quá trình giáo dục theo nghĩa rộng,
+ Quá trình dạy học,
+ Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp hay quá trình tác động giáo dục đến ý thức và hành vi con người.
Tổ chức của cơ cấu này như sau:
+ Quá trình giáo dục tổng thể(QTGDTT) bao gồm hai QTGD bộ phận là quá trình dạy học(QTDH) và QTGD theo nghĩa hẹp;
+ QTDH lại bao gồm việc dạy và học các môn học chính khoá cũng như những giờ học ngoại khoá;
+ QTGD theo nghĩa hẹp thì được chia ra các QTGD cụ thể và hẹp hơn nữa là QTGD đạo đức, QTGD thẩm mỹ, QTGD thể chất, QTGD lao động, v.v…
Đây là một biểu tượng lý thuyết được xem là chính thống trong KHGD, song trong nhà trường người ta không thể làm thế nào tổ chức được và thực thi được một cơ cấu như thế. Vì sao vậy? Có lẽ cần phải thảo luận rõ hơn nữa một số khái niệm thường được giải thích lẫn với nhau: Giáo dục và QTGD, Hoạt động giáo dục và Hoạt động của người học, Dạy học và QTDH, QTGD và Hoạt động giáo dục.
1. Giáo dục và Quá trình giáo dục.
Trong hiện thực xã hội rộng lớn có nhiều hiện tượng như hiện tượng chính trị, văn hóa, kinh tế, đạo đức..trong đó một mảng đặc biệt mang những thuộc tính sư phạm- đó là giáo dục. Giáo dục là hiện tượng xã hội, là hiện tượng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội giữa con người với nhau.
Trong hiện thực giáo dục có những yếu tố và nhân tố nhất định đã được mô tả và giải thích bằng lý luận khoa học và thiết kế kỹ thuật, được hoạch định và được tổ chức thực tế bằng các công cụ pháp lý, xã hội, hành chính, kinh tế, tâm lý, sư phạm, có cấu trúc chặt chẽ trên nhiều phương diện (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, nhân lực, tài chính, thời gian, không gian, tiến độ, logic, quản lý, các điều kiện khác)- đó là quá trình giáo dục. Chính QTGD là phương thức tổng quát để tiến hành giáo dục
Những hiện tượng, sự kiện khác nằm trong hiện thực giáo dục, nhưng nằm ngoài QTGD đương nhiên cũng thuộc phạm trù giáo dục. Song nét khác biệt bản chất giữa chúng và QTGD chính là chúng chưa được nhận thức, thiết kế, tổ chức và tiến hành tự giác, chặt chẽ, và có thể được xem là bộ phận tự phát của giáo dục.
Giáo dục nói chung có 3 bộ phận cơ bản:
+ Giáo dục chính quy hay giáo dục nhà trường;
+ Giáo dục không chính quy, còn gọi là giáo dục tại chức, giáo dục ở các trung tâm đào tạo-bồi dưỡng, giáo dục người lớn, truyền thông giáo dục, câu lạc bộ giáo dục, các hội có hoạt động đào tạo…;
+ Giáo dục phi chính quy, thường có hình thức học độc lập, đào tạo truyền tay, tự bồi dưỡng.., chẳng hạn việc dạy thêm- học thêm hiện nay.
Rõ ràng bộ phận thứ nhất (giáo dục chính quy) và một phần chủ yếu của bộ phận thứ hai (giáo dục không chính quy) được tổ chức như QTGD, còn bộ phận thứ ba (giáo dục phi chính quy) và một phần của bộ phận thứ hai (giáo dục không chính quy) chưa được tổ chức như vậy. Có thể khẳng định rằng, QTGD không đồng nhất với giáo dục, nó chỉ là một phần cơ bản và chủ đạo của giáo dục.
2. Hoạt động giáo dục.
Hoạt động giáo dục (HĐGD) do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu trách nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục nhà nước.
Các HĐGD trong nhà trường được phân chia thành hai bộ phận chủ yếu:
+ Các HĐGD trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác như giờ học ngoại khoá;
+ Các HĐGD ngoài các môn học và lĩnh vực học tập.
+ Tính chung lại, có những HĐGD sau: HĐGD thể chất, HĐGD trí tuệ, HĐGD đạo đức, HĐGD thẩm mỹ, HĐGD tư tưởng-chính trị-pháp luật, và càng ngày càng xuất hiện thêm những hoạt động mới, chẳng hạn: HĐGD phòng chống ma tuý, HĐGD môi trường, HĐGD dân số, HĐGD lễ giáo, HĐGD nhân văn-quốc tế-hoà bình, v.v… Tất cả những hoạt động này được thực hiện trong các môn học và ngoài các môn học, và chúng được thực hiện ra sao hoàn toàn do nhà trường và giáo viên chi phối.
Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giáo dục, là hoạt động giáo dục nền tảng và có vị trí chủ đạo. Mặt khác, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ở tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Các hoạt động giáo dục ngoài môn học thực ra không có ý nghĩa gì, không diễn ra như là HĐGD nếu không có ai dạy người học nhận biết, hiểu, tin và áp dụng cái gì đó, tức là phải có người dạy và người học về những cái gì đó thì hoạt động ấy mới trở thành HĐGD. Có thể nói, dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo trong hệ thống các HĐGD.
Các HĐGD như vậy chỉ là môi trường hoạt động của người học, chúng có cơ cấu, nội dung, mục tiêu, phương tiện tương đối khách quan đối với người học, không nhất thiết được người học thừa nhận là của mình. HĐGD được tổ chức có định hướng về mặt giá trị, thí dụ đạo đức, thẩm mỹ, thể thao, lao động… nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của người học. Khi tham gia các HĐGD, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung tuy hoạt động của mỗi người luôn diễn ra ở cấp độ cá nhân.
3. Hoạt động của người học.
Hoạt động của người học do người học thực hiện, theo nhu cầu và lợi ích của họ, và động cơ của những hoạt động này mặc dù có đặc điểm lứa tuổi song cũng có những khác biệt cá nhân rất lớn.
Những hoạt động của người học có hai loại : hoạt động cơ bản và không cơ bản. Hoạt động cơ bản là loại hoạt động gắn chặt với đời sống học đường, diễn ra ở mỗi người học. Đã là người học thì cá nhân phải có những hoạt động này. Hoạt động cơ bản có đặc điểm lứa tuổi.
+ Trong lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có những hoạt động cơ bản sau: 1/ hoạt động nhận thức; 2/ hoạt động giao tiếp; 3/ hoạt động chơi; 4/ các hành động và hành vi sinh hoạt, trong đó hoạt động chơi là chủ đạo. Đối với một số trẻ, có thể có thêm hoạt động nào khác do hoàn cảnh sống đặc thù. Chẳng hạn có cháu bắt đầu có hoạt động học tập vì cháu sống trong môi trường thuận lợi cho sự nảy sinh hoạt động này tương đối sớm; có cháu có hoạt động nghệ thuật vì gia đình tập trung bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật… Nhưng đó là những hoạt động không cơ bản vì chúng không đặc trưng cho mọi trẻ ở lứa tuổi này.
+ Trẻ tiểu học có những hoạt động sau là cơ bản:1/ hoạt động nhận thức; 2/ hoạt động giao tiếp; 3/ hoạt động học tập; 4/ hành động và hành vi sinh hoạt, trong đó hoạt động học tập là chủ đạo mặc dù nó đang hình thành. Tuỳ hoàn cảnh sống cá nhân, trẻ tiểu học cũng có những hoạt động không cơ bản, chẳng hạn: lao động kiếm sống do điều kiện kinh tế gia đình bắt buộc; hoạt động thể thao hay nghệ thuật do năng khiếu cá nhân hoặc do môi trường gia đình thuận lợi; hoạt động xã hội do xu hướng cá nhân đặc biệt…
+ Học sinh trung học ngoài 4 hoạt động cơ bản như học sinh tiểu học, các em còn thực hiện hoạt động xã hội, và ở cấp trung học phổ thông có thể coi hoạt động xã hội và hoạt động học tập là những hoạt động chủ đạo. Học sinh lớn của trường phổ thông có thể tham gia nhiều dạng hoạt động như thể thao, nghệ thuật, xã hội-chính trị, kinh tế, lao động nghề nghiệp, văn hoá quần chúng… tuỳ theo sở trường và hoàn cảnh sống cá nhân, song không thể coi những hoạt động này là cơ bản được.
Nội dung và cơ cấu của các hoạt động cơ bản của người học ở những lứa tuổi khác nhau là những hiện tượng khách quan đối với nhà trường và nhà giáo dục, cũng tương tự như các hoạt động giáo dục là khách quan đối với người học vậy. Các HĐGD được tổ chức như thế nào là do nhà trường, còn người học hoạt động ra sao lại là chuyện của họ. Có thể trong một hoạt động giáo dục đạo đức, trẻ này chủ yếu hoạt động nhận thức hay giao tiếp, trẻ kia chủ yếu hoạt động học tập hay xã hội..; có thể không tổ chức dạy học nhưng ở một số trẻ lại có hoạt động học tập tại lúc ấy. Đây là những điều không nên lẫn với nhau cả về lý luận và thực tiễn . Thí dụ, vì trong trường mầm non có tổ chức dạy học như là một hoạt động giáo dục của nhà trường, nhiều người tưởng rằng trẻ có hoạt động học tập; vì có tổ chức cho trẻ tự phục vụ, làm việc gì đó nên tưởng rằng trong trường mầm non có hoạt động lao động (tất nhiên có HĐ lao động nhưng đó là HĐ của giáo viên và nhân viên nhà trường chứ không phải của trẻ)… Hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động giáo dục thẩm mỹ, hoạt động giáo dục tư tưởng-chính trị, hoạt động giáo dục pháp luật, hoạt động giáo dục khoa học, hoạt động giáo dục lao động, hoạt động giáo dục kỹ thuật, kinh tế… và có thể rất nhiều hoạt động GD khác nữa, không có nghĩa là khi chúng được tổ chức trong nhà trường thì trẻ em có hoạt động đạo đức, hoạt động thẩm mỹ, hoạt động chính trị, hoạt động pháp luật, hoạt động khoa học hay hoạt động kinh tế.
Sự phân biệt trên gợi ra hai điều:
+ Cơ cấu các HĐGD trong nhà trường cần được xác định theo mục tiêu giáo dục, mà trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển con người, nhưng cũng không thể đi quá xa so với cơ cấu những hoạt động cơ bản của người học vì dễ bỏ lỡ cơ hội phát triển của trẻ, vừa lãng phí thời gian, vừa phí công, của để tổ chức hoạt động thừa hoặc kém hiệu quả. Với trẻ mầm non, hoạt động giáo dục đạo đức chỉ là môi trường để các cháu nhận thức, giao tiếp, chơi và sinh hoạt dưới ảnh hưởng của các giá trị đạo đức, các quan hệ đạo đức được hoạch định trong đó, chứ nó không đẻ ra một hoạt động đặc thù nào có động cơ đạo đức tự giác ở trẻ cả. Với nhiều hoạt động giáo dục khác, tình hình cũng giống như vậy;
+ Các hoạt động cơ bản và không cơ bản của người học không phải là cơ cấu cố định, mà chúng phát triển theo quy luật cá nhân và lứa tuổi. Sự phát triển cá nhân của người học dựa vào hoạt động của chính họ như là chủ thể hoạt động. Nói cách khác, muốn có sự phát triển cá nhân phải có tiền đề là sự phát triển của hoạt động của chính cá nhân đó. Các HĐGD tạo môi trường cho các hoạt động của người học, và những hoạt động của người học quyết định sự phát triển của họ. Các HĐGD phải dựa vào hoạt động của người học, mặt khác, hoạt động của người học được định hướng bởi các HĐGD, nhưng chúng không hề thay thế cho nhau được. Tất cả những HĐGD và những hình thức khác nhau của chúng trong và ngoài nhà trường cần được hoạch định sao cho phát huy được tốt nhất những hoạt động cơ bản của người học, tập trung ưu tiên và đẩy mạnh những hoạt động này, mặt khác đáp ứng đúng mức những yêu cầu hoạt động không cơ bản của những cá nhân người học.
4. Biểu tượng lý thuyết mới về quá trình giáo dục.
Theo nghĩa đầy đủ giáo dục chính là dạy cho người ta học tập, trong đó có cả việc học độc lập lẫn học phụ thuộc (có thầy trực tiếp hướng dẫn). Nếu kể cả những yếu tố tinh thần bên trong người học và hoạt động của họ, thì giáo dục bao gồm cả những quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện, tự phát triển, tự điều chỉnh nhân cách của cá nhân người học. Tất cả những hiện tượng này chỉ được hoạch định và tổ chức gián tiếp thông qua dạy học và học tập. Khi dựa chắc vào dạy học chúng diễn ra tương đối chặt chẽ, có trình tự chung chính là logic của quá trình dạy học. Nhưng nếu không có nền tảng dạy học, thì những quá trình này chỉ là những hiện tượng cá nhân rời rạc, diễn ra ở mỗi người một cách, và đương nhiên có hàng chục triệu quá trình riêng lẻ như vậy, rất khác nhau tuỳ từng người học. Không thể gọi hàng chục triệu hiện tượng lẻ tẻ và diễn biến không theo một trình tự, không có đầu cuối nào cả như vậy là quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được.
Nói chính xác hơn, có những hiện tượng giáo dục bám theo dạy học, vừa như điều kiện, vừa như kết quả của dạy học, vừa là chức năng, vừa là mục đích của dạy học, diễn ra ở cá nhân, làm cho quá trình giáo dục phong phú hơn dạy học (hoàn thiện và phát triển kết quả dạy học), nhưng chúng không phải là quá trình nhất quán như dạy học. Tuy vậy chính những hiện tượng giáo dục không phải là quá trình này đã khiến cho giáo dục có tính tự trị tương đối cao, có tính liên tục về nội dung và giá trị và tạo ra những phương thức và thành tựu phát triển cá nhân rất khác nhau mặc dù những cá nhân ấy đều chung nhau cùng một quá trình dạy học.
Dạy học là quá trình phụ thuộc và gián đoạn, hoàn toàn do chúng ta tổ chức- có thể bắt đầu, dừng lại, ngắt quãng ở đâu và lúc nào tuỳ ý, có thể bỏ hay thêm bớt môn học, bài học và các hoạt động giáo dục, có thể thay đổi cách tổ chức đánh giá, lượng tuyển sinh, tỷ lệ tốt nghiệp, cơ cấu giáo viên, quy mô trường và lớp… Nhưng chúng ta không thể làm được như vậy với những hiện tượng giáo dục giá trị như đạo đức, thẩm mỹ, lao động, tình cảm xã hội…, chúng chỉ tương đối phụ thuộc dạy học và bản thân chúng có tính tự trị. Trong dạy học, nếu đã qua bài Phương trình bậc hai thì chúng ta biết rõ đã dùng hết mấy tiết học, bao nhiêu học sinh nắm được lý thuyết và có kỹ năng giải phương trình này, để củng cố thì cần mấy bài tập, bài kiểm tra. Nhưng qua bài Lễ độ (Môn đạo đức), cái mà chúng ta nắm được thực sự vẫn là nhận thức của học sinh về phẩm chất lễ độ, còn em nào thật sự lễ độ và vào lúc nào thì xảy ra điều đó, em nào tiến bộ đến đâu về việc rèn luyện phẩm chất này, em nào đến cả đời chưa chắc đã biết lễ độ… thì không thể nhận định chắc chắn được. Kể cả những biện pháp sư phạm cũng không thể hoạch định chắc chắn, thí dụ cho em chưa biết lễ độ học thêm vài bài đạo đức nữa thì kết quả vẫn có 3 khả năng: càng không biết lễ độ, vẫn như trước, trở nên lễ độ hơn. Nếu trù định trên những học sinh khác, thì mọi điều lại trở về tình trạng đoán mò, lúc nào những vụ việc này cũng đều như mới tinh, không thể cầm chắc từ trước được.
Các hoạt động GD thường nhằm vào những mặt giáo dục tương ứng. Vì vậy, nếu trong nhà trường có bao nhiêu mặt giáo dục được xác định thì cũng có bấy nhiêu HĐGD. Những tất cả phải dựa trên nền tảng dạy học. Vấn đề chưa được sáng tỏ ở đây chính là: các hoạt động GD ngoài hoạt động dạy học có phải là một quá trình không? Dạy học có dặc tính quá trình, ai cũng thừa nhận như vậy. Nhưng các HĐGD khác thì sao? Mỗi HĐGD theo từng mặt giáo dục có thể được xem là một quá trình giáo dục cụ thể không? Cộng tất cả những HĐGD lại thì có thành một quá trình giáo dục không? Trên thực tế có quá trình giáo dục chung ấy hay không? Theo Đặng Thành Hưng, trong những hoạt động này, tính riêng cũng như nói chung, cái thực sự là quá trình vẫn là dạy học, còn những thứ ngoài dạy học thì không phải là quá trình. Nền tảng của những HĐGD là dạy học, dù các HĐGD này được tổ chức ngoài các môn học, thí dụ, buổi sinh hoạt lớp, chương trình lao động vệ sinh trường sở… chỉ là các quá trình giáo dục khi chúng bao hàm dạy học, và không thể là quá trình giáo dục nếu trong hoạt động ấy không có tổ chức dạy học. Do đó, quá trình giáo dục tổng thể cũng chỉ diễn ra như một quá trình nếu nó có nền tảng là dạy học, và dạy học được hiểu rộng hơn các môn học vì trong tất cả những HĐGD khác cũng có dạy học.
Có thể kết luận rằng, quá trình giáo dục bao gồm
+ Quá trình dạy học;
+ Những ảnh hưởng và tác động giáo dục khác dựa vào quá trình dạy học;
+ Những nhiệm vụ bồi dưỡng, hướng dẫn sự phát triển tâm lý và xã hội của người học;
+ Những hoạt động của người học để học độc lập, tự giáo dục, tự rèn luyện, tự kiểm tra, tự quản, tự đánh giá, tự điều chỉnh và tự phát triển.
Sở dĩ có thể nhận dạng được và điều hành được quá trình giáo dục chính là nhờ điều hành cái lõi của nó là quá trình dạy học. Trên thực tế, chỉ có một quá trình tồn tại độc lập trong nhà trường, có chức năng cơ sở, là quá trình dạy học. Còn các HĐGD khác có chức năng thứ cấp, không tồn tại độc lập mà dựa vào dạy học, và cùng với dạy học tạo nên quá trình giáo dục tổng thể.
5. Quá trình dạy học.
5.1. Đặc điểm quá trình dạy học.
Quá trình dạy học (QTDH) được xác định bởi các dấu hiệu:
Thứ nhất: Là quá trình diễn ra hoạt động kép, có chức năng khác nhau đan xen tương tác. Giáo viên là chủ thể hoạt động dạy, học sinh là chủ thể hoạt động học. Hai hoạt động cùng đối tượng nhưng động cơ khác nhau.
Thứ hai: Hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành trên nội dung dạy học - yếu tố khách quan quyết định tiến trình và phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
Thứ ba: Kết quả - thực hiện được mục đích của quá trình đó. Kết quả biến đổi giáo viên: nâng cao tính sáng tạo sư phạm, lương tâm nghề nghiệp.
Thứ tư: Là quá trình được tiến hành trong khoảng không gian, thời gian nhất định và chịu sự chế ước của các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hoá nhất định. Nói cách khác, quá trình dạy học phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.
5.2. Định nghĩa quá trình dạy học.
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy và hành động học đan xen tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Như vậy, trong dạy học có quá trình dạy học và có những hiện tượng dạy học tản mạn, không kiểm soát được, tự phát và không mong muốn.
+ Quá trình dạy học không chỉ là phương tiện, là con đường cơ bản để giáo dục trí tuệ và hình thành học vấn theo các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và các ngành hoạt động xã hội đã được quy chiếu thành các môn học, mà còn là con đường cơ bản để thực hiện tất cả những nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Bất kể HĐGD nào trước hết đều thông qua và dựa vào việc dạy học các môn học, qua hệ thống bộ môn;
+ Ngoài hệ thống môn học, mỗi HĐGD lại có cơ sở dạy học riêng của nó- HĐGD đạo đức có quá trình dạy học môn Công dân-Đạo đức, HĐGD thể chất có việc dạy học môn Thể dục, Vệ sinh, HĐGD thẩm mỹ có việc dạy học các môn Nghệ thuật như Hát, Nhạc, Tạo hình, Múa, Văn chương v.v…Ngoài hệ thống môn chung và các môn riêng, mỗi HĐGD vẫn có những hình thức dạy học khác tuy không chặt chẽ, thí dụ HĐGD đạo đức có thể thông qua các cuộc thi tìm hiểu môi trường và bảo vệ môi trường, thi tuyên truyền phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội- đó chính là những hình thức mở của dạy học. Bất kỳ HĐGD nào khác cũng giống như vậy, đều có cái lõi là quá trình dạy học.
CÂU HỎI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Hãy vẽ mô hình về mối quan hệ giữa các khái niệm của giáo dục
2. Phân biệt giáo dục và quá trình giáo dục.
3. Phân biệt hoạt động giáo dục và hoạt động của người học.
4. Phân biệt dạy học và quá trình dạy học.
5. Kết luận sư phạm rút ra từ việc nghiên cứu khái niệm quá trình dạy học.
6. Nhận thức của sinh viên sư phạm khóa X về hệ thống khái niệm của giáo dục học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại- Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo dục học T1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục, Hà Nội.
6. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
NHIỆM VỤ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.
1. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho học sinh TC "1.Nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho học sinh" \f C \l "2"
Quá trình dạy học có nhiệm vụ đặc trưng, cơ bản là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật, nghệ thuật …cùng với nó là hệ thống kỹ năng thực hành và phương pháp tư duy sáng tạo. Về thực chất đây là việc bồi dưỡng học vấn cho học sinh.
Quá trình dạy học được tiến hành trước hết là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức đã chọn lọc trong hệ thống những hiểu biết mà loài người đã tích luỹ được, phù hợp với mục đích giáo dục và đào tạo ở cấp học và ngành học. Bằng những phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, dạy học làm cho học sinh hiểu thấu, nắm vững các khái niệm, các phạm trù, các lý thuyết khoa học. Dạy học ở trình độ cao, học sinh còn phải nghiên cứu, khám phá bản chất các hiện tượng khách quan để tìm ra các quy luật khoa học. Dạy học còn bao gồm cả quá trình tổ chức cho học sinh luyện tập vận dụng kiến thức để thực hành theo một chương trình đã định.
Như vậy, dạy học